Em gái Công nương Anh mặc cá tính
Pipa Middleton thường chọn váy áo có thiết kế xẻ táo bạo hoặc họa tiết lạ mắt thay vì diện đơn giản như chị.
Trái ngược hẳn với phong cách kín đáo của chị gái, Pipa Middleton thường chọn những bộ cánh có kiểu dáng thiết kế độc đáo, táo bạo khi xuất hiện trước công chúng. Cuối tháng 11, cô chọn váy ren khoe da gợi cảm để dự tiệc ở London.
Đầm xẻ cổ sâu giúp cô khoe được vòng một “bốc lửa”. Để tăng thêm vẻ sang trọng, Pipa phối trang phục cùng xắc tay và giày ánh kim.
Bộ váy in họa tiết cầu kỳ trở nên cá tính khi được Pipa mix cùng bốt da lộn.
Trong buổi tiệc ra mắt cuốn sách mới vào tháng 10 năm ngoái, Pipa Middleton chọn váy hoa loa kèn ôm sát khoe đường cong nữ tính.
Video đang HOT
Khi dạo phố, em gái công nương xứ Cambridge thường phối váy áo đơn giản với bốt cổ ngắn khỏe khoắn và trẻ trung.
Khi diện váy liền cùng blazer tối màu, Pipa đeo thêm dây chuyền kim loại để tạo điểm nhấn cho bộ trang phục.
Với chiếc áo khoác theo phong cách quân đội, cô mặc quần skinny phối cùng bốt da lộn để tăng thêm vẻ cá tính.
Pipa tạo điểm nhấn cho kiểu mix truyền thống giữa blazer và váy liền bằng tất in họa tiết carô mạnh mẽ và bốt da lộn.
Kết hợp váy liền, blazer cùng bốt cổ ngắn được Pipa Middleton áp dụng nhiều lần mỗi khi chọn trang phục dạo phố.
Bốt da và túi xách ton sur ton cùng váy họa tiết giúp tổng thể trở nên nổi bật.
Em gái Kate Middleton có vẻ ngoài thanh lịch khi diện áo mullet cùng quầnskinny in họa tiết lạ mắt ở đầu gối.
Chiếc váy màu be nhiều tầng cũng trở nên cá tính hơn khi đi đôi với áo khoác ôm sát màu camel. Bên cạnh đó, Pipa Middleton còn phối trang phục với cả túi xách và giày màu be, nâu cam để tạo nên sự hài hòa.
Theo VNE
Sau SOPA và PIPA, "sát thủ Internet" thứ ba đã chết?
Theo thông tin ghi nhận được trên trang tin tức Hoa Kỳ US News, Đạo luật chia sẻ và bảo vệ thông tin trực tuyến (CISPA) gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua có lẽ đã được Thượng nghị viện bác bỏ.
Dự luật trên đã từng gây rắc rối cho các website về tin tức như Reddit và nó cũng giẫm lên vết xe đổ của hai đạo luật về quyền riêng tư không được thông qua trước đó là SOPA và PIPA. Cũng phải nói thêm rằng cả 2 đạo luật "đi đầu" này đã bị xóa sổ vào cuối năm trước khi thượng nghị sĩ Harry Reid phải hoãn các cuộc tranh luận liên quan do sức ép từ phía cư dân mạng và sự phản đối của các công ty Internet như Wikipedia, Google hay Reddit.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã phải xóa sổ SOPA và PIPA do sức ép từ dư luận.
Tuy nhiên, sức ép từ nhiều phía lên dự luật CISPA vẫn chưa thấm tháp gì so với SOPA và PIPA hồi năm ngoái nhất là khi thượng nghị sĩ Jay Rockefeller - Chủ tịch Ủy ban thương mại, khoa học và giao thông của Thượng viện Mỹ cho biết khả năng bảo vệ sự riêng tư của CISPA "vẫn chưa đủ".
Theo ý kiến của bà Michelle Richardson, ủy viên hội đồng lập pháp của Hiệp hội dân quyền Hoa Kỳ (ACLU) cho biết: "Tôi nghĩ nó chỉ bị bác bỏ tạm thời bởi CISPA gây quá nhiều tranh cãi, nó quá rộng, nó không giống với chương trình do Thượng viện dự tính hồi năm ngoái. Chúng tôi sẽ rất mừng nếu Thượng viện có ý định khôi phục lại nó."
Tại sao chúng ta lại phản ứng với một dự luật như CISPA? Bởi nó cho phép các cơ quan thi hành pháp luật (của Hoa Kỳ) tiếp cận với một loại dữ liệu theo cách gọi của chính phủ nước này là các "hiểm họa trực tuyến" bao gồm các thông tin cá nhân như dữ liệu người dùng. Nếu dự luật trên được thông qua, các công ty có thể giao nộp dữ liệu cho bên thi hành luật và không phải đối mặt với các vấn đề về pháp lý nhất là từ người dùng.
Chúng ta có nên phản đối CISPA khi nó sử dụng dữ liệu người dùng như một món hàng trao đổi?
Tuy nhiên, trên trang Business Insider, Geoffrey Ingersoll lại cho rằng đó là một dự luật vô nghĩa bởi tất cả những thứ CISPA có thể làm chỉ là hợp pháp hóa các hoạt động giám sát của chính phủ và các công ty vốn đã là một phần của thế giới Internet từ trước tới nay.
Theo GenK