“Em gái bán lê” nổi tiếng ở Hà Giang 4 năm trước giờ ra sao?
Đã 4 năm kể từ khi trở thành hiện tượng trên mạng xã hội, Vàng Thị Sinh trở thành thiếu nữ 19 tuổi xinh xắn, rạng rỡ.
Năm 2018, Vàng Thị Sinh (sinh năm 2003, Hà Giang) bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội. Hình ảnh cô gái xinh xắn, nhỏ nhắn vẫn còn mặc đồng phục đi học ngồi bán lê, hạt óc chó,… cho mẹ được chia sẻ khắp các diễn đàn. Khi đó, Vàng Thị Sinh mới 15 tuổi, gây ấn tượng với vẻ ngoài rạng ngời, mộc mạc.
Vàng Thị Sinh 4 năm trước – Ảnh: Internet
Vàng Thị Sinh 4 năm trước – Ảnh: Internet
Hiện tại, đã 4 năm kể từ khi nổi tiếng cô gái Hà Giang trở thành thiếu nữ 19 tuổi và vẫn cực kỳ xinh đẹp. Gương mặt dễ thương, làn da hồng hào đáng yêu, đôi mắt biết cười và khoé miệng xinh xinh khiến người khác khó lòng rời mắt.
Bên cạnh đó, Vàng Thị Sinh đã có ít nhiều sự thay đổi so với trước đây. Ngoài những bộ ảnh với trang phục dân tộc, cô bạn có gu thời trang khá đa dạng, lúc điệu đà và nữ tính, khi lại năng động và hiện đại.
Vàng Thị Sinh hiện tại – Ảnh: FBNV
Video đang HOT
Vàng Thị Sinh hiện tại – Ảnh: FBNV
Trên MXH, Vàng Thị Sinh cũng không còn là cô gái rụt rè, nhút nhát ngày nào mà đã tự tin hơn rất nhiều. Kênh TikTok của Sinh có hơn 143k người theo dõi với nhiều clip triệu view. Đặc biệt, những đoạn clip ghi lại khoảnh khắc Vàng Thị Sinh mặc trang phục dân tộc luôn khiến dân tình thích thú, dành vô số lời khen cho nhan sắc của cô gái.
Trước đó, trong thời gian còn là nữ sinh cấp 3, Vàng Thị Sinh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội và các cuộc thi lớn nhỏ, góp phần quảng bá du lịch Hà Giang.
Năm 2018, Vàng Thị Sinh được lựa chọn làm Gương mặt đại diện thương hiệu cho “Lễ hội hoa tam giác mạch” tỉnh Hà Giang. Năm 2019, cô bé tham dự “Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV”, xuất sắc dành Huy chương Bạc với vở diễn “Cô đồng”. Vàng Sinh còn là Hoa khôi (2018) và Á khôi (2019) giải Bóng bàn – Cúp Hội nhà báo Việt Nam.
Một số hình ảnh khác của Vàng Thị Sinh:
Vụ bé gái đi chơi Tết bị 'bắt vợ', 2 em đã 'tán tỉnh' nhau từ trước
Quá trình xác minh, Công an huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) cho biết, nam thanh niên và bé gái trong clip "bắt vợ" lan truyền trên mạng xã hội đã quen nhau và "tán tỉnh" từ trước.
Như đã thông tin, gần đây trên mạng xã hội lan truyền clip nam thanh niên ở Hà Giang lôi kéo một cô bé ở dọc đường. Mặc dù cô bé cự tuyệt, nhưng thanh niên này vẫn lôi đi với mục đích kéo về nhà làm vợ theo phong tục.
Lúc này, một công an xã có mặt kịp thời giải cứu bé gái. Qua tìm hiểu được biết, chiến sĩ công an trong clip trên là Đại úy Lê Ngọc Tuấn, Công an viên xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang).
Nhận được thông tin, Công an huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo Công an xã Pả Vi phối hợp với công an các xã Giàng Chu Phìn, Pải Lủng khẩn trương tiến hành xác minh vụ việc.
Công an làm việc với gia đình em Vàng Thị Sinh (cô bé bị bắt làm vợ trong clip).
Kết quả cho thấy, nam thanh niên có mặt trong clip được xác định là Giàng Mí Ch. (SN 2006), trú tại thôn Hấu Chua, xã Giàng Chu Phìn; cô bé bị Ch. kéo là Vàng Thị S. (SN 2008), trú tại thôn Sà Lủng, xã Pải Lủng, cùng huyện Mèo Vạc.
Công an làm việc với bé Vàng Thị S. thì được biết, S. và Giàng Mí Ch. đã quen nhau trên mạng xã hội zalo từ ngày 4/2/2022.
Sau khi quen biết, 2 em thường xuyên nhắn tin nói chuyện. Nội dung các tin nhắn thể hiện Ch. có tỏ tình với bé S. và rủ đi chơi. S. đồng ý đi chơi cùng Ch. nhưng chưa nhận lời yêu, vì nghi ngờ Ch. đã có người yêu.
Khoảng 10h ngày 7/2, hai em hẹn gặp nhau tại Tượng đài Thanh niên xung phong thuộc thôn Séo Sả Lủng, xã Pải Lủng để cùng nhau đi chơi. Lúc này, Ch. đi xe máy đến điểm hẹn, gặp S. và hai bạn của S. cùng sinh năm 2008 và trú tại thôn Sà Lủng.
Tại đây, cả 4 người đi xe máy cùng nhau đi chơi theo hướng trung tâm huyện Mèo Vạc. Ch. đèo S., 2 bạn của S. chở nhau. Đi đến ngã ba hạt 7 thuộc thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi thì dừng lại chơi. Đến khoảng 15h30 thì S. bảo Ch. đưa về vì sợ muộn.
Lúc này, Ch. nói với S. ở lại chơi và có nói lời yêu đương, kéo S., định đưa về làm vợ theo phong tục. Tuy nhiên, S. không đồng ý vì cho rằng Ch. đã có người yêu rồi, chỉ lừa S. thôi.
Ch. chỉ kéo tay và vai S., không có hành động sàm sỡ. Sự việc diễn ra khoảng 30 phút. Lúc này có nhiều người dân và khách du lịch thấy hiếu kỳ nên dừng lại xem và quay phim, chụp ảnh.
Hình ảnh thiếu niên bắt vợ gây xôn xao dư luận. Ảnh cắt từ clip
"Hai cháu đã có hẹn với nhau từ trước"
Theo cơ quan công an, anh Vàng Mí Già (SN 1988, chú ruột đại diện gia đình bé S.), cho biết sau khi sự việc xảy ra, bé S. cũng đã nói chuyện với gia đình, trực tiếp anh Già đi đón cháu về.
Gia đình không có đề nghị với cơ quan chức năng về việc này vì hai cháu đã có nhắn tin nói chuyện, đồng ý đi chơi với nhau và đây cũng là phong tục của đồng bào người Mông.
Đồng thời, mong muốn cơ quan chức năng làm việc với gia đình hai cháu để tuyên truyền nhắc nhở không thực hiện hành động trên vì cả hai còn trẻ, chưa đủ tuổi kết hôn.
Qua xác minh, hiện em Ch. không có mặt tại địa bàn. Gia đình Ch. cho biết, sáng ngày 8/2, em đi làm thuê trong nước (làm tự do, chưa xác định được làm ở đâu). Ch. hiện đang theo học trường nghề tại Thái Nguyên.
Trước khi đi khỏi địa phương, Ch. không thông báo cho gia đình biết và gia đình không ai biết số điện thoại của Ch. Công an xã Giàng Chu Phìn đã phối hợp với công chức tư pháp, cán bộ xã phụ trách thôn tổ chức tuyên truyền và đề nghị gia đình Ch. cam kết giáo dục không để Ch. tái phạm.
Căn cứ các tài liệu thu thập được, Công an huyện Mèo Vạc nhận thấy không đủ căn cứ để xử lý hành vi của Giàng Mí Ch. về tội bắt, giữ hoặc tạm giam người trái pháp luật cũng như xử lý vi phạm hành chính.
Bà Triệu Thị Tình - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Giang cho biết, qua xác minh tìm hiểu thì đây chỉ là một hành động tự phát của một thiếu niên mới lớn, chưa hiểu hết về phong tục tập quán của dân tộc mình.
Theo bà Tình, "bắt vợ" vốn là một phong tục xa xưa và độc đáo của người Mông nhưng đã bị biến tấu đi nhiều theo thời gian. Bên cạnh đó, bản thân giới trẻ người Mông còn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về phong tục này nên có những hành động không đúng mực, bột phát.
"Bắt vợ hay kéo vợ là một tục đẹp từ xa xưa của đồng bào dân tộc Mông, thể hiện tình yêu đôi lứa mãnh liệt của những chàng trai cô gái người Mông để đến với nhau. Việc kéo hay bắt chỉ được diễn ra khi có sự thoả thuận và đồng ý của 2 người từ trước đó.
Khi chàng trai đã kéo được cô gái về nhà thì sau một vài ngày, người nhà chàng trai sẽ có lời và mang lễ sang nhà cô gái để xin cưới" - bà Tình nói.
Cô bé bán lê nổi tiếng 3 năm trước ở Hà Giang: Đã là thiếu nữ xinh đẹp, giỏi giang Cô bé bán lê phụ mẹ năm nào đã trở thành cái tên nổi tiếng trên mạng xã hội và sắp tốt nghiệp cấp 3. "Cô bé bán lê" ngày ấy... Vào thời điểm năm 2018, Vàng Thị Sinh (Sinh năm 2003) bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội. Hình ảnh cô bé Hà Giang được chia sẻ khắp các diễn đàn,...