“Em đừng ép con…”
Thêm một bữa như bao bữa “đàn áp” khác, em cứ liên tục dọa nạt, hấm hứ bắt con ăn một bát cháo đầy, để rồi con oạc ra, nhà cửa bẩn thỉu, ầm ĩ tiếng khóc gào lẫn tiếng quát. Nhìn bát cháo ấy anh còn phải trợn mắt, thấy căng thẳng nữa là…
Ông nội được hôm đến chơi thấy thế mắt như ngấn nước bảo: “Có bắt tao ăn tao cũng khóc”.
Anh nhăn nhó góp ý thì em vùng vằng: “Em không muốn lần nào về quê mọi người cũng nhòm ngó, rồi mắng thẳng mặt là lười, vụng không biết chăm con, nuôi con còi”.
Em sợ dạ dày con bé lại, mất phản xạ thích ăn nên phải bắt, lý lẽ ấy của em anh không phục, anh nghĩ chính việc nhồi ăn phản khoa học của em mới khiến con sợ hãi đến mức nhìn bát cháo là hoảng. Ăn là bản năng sống, có cái bản năng để tồn tại mà trẻ còn không có thì sau nó có thể làm nổi cái gì.
Trẻ ăn hấp thụ được hay không còn là do cơ địa, có phải béo mập là tốt đâu, con mình không hề bị suy dinh dưỡng, lại nhanh nhẹn, ít ốm vặt anh thấy thế là được, muốn cầu toàn hơn cũng khó. Cơ thể con sẽ tự biết được lượng thức ăn cần tiếp nhận… Em kiên quyết không tin cái “lý thuyết suông” ấy của anh.
Hôm vô tình đọc câu chế: “Trẻ em như búp trên cành/ Bị ăn bị học bị hành muốn điên” anh đọc mà vừa cười vừa buồn. Em biết không, dạo này mấy chị phòng anh có con đang học tiểu học suốt ngày thấy hỏi cách giảm cân cho cả con trai lẫn con gái. Hậu quả của những ngày các chị ấy chạy đua rồi bày cho nhau cách để ép con ăn cho mập mạp, dễ thương. Giờ có đứa chả biết ăn gì mà bụng cứ vươn ra dài hơn mặt, lúc nào cũng no kênh lên mới yên tâm đến trường.
Có đứa cho về hè với ông bà chỉ một tháng cho ăn uống thả phanh lên những hai cân, nhìn nó ục ịch, không chạy được, đi bộ một tí là thở dốc, cả ngày chả học hành được gì chỉ nghĩ đến ăn, anh nghe còn thấy hốt hơn.
Anh thấy em đã quá chú ý đến việc người khác nghĩ gì, nếu thế thì mệt thân lắm, cần phải biết chắt lọc thông tin, mà em cũng rút kinh nghiệm, đừng khuyên ai trừ khi người ta hỏi mình.
Video đang HOT
Con mình thế nào mình biết, rồi em sẽ thấy còn nhiều việc “lực bất tòng tâm” nữa cơ, làm sao mình ăn hộ hay hấp thụ hộ con được, con là một cơ thể, một con người hoàn toàn độc lập cơ mà. Nó vác được hai mươi cân thì để nó tự vác ngần ấy thôi, việc gì cứ nghe người khác khoe con nhà người ta vác được những ba mươi cân mà về bắt con mình è cổ ra làm điều tương tự.
Nhìn rộng xa hơn, việc này còn liên quan đến tương lai học hành của con nữa. Theo anh mình không nên ép con học, chỉ đưa con vào khuôn khổ, kỷ luật tạo thành thói quen học hành, không lang thang chơi bời, còn việc tiếp thu được kiến thức lại là việc của con. Chúng ta không học hộ con được và cũng chẳng thể nào nhồi nhét hoặc đứng bên cạnh cầm roi bắt nó đọc “Rắn là một loài bò…”. Anh cho rằng việc làm đó là thụ động và kém hiệu quả.
Anh tin hai vợ chồng sẽ cùng nhau tạo được cho con một bữa ăn vui vẻ, đa dạng, con có quyền chọn lựa món mình thích, cũng như ta sẽ gắng trao cho con một môi trường học đường lành mạnh, để con được thoải mái tiếp nhận các thông tin kiến thức, để thực sự yêu thích bài vở và tự lựa chọn được con đường học vấn còn dài và xa.
Theo VNE
Lý do "mót chồng"
Phụ nữ luôn hình dung, tưởng tượng và lên kế hoạch kỹ lưỡng cho ngày trọng đại của cuộc đời mình, đó là ngày lên xe hoa. Lý do nào khiến đám cưới có ý nghĩa đặc biệt như vậy đối với họ?
Bản năng xây tổ ấm
Phụ nữ muốn xây dựng một mái ấm nhỏ của riêng mình và làm những việc được cho là bản năng của họ: làm vợ, làm mẹ, chăm sóc chồng con, lo toan nhà cửa, nội trợ. Khi đã đến tuổi lập gia đình, những việc này bỗng trở thành khao khát của mỗi người phụ nữ. Họ sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc vì đã tuân theo đúng quy luật của tự nhiên và quan niệm của xã hội. Phụ nữ cũng muốn nhìn thấy người họ yêu thương vào mỗi buổi tối sau khi đi làm về. Dù thuộc tuýp nào, phụ nữ cũng đều tìm tới một bến đỗ chung cho cuộc đời, đó là sự ổn định, bền vững và bảo đảm của hôn nhân.
Đồng hồ sinh học
Xã hội có những quy ước đến tuổi nào thì nam nữ nên lập gia đình, tuổi nào bị coi là ế. Phụ nữ rất nhạy cảm, họ luôn chịu ảnh hưởng từ những quy ước chung trong xã hội. Đồng hồ sinh học cũng có vai trò nhất định khiến phụ nữ muốn kết hôn. Khi khao khát trỗi dậy, phụ nữ sẽ bị thôi thúc và cố gắng bắt kịp thời cơ. Một trong những nỗi sợ lớn nhất của họ là sợ "ế", sợ bỏ lỡ mất thời gian đẹp nhất, dịp thích hợp nhất để làm vợ, làm mẹ.
Áp lực gia đình
Phụ nữ có thể nhìn thấy sự nhàm tẻ trong cuộc sống của mẹ, sự thờ ơ, vô tâm trong cách đối xử của cha, nhưng họ không nhụt chí. Chỉ cần thấy cô em gái lăm le "vượt mặt" mình, họ sẽ cuống cuồng xúc tiến công cuộc "chống lầy".
Không một phụ nữ nào thích phải nhận lấy cái danh hiệu "bom nổ chậm" hoặc "bà cô xây miếu". Vì vậy, phụ nữ luôn thấy sốt ruột và lo lắng khi cảm thấy mình đã đến tuổi mà vẫn chưa có gì, họ sẽ càng nóng lòng hơn nữa khi cảm nhận rất rõ từng nhịp thời gian trôi qua.
Lên kế hoạch cuộc đời
Mỗi chúng ta đều cố gắng hết sức để định hướng cho cuộc sống của mình diễn ra theo hướng tốt đẹp nhất. Chúng ta lên kế hoạch những việc cần làm rồi cố gắng thực hiện để đạt đến cái đích cuối cùng là hạnh phúc. Hôn nhân dĩ nhiên không nằm ngoài kế hoạch của phụ nữ. Họ đặc biệt thích lên kế hoạch và sẽ không bỏ lỡ thời cơ để hoàn thành một mục quan trọng trong tổng thể kế hoạch cuộc đời, đó là ngày lên xe hoa.
Tiết kiệm
Ông bà ta thường nói việc lấy vợ lấy chồng cũng giống như việc "góp gạo thổi cơm chung". Không thể phủ nhận, khi hai người về sống với nhau sẽ có hai đôi vai cùng gánh vác những vấn đề tài chính, hóa đơn sẽ có hai người cùng trả và thế là sẽ tiết kiệm được kha khá để "đút tiền bỏ ống", cùng nhau dành dụm cho tương lai.
Tình dục
Đa số phụ nữ Việt Nam vẫn chờ tới ngày cưới mới trao gửi cái ngàn vàng cho nửa kia. Vì vậy, đêm tân hôn trở nên đặc biệt với rất nhiều ý nghĩa và cả cô dâu lẫn chú rể đều hồi hộp, nín thở chờ đợi. Đương nhiên, chuyện này chỉ có thể xảy ra sau khi hai người chính thức được tuyên bố đã là vợ chồng. Và chờ đợi cái phút giây hạnh phúc đó cũng đồng nghĩa với việc chờ đợi một đám cưới diễn ra.
Ngày đẹp trời
Nàng có thể đã phải đi dự quá nhiều đám cưới và nghĩ rằng giờ là lúc mình cần thu hồi lại vốn. Vậy là khi chuông điểm, một chàng trai "may mắn" sẽ được cùng nàng chơi trò chơi từ tấm bé "cô dâu chú rể đội rế lên đầu..."
Sự nghiệp
Ngày nay, cả nam giới và nữ giới đều phải phấn đấu cho sự nghiệp và nhiều khi trong cuộc sống họ thấy mất thăng bằng, lao đao khi đứng trước quá nhiều lối rẽ. Những quyết định quan trọng cần phải đưa ra. Lúc đó nhu cầu về một chỗ dựa tinh thần trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Sinh con đẻ cái
Nhiều khi "bác sĩ bảo cưới" lại là nguyên nhân chính khiến đôi lứa ràng buộc nhau bằng một cuộc hôn nhân. Nhưng đó chỉ là trường hợp thiểu số, đa số vẫn là do nhu cầu ẩn sâu trong tiềm thức của mỗi chúng ta, phụ nữ khao khát làm mẹ và đàn ông ao ước làm cha. Chúng ta đều muốn có một gia đình nhỏ để chăm sóc, che chở.
Vì yêu
Sau tất cả thời gian bên nhau, những lời đã nói, những việc đã làm, hai người muốn ở bên nhau mãi mãi. Đám cưới lúc này không hẳn là một lịch trình sắp đặt mà mỗi bên cố gắng thực hiện cho kịp kế hoạch cuộc đời, đám cưới trước tiên là vì tình yêu.
Theo VNE
Ban ngày lên giảng đường, tối làm... gái bao Nhưng rồi bước ngoặt cuộc đời cũng đã đến với tôi khi một lần, tôi đã tình cờ phục vụ cậu bạn học cùng giảng đường... Khi viết ra câu chuyện này, tôi đã là một cán bộ được đánh giá là có uy tín. Hằng ngày tôi đều đến công sở và cống hiến cho cơ quan. Tôi dồn hết tâm lực...