Êm đềm làng cổ 200 năm
Cách Hà Nội chưa đầy 30km, có một ngôi làng bình dị mà đẹp đến nao lòng. Không chỉ cây đa, bến nước, sân đình, mà ngôi làng đó còn nổi tiếng với những ngôi nhà cổ có tuổi đời trên dưới 200 năm, với kiểu dáng kiến trúc gần như được giữ nguyên vẹn.
Đó là quần thể làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Làng Nôm với những ngôi nhà cổ ven hồ nước đẹp bình yên.
Quần thể làng Nôm nằm cách Hà Nội khoàng 20km, đi đường Quốc lộ 5 rẽ vào khoảng gần 10km là tới. Từ cổng làng, ngôi đình, chợ, ao làng, hồ nước, cây cầu đá… rất nhiều công trình kiến trúc của làng Nôm có niên đại tới 200 năm.
Cổng làng nhìn từ phía trong.
Những mảng chạm gỗ trên cổng vẫn còn nguyên vẹn.
Làng Nôm là nơi hội tụ rất nhiều điều thú vị. Ông Phạm Văn Hiệu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên cho biết, cổng làng được xây từ năm 1855, xây hình bát trụ với các họa tiết tinh xảo, kiểu cổng làng mà chỉ làng nào có hoàng thân quốc thích mới được xây. Làng Nôm được xây cổng bát trụ bởi đây là ngôi làng có nghề đúc đồng tinh xảo, có thời gian đúc tiền cho triều Nguyễn. Vòm cổng được đắp ba đại tự “Đồng cầu nôm”.
Nằm giữa những vạt lúa, vạt rau xanh mướt mát, bước qua cánh cổng làng Nôm là một không gian yên bình, tĩnh lặng. Có lẽ hiếm có nơi nào còn thấy được hình ảnh hồ nước giữa làng trong xanh, hai bên hồ là các cụ già ngồi đánh cờ trên ghế đá, cuối ao là đình làng, cây đa cổ thụ với lũ trẻ thi nhau túm rễ đa mà đánh đu từ bờ tường ra giữa sân.
Bọn trẻ đánh đu với rễ đa.
Video đang HOT
Dọc hai bên hồ nước là những hàng cau và những dãy nhà cổ gồm nhà ở và nhà thờ tổ của các dòng họ trong làng. Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên, hiện nay làng Nôm còn giữ lại nguyên vẹn khoảng chín căn nhà thờ tổ của các dòng họ Nguyễn, Lê, Phùng, Tạ…. với kiểu dáng kiến trúc từ trên dưới 100 năm đổ lại. Nhiều căn nhà cổ còn giữ được nguyên vẹn những chi tiết, họa tiết trang trí tinh xảo, cầu kỳ và rất tự nhiên. Những căn nhà cổ nối nhau bên hồ này đã tạo ra một nét độc đáo hiếm thấy ngay cả ở những làng quê Bắc Bộ khác.
Đình Nôm.
Những cấu kiện gỗ còn nguyên mảng chạm khắc tinh xảo.
Phía cuối hồ nước là ngôi đình làng, tương truyền là thờ Thánh Tam Giang, một vị tướng từ thời Hai Bà Trưng. Truyền thuyết kể rằng, trước khi mất, Thánh Tam Giang có di nguyện được chôn cất tại làng Nôm, nơi ông từng đóng quân. Được biết, cây đa bên đình cũng đã có tới 100 năm tuổi đời.
Nhắc đến làng Nôm, không thể bỏ qua chùa Nôm, còn có tên là Linh Thông cổ tự. Mặc dù nhiều hạng mục ở chùa Nôm mới được xây dựng hoặc xây lại, nhưng hiện tại ở chùa Nôm vẫn còn lưu giữ hơn 100 pho tượng La Hán bằng đất nung rất đẹp. Theo các tài liệu bằng chữ Hán, chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê. Các pho tượng đất nung ở đây đã trải qua các trận lụt vào các năm 1945, 1971, và 1986 nhưng nhiều pho vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn.
Ngay trước chùa là chợ Nôm với kiểu kiến trúc đặc biệt, gạch trần, mái ngói, xây từng dãy riêng biệt, với kiểu không gian cổ kính khiến người qua lại cảm giác như lui lại quá khứ mấy trăm năm.
Nhà cổ của gia đình ông Phùng Văn Long.
Một trong những địa điểm mà ai đến làng Nôm cũng phải ghé qua là gian nhà cổ có tuổi đời hơn 200 năm của gia đình ông Phùng Văn Long với lối kiến trúc năm gian, mái ngói thấp và sân gạch cũ. Các xà gỗ và đầu hồi đều được chạm trổ rất tinh xảo, hình chạm vẫn còn khá nguyên vẹn. Ông Phùng Văn Long cho biết, có người đến trả hàng tỷ đồng cho căn nhà nhưng gia đình ông không bán. Được biết, những gian nhà cổ trong làng hiện nay vẫn còn được người làng giữ lại khá nhiều và nguyên vẹn.
Những ngôi nhà thờ họ cổ kính.
Làng Nôm còn có cây cầu đá nguyên bản, do thợ thủ công đục đẽo bằng tay, gồm chín nhịp, mặt ghép đá phiến xanh. Mỗi đầu trụ cầu đều được đục hoa văn tinh xảo, cầu kỳ.
Là một trong số ít nơi còn giữ lại khá nguyên vẹn cảnh sắc làng quê Bắc Bộ, người làng Nôm không chỉ giữ gìn những công trình cổ của gia đình, dòng họ, của làng, mà còn rất có ý thức giữ gìn một môi trường sống trong lành, sạch sẽ. Dọc con đường làng, dù đường gạch hay bê tông đều không thấy hiện tượng rác thải vứt bừa bãi. Và cho đến bây giờ, quần thể làng Nôm vẫn luôn là nơi đặt chân đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, mặc dù chưa hoàn toàn hình thành một điểm du lịch chính thức ở đây.
Theo nhân dân
Cầu ngói Thanh Toàn, bức tranh yên bình xứ Huế
Nằm giữa khung cảnh yên bình của làng quê Thanh Thủy Chánh, cầu ngói Thanh Toàn là một trong những cây cầu cổ nhất, có kiến trúc đẹp nhất nước ta. Đây cũng được coi là điểm đến đặc trưng cho hình ảnh thanh bình, êm đềm của đồng quê xứ Huế.
Là cây cầu gỗ rất quý hiếm bởi có giá trị nghệ thuật cao nhất trong tất cả các cây cầu cổ ở Việt Nam, cầu ngói Thanh Toàn được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là "Di tích văn hóa cấp quốc gia" năm 1990. Ngày nay, cầu gỗ Thanh Toàn tọa lạc cách trung tâm thành phố Huế 8km, thuộc địa bàn xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy.
Cầu ngói Thanh Toàn có kiến trúc "thượng gia hạ kiều": trên nhà dưới cầu. Ở Việt Nam hiện nay còn chừng 4-5 chiếc cầu tương tự thế, nổi tiếng nhất chính là Chùa Cầu, Hội An. Thế nhưng khác với bên phố Hội ồn ào và xô bồ, cầu ngói Thanh Toàn lại nên thơ và thanh bình hơn nhiều do ít người biết đến.
Từ bên ngoài nhìn vào có cảm giác cầu như một ngôi nhà do trên cầu có mái che, phủ ngói lưu ly. Được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ, ban đầu cây cầu có chiều dài 18,75m, rộng 5,82m. Trải qua dấu ấn tháng năm, lụt lội, chiến tranh... đã được xây dựng, trùng tu lại nhiều lần, kích thước đã bị thu hẹp chiều dài còn 16,85m và rộng là 4,63m.
Cầu có bảy gian, chính giữa là gian thờ bà Trần Thị Đạo, người đã có công xây dựng cây cầu này. Tương truyền bà là con cháu dòng họ Trần có chồng làm quan dưới triều vua Lê Hiển Tông, để cầu tự bà đã dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, để việc đi lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân.
Bảy gian như bảy gian phòng của ngôi nhà, với mỗi gian có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Đây cũng chính là điểm nhấn đặc biệt nhất của cầu ngói Thanh Toàn, là chiếc ghế dừng chân, thậm chí là chiếc phản cho người dân, du khách nằm nghỉ ngơi.
Cho em về với một đoàn cho vui"
Cầu ngói Thanh Toàn gắn bó với người dân Thanh Thủy Chánh lâu đến độ đã được phổ thơ, lưu truyền ca dao. Ngày nay, khi giới trẻ địa phương đi xa làm việc, chỉ còn người già ở lại làng, cây cầu ngói càng trở thành một người bạn tri kỷ của thế hệ người già nơi đây.
">
"Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui"
Cầu ngói Thanh Toàn gắn bó với người dân Thanh Thủy Chánh lâu đến độ đã được phổ thơ, lưu truyền ca dao. Ngày nay, khi giới trẻ địa phương đi xa làm việc, chỉ còn người già ở lại làng, cây cầu ngói càng trở thành một người bạn tri kỷ của thế hệ người già nơi đây.
Dưới chân cầu là khúc sông nhỏ thuộc nhánh của dòng sông Như Ý, mùa hè là mùa hoa súng nở, kết hợp với khung cảnh nông thôn dân dã, cảnh "thượng gia hạ kiều" tạo thành một bức tranh quê tuyệt đẹp như vẽ.
Đầu cầu là một khoảng đất rộng trông ra chợ quê của làng Thanh Thủy Chánh, nơi có một ngôi đình lâu năm được che phủ bởi những gốc đa cổ thụ, địa điểm này thường là nơi diễn ra hội làng, các hoạt động cộng đồng cũng như buôn bán, họp chợ.
Cứ hai năm một lần, cầu ngói Thanh Toàn lại trở thành địa điểm tổ chức lễ hội chợ quê. Chợ quê ngày hội Cầu ngói Thanh Toàn đến nay đã tạo dựng được thương hiệu riêng, không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế, trở thành điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến với vùng đất cố đô Huế
Hạ Du
Theo nhandan.com.vn
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp di tích quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp Chùa Bút Tháp (tên chữ là Ninh Phúc tự) thuộc xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh, là ngôi chùa cổ nổi tiếng với kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của thời Lê-Nguyễn còn lưu giữ đến ngày nay. Một góc kiến trúc chùa Bút Tháp. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN) (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN) Cầu đá nối giữa Thượng Điện và tòa Tích Thiện Am...