Em dâu mừng tuổi bố mẹ chồng 10.000 đồng
Khi thấy vợ chồng tôi mừng tuổi bố mẹ chồng xong xuôi, em dâu tôi chạy lên phòng lấy ra 1 phong bao đỏ chói lì xì con trai nhỏ của vợ chồng tôi. Rồi em mừng tuổi cho ông bà nội mỗi người 10.000 đồng.
Ngoài khoản tiền đưa biếu bố mẹ chồng tiêu Tết, năm nào sáng mùng 1 Tết, vợ chồng tôi cũng mừng tuổi bố chồng 1 triệu, mẹ chồng 1 triệu, đứa cháu (con của em chồng) 1 triệu
Bố mẹ chồng tôi đều ở quê nhưng kinh tế gia đình nhà chồng cũng thuộc diện có của ăn của để. Vì thế, ngay khi 2 con trai vừa mới kết hôn, ông bà đã bỏ ra hơn 3 tỷ để cố gắng mua cho 2 con trai mỗi người một mảnh đất 50m2 trong ngõ cho các con tiện bề làm ăn sinh sống ở Hà Nội.
Vì thế có thể nói, vợ chồng tôi và vợ chồng em trai chồng đều có nhà cửa đàng hoàng. Lại thêm chị em chúng tôi đều có công việc ổn định nên cuộc sống cũng ấm no, hạnh phúc và ít phải lo lắng đến tiền.
Năm nào cũng vậy, cứ chiều 27 Tết, vợ chồng tôi và vợ chồng em trai lại gọi điện, hẹn hò nhau để cùng thuê một chuyến xe về nhà chồng ăn Tết. Khi về nhà chồng, mỗi cặp vợ chồng trẻ đều biếu bố mẹ chồng 15 triệu để ông bà chi tiêu ngày Tết. Bố mẹ chồng tôi cũng cầm số tiền này bảo để lo liệu.
Ngoài khoản tiền đưa biếu bố mẹ chồng tiêu Tết, năm nào sáng mùng 1 Tết, vợ chồng tôi cũng mừng tuổi bố chồng 1 triệu, mẹ chồng 1 triệu, đứa cháu (con của em chồng) 1 triệu. Thậm chí, tôi còn mừng tuổi vợ chồng chú thím mỗi người 500.000 đồng để lấy may đầu xuân.
Bố mẹ chồng thấy các con hiếu nghĩa như vậy thì vui lắm. Rồi ông bà cũng mừng tuổi các con tôi số tiền tương đương như vậy vì ông bà bảo: “Các con không cần mừng tuổi bố mẹ nhiều như vậy, chỉ cần mừng tuổi lấy may thôi. Cứ để tiền mà lo cho con cái ăn học”.
Hai đầu tiên, thấy chị dâu là tôi mừng tuổi bố mẹ chồng vậy nên em dâu cũng mừng tuổi bố mẹ theo như thế. Nhưng năm thứ 3 ăn Tết nhà chồng, thấy mẹ chồng nói thế, em dâu hình như đã tự động rút tiền mừng tuổi xuống.
Video đang HOT
Khi thấy vợ chồng tôi mừng tuổi bố mẹ chồng xong xuôi, em dâu chạy lên phòng lấy ra 1 phong bao đỏ chói lì xì con trai nhỏ của vợ chồng tôi. Rồi em mừng tuổi cho ông bà nội mỗi người 10.000 đồng kèm lời chúc ông bà mạnh khỏe, bán hàng ở nhà đông khách.
Khi thấy em dâu đưa cho bố mẹ chồng mỗi người 10.000 đồng, tôi để ý thấy bố mẹ chồng tỏ thái độ gượng gạo một lúc mới tần ngần cảm ơn em dâu. Còn em dâu thì vẫn hồn nhiên cười nói.
Cho đến khi tôi cùng mẹ chồng ở dưới bếp xào nấu lại đồ ăn, em dâu đang phơi đồ trên gác thì bà mới tâm sự rằng: “Mẹ biết tiền mừng tuổi cho bố mẹ của các con ít hay nhiều đều là tấm lòng thành. Bố mẹ ghi nhận hết. Nhưng mừng tuổi bố mẹ đầu năm mới mà con dâu mừng có 10.000 đồng thì quả thật quá đáng quá. Mẹ thực sự không hài lòng về cái T (tên em dâu tôi). Nó thật là vô tâm không biết đường ăn ở với bố mẹ chồng. Bố mẹ đâu phải là người tham tiền mà ngày đầu năm mà nó khiến mẹ buồn quá”!
Nói rồi mẹ chồng tôi còn hình như tủi phận đã rơm rớm nước mắt. Thấy mẹ chồng buồn vì đầu năm mới con dâu mừng tuổi 10.000 đồng như vậy, tôi chỉ biết an ủi mẹ là: “Thím nó chắc không có ý gì đâu. Chắc là thím chỉ vô tâm thôi. Có gì mẹ bỏ quá cho thím”.
Rồi những ngày Tết ở gia đình nhà chồng tôi vẫn trôi qua vui vẻ bình thường. Nhưng tôi biết, trong lòng mẹ chồng buồn về em dâu nhiều lắm. Bà còn bảo với tôi rằng: “Đời mẹ đi làm dâu mấy chục năm nay đã phải trải qua bao cái Tết nghèo khổ đến chẳng có tiền gói bánh chưng. Song mẹ chưa bao giờ mừng tuổi mẹ chồng của mẹ dưới 100.000 đồng. Thế mà thời buổi này, mẹ còn được con dâu mừng tuổi 10.000 đồng”.
Hôm qua, khi vợ chồng tôi và vợ chồng em chồng về lại thành phố để chuẩn bị đi làm trở lại. Ngồi trên xe, tôi có nói với em chồng về chuyện lì xì ngày đầu năm của em. Tôi có bảo em rằng, em hơi vô ý khi mừng tuổi mẹ chồng quá ít. Song em cứ gân cổ lên cãi rằng: “Mừng tuổi để lấy lộc đầu năm cho ông bà chứ đâu có vì tiền mà phải mừng tuổi nhiều. Với lại, bố mẹ đâu có thiếu tiền?!”.
Trong thâm tâm tôi nghĩ, người nhà với nhau, dù bố mẹ chẳng thiếu tiền, nhưng mình là con cháu trong nhà nên mừng tuổi bố mẹ tươm tất
Chưa hết, em còn làm mặt giận với chị dâu. Sau đó, em trách tôi cứ “tung tiền” mừng tuổi ra mua chuộc bố mẹ chồng. Điều này khiến tôi tức nổ đom đóm mắt vì thâm tâm tôi chưa bao giờ nghĩ thế. Tôi rất có thành ý trong chuyện mừng tuổi nội ngoại. Năm nào nhiều tiền thì tôi mừng nhiều, năm nào ít tiền thì tôi mừng ít. Nhưng với bố mẹ 2 bên, tôi luôn chu đáo trong chuyện này.
Em dâu nói vậy thì tôi cũng đành chịu, chẳng ý kiến gì thêm. Nhưng trong thâm tâm tôi nghĩ, người nhà với nhau, dù bố mẹ chẳng thiếu tiền, nhưng mình là con cháu trong nhà nên mừng tuổi bố mẹ tươm tất. Dù gì ông bà cũng “sướng âm ỉ” trong lòng, chưa kể còn đi khoe mọi người khi đến nhà chúc Tết nữa. Trong khi, vợ chồng em dâu cũng đâu có thiếu thốn gì mà phải đến mức “keo kiệt” như thế?
Hôm nay đọc bài của bạn Quyên làm tôi lại nhớ tới chuyện mừng tuổi của em dâu với bố mẹ chồng mình. Tôi không biết tôi nghĩ thế có đúng không? Hay em dâu tôi có suy nghĩ như vậy là đúng?
Theo VNE
Đổi đời
Cả xóm xôn xao với cái tin nhà ông Lực bán được miếng đất gần chục tỷ đồng. Mảnh đất ngàn mét vuông ấy, xưa giờ chẳng ai ngó ngàng, bỗng nhiên một dự án trên trời rớt xuống, người ta đến đo đạc, xem xét rồi quyết định mua.
Xóm giềng không ít người đến mừng cho ông Lực, cũng lắm kẻ tiếc nuối nói ra nói vào. Rằng ngày xưa, thời kỳ chưa mở đất, đất ấy bỏ không, nhà tôi cũng có ít nhiều phần trong đó. Ai nói gì mặc ai, ông Lực điềm nhiên nhận tiền và chuẩn bị để chuyển đi chỗ khác ở, chẳng cần quan tâm đến xóm nghèo này nữa.
Ông Lực có cả thảy 5 người con trai, không có con gái. Anh con trai lớn đã lấy vợ và ở riêng. Vợ chồng con cái xưa nay vốn sống hiền hòa thương yêu nhau hết mực. Bà Ngà, vợ ông vốn là người phụ nữ tảo tần. Thấy việc mua bán đất, bà bảo, mình già rồi, mấy đứa cũng lớn rồi có nhất thiết phải bán đất hương hỏa tổ tiên đi không. Ông và mấy cậu con trai gạt phăng ý kiến của bà, có cơ hội đổi đời dại gì mình không nắm lấy.
Thỏa thuận giấy tờ xong xuôi, người ta chồng cho ông một cục tiền khổng lồ. Cả nhà ông trố mắt nhìn, đếm à, nhiều thế này làm sao đếm xuể đây. Từ lão nông quê mùa không có đến tiền triệu để dành, giờ đây, ông mon men tìm hiểu lãi suất ngân hàng, gói tiết kiệm... Các anh con trai ít học, người học nhiều nhất cũng chỉ đến lớp 10 nên cũng chẳng hiểu biết gì hơn bố, nhìn số tiền khổng lồ, mắt anh nào anh nấy cứ long lanh.
Mới nhận được phân nửa tiền, trong nhà đã bắt đầu xáo xào. Ông Lực cho anh con trai đi học bằng lái rồi mua hẳn chiếc ô tô đời mới, sắm áo quần vật dụng đắt tiền. Bà Ngà ngao ngán, góp ý ông nên để tiền dưỡng già, chia cho các con lập nghiệp, tiêu hoang phí rồi cũng hết.
Ông quát bà "nhiều thế này làm sao hết được, bà chỉ lắm điều". Sự việc lên đến đỉnh điểm khi ông bắt đầu tập tành lao vào các thú vui mà hơn nửa đời nay ông chưa biết mùi, đã thế về nhà ông còn đe dọa, lao vào đánh bà Ngà. Ngày dọn đồ từ căn nhà cũ, nhà bà bắt đầu chia làm hai phe. Anh con trai lớn thương mẹ, chấp nhận thua thiệt, không có một xu dính túi. Bao nhiêu tiền của ông giữ lấy hết nên bốn người còn lại theo ông Lực đến ở mảnh đất mới, xây hẳn một ngôi nhà khang trang.
Bốn anh em thay nhau xin tiền cha ăn nhậu, bù khú bạn bè, cặp bồ nhăng nhít. Ông Lực cũng hồi xuân, cái tuổi 65 chưa hẳn đã già vì ông vốn có ít sức vóc, tướng tá còn ngon lành. Ông cũng cặp bồ với những cô gái trẻ hơn cả anh con trai út.
Bà Ngà chịu không nổi điều tiếng, hai người cự cãi rồi quyết định đưa nhau ra tòa. Chủ tọa hôm ấy đã có lời, hai bác già rồi, có con cháu hết rồi, người nào cũng sắp qua cái thất thập cổ lai hi, có cần thiết phải làm to chuyện đến thế? Ông Lực xông xáo: "Bây cứ giải quyết cho tao, ly dị thì tao lấy vợ khác. Tao có tiền".
Dần dà, của nả trong nhà đội nón đi hết theo thói ăn chơi sa đọa không có điểm dừng của năm bố con ông. Ngày ông ngã quỵ giữa sân khi phát hiện thằng út cuỗm mất cuốn sổ tiết kiệm gần cả tỷ đồng còn lại của ông đi thì ông cũng được người ta chẩn đoán mình bị ung thư giai đoạn cuối.
Những ngày nằm viện, các cô bồ trẻ không ai tới thăm. Bốn anh con trai cũng biệt vô âm tín vì đang tính toán, tranh giành để chia số tài sản còn sót lại. Bà Ngà bảo anh con trai lớn chở bà tới thăm ông. Bà tức trục bên ông những ngày cuối đời, lo cho ông từng miếng ăn giấc ngủ, vệ sinh cá nhân mà không mở miệng than trách lời nào.
Ông Lực ra đi trước khi nói một câu nhẹ nhàng: "Tôi tưởng thế là đổi đời, không ngờ cái sự đổi lại ra nông nỗi này".
Lo đoạn tang cho ông xong, bà Ngà lại chạy vạy lo cơm nước cho thằng út, nghe đâu nó dính líu vô vụ cướp giật lừa đảo gì đó. Rồi hòa giải cho mấy thằng con còn lại, vì khoản tài sản đó mà anh em nó vác dao rượt nhau. Bà ngậm ngùi, âu thì cái sự đời, chẳng có gì dễ dàng đến thế.
Theo Dantri
Bài học nấu ăn Đã đến lúc phải học hỏi bí kíp gia đình. Những điều đặc biệt sẽ chẳng bao giờ được ghi lại trên giấy hay dù chỉ là truyền miệng. Sự im lặng này cần được phá bỏ và tôi sẽ dồn mọi can đảm để tiếp cận mẹ. Tôi 19 tuổi, đã đính hôn. Là chị cả lớn nhất trong 3 chị em...