Em dâu gánh hậu quả vì anh chồng say khướt
Tốt nghiệp đại học chưa lâu, Tuyến đã bị bố mẹ giục chuyện lấy chồng. Khi đó Tuyến có đến 2 lựa chọn: Cường cao ráo, đẹp trai, công việc ổn định; Vinh không đẹp trai nhưng là người có chí tiến thủ.
Cân nhắc mãi, cuối cùng Tuyến quyết định kết hôn với Vinh.
Thật ra Cường chẳng thua Vinh điểm nào, nhưng anh lại là con trưởng, trong khi trên Vinh còn một người anh trai. Dẫu sao, về làm dâu nhà Vinh, Tuyến sẽ không phải gánh vác ngôi vị dâu trưởng, điều đó cũng khiến mẹ Tuyến yên lòng.
Thế nhưng cuộc sống bên nhà chồng không hề êm ả như Tuyến nghĩ. 10 năm ở nhà chồng là từng ấy năm cô phải nếm trải đủ cung bậc cảm xúc. Thời gian đầu ngọt ngào bao nhiêu thì càng về sau cô càng thấy bức xúc, khó chịu bấy nhiêu.
Vinh là người chồng không chê vào đâu được, anh hết mực yêu thương Tuyến, nhưng có lẽ chính anh cũng không ngờ đến những tình huống dở khóc dở cười trong gia đình mình.
Tuyến về làm dâu được 2 năm thì mẹ chồng bị ung thư, bà ra đi quá nhanh, vừa để tang mẹ xong thì anh cả và chị dâu quyết định ra ở riêng. Họ sắm một mảnh đất ngay bên cạnh nhà bố mẹ đẻ, xây ngôi nhà tươm tất rồi ung dung hưởng thụ tổ ấm riêng, để lại cho Tuyến biết bao trách nhiệm còn dang dở.
Anh chị cả trở thành “trưởng giả”, vợ chồng Tuyến nghiễm nhiên phải làm “thứ thiệt”. Một năm có hàng chục cái giỗ, Tuyến phải lo toan hết mọi việc: Mời mọc họ hàng, lên danh sách các món ăn, chỉ đạo nấu nướng, phân phát lộc cho mọi người… Trong khi chị dâu cả chỉ nhận trách nhiệm “hỗ trợ một tay”.
Trong lúc Tuyến tay năm tay mười làm không hết việc thì chị dâu cả chỉ biết mỗi việc “chỉ tay năm ngón”.
Người ta bảo “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” quả không sai, anh cả cũng chẳng khá hơn chị dâu. Hễ gia đình có việc, anh phó mặc hết cho Vinh, đến giờ ăn cỗ mới thấy anh mò sang.
Bữa cỗ nào anh cũng uống say, khách khứa về hết, anh cả vẫn ngồi gác một chân lên ghế, gãi lưng sồn sột, cất giọng lè nhè: “Tính toán kiểu gì mà lần nào cũng ế cỗ, lần sau chú thím rút kinh nghiệm nhé!”.
Video đang HOT
Tuyến đang rửa bát ngoài sân, nghe được câu đó mà tức ngùn ngụt, chưa kịp cãi thì Vinh đã xốc anh cả lên, dìu về nhà. Tưởng êm chuyện, chập tối anh lại mò sang kiếm cớ chọc tức em dâu: “Mỗi lần làm cỗ phải ế đến dăm mâm ấy nhỉ! Thôi thì nhà chú thím cứ bỏ tủ lạnh ăn dần, đỡ phải đi chợ”.
Tuyến không nhịn được, bật lại một câu: “Bác tính nhầm thế nào ấy chứ, làm gì có chuyện thừa mâm. Thức ăn thừa thì có nhưng em cũng chia đều cho mọi người. May mà lúc chiều bác gái cũng lấy về 2/3 cỗ thừa, chứ nhà em có ăn được đâu”.
Bị Tuyến “bóc mẽ”, anh cả nổi giận đùng đùng: “Thím nói thế mà nghe được à, hàng xóm mà biết lại bảo nhà tôi ăn tham, lấy hết cỗ thừa của nhà cô chú”.
Bố chồng Tuyến chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối, ông xua tay: “Thôi thôi, không tranh cãi nữa, điếc tai lắm, thằng Phiến về nhà mày đi, khuya rồi”.
Anh cả vẫn ngoan cố: “Sao ông lại đuổi con về? Đây cũng là nhà con cơ mà, bố định cho chú thím ấy hết cái nhà này à? Bố hành xử với con như thế là không được. Có phải thím ấy xui bố đuổi con về không?”.
Tuyến không biết kiếp trước mình mắc nợ gì với anh chồng mà lúc nào anh ta cũng nhắm đến cô để xúc xiểm, mỉa mai. Vinh biết vợ khó chịu, khéo léo đỡ anh cả đứng dậy: “Em đưa bác về nhé”. Anh cả càng được thể quát um lên: “Chú cũng bị thím ấy xỏ mũi rồi à? Chú có còn là đàn ông không”.
Không ngày nào anh cả không mò sang nhà Tuyến kiếm chuyện. Quá bức xúc, Tuyến bàn với chồng: “Anh ơi, hay nhà mình bít kín ngách thông sang nhà anh cả. Ngày nào cũng nghe anh ấy lải nhải, em phát điên mất”.
Vinh ngần ngừ: “Làm thế có sợ mất tình cảm anh em không?” Tuyến hết kiên nhẫn: “Tình cảm cái gì! Anh tưởng anh cả thương yêu anh lắm đấy hả?”.
Nghe lời vợ, hôm sau Vinh mua gạch, xi măng rồi tự tay xây kín ngách thông 2 nhà. Quá may cho Vinh vì đúng ngày vợ chồng anh cả đi vắng. Tối đó không thấy anh cả mò sang, Tuyến thấy khỏe hẳn ra, định tắt đèn đi ngủ thì tiếng gắt gỏng ngoài cổng khiến cô buốt óc.
Thì ra anh cả đã phát hiện ngách đi tắt bị bít kín, anh ta đi vòng sang cổng chính, quát loạn: “Thím xúi thằng Vinh chia rẽ tình cảm anh em chúng tôi chứ gì? Thằng em tôi vô phúc mới lấy phải người vợ như thím”.
Tôi khó xử vì anh trai chồng 40 tuổi vẫn không chịu đi làm
Anh chồng tôi 40 tuổi vẫn ở nhà ăn bám, sẵn sàng xin tiền em dâu mua sắm. Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
Tôi năm nay 38 tuổi, về làm dâu nhà chồng đã 15 năm. Bố mẹ chồng tôi có 2 trai, 1 gái. Em gái chồng vào TP.HCM học rồi lập nghiệp, kết hôn với người trong đó, ngoài này còn 2 người con trai ở cùng bố mẹ.
Chồng tôi là con trai thứ nhưng mọi việc gia đình, từ lớn đến nhỏ, một tay anh quán xuyến, chẳng khác nào con trai trưởng.
Một năm có bao nhiêu đám giỗ, đối nội, đối ngoại anh cũng thay bố mẹ đảm nhiệm. Nhà có việc gì cần đến tài chính, bố mẹ cũng gọi chồng tôi ra trao đổi, bàn bạc để anh lo.
Ngược lại với em trai, anh chồng tôi đến bây giờ 40 tuổi vẫn vô tư ở nhà ăn bám bố mẹ. Từ ngày tôi về đây ở, chưa bao giờ thấy anh cầm chiếc chổi quét nhà, rửa bát đĩa.
Bữa cơm bày biện ra mâm, tôi phải gọi mãi anh mới đủng đỉnh xuống, ăn xong lại leo lên tầng xem phim, ăn quà vặt.
Quần áo mặc xong, vứt lay lắt khắp nhà, tôi phải cặm cụi đi thu dọn. Em dâu nhắc nhở, anh chồng tôi chỉ ậm ừ, có lúc còn mặt mày cau có, tỏ ý khó chịu.
Thấy anh không tiếp thu, tôi nhờ mẹ chồng tác động. Bà chiều con trai, còn quay ra trách con dâu: "Có mấy cái quần cái áo, chị giặt luôn cho xong, tỵ nạnh làm gì".
Tôi nhắc nhiều lần quá cũng bực, chỉ giặt đồ cho bố mẹ và vợ chồng, con cái. Đồ của anh tôi để nguyên. Anh chồng hậm hực ra mặt, mượn cớ mắng cháu để dằn mặt em dâu.
Trước đây, người quen giới thiệu anh đi làm một vài chỗ. Nơi thì anh chê lương thấp, không bõ công lao động. Nơi anh lại kêu ca công việc nặng nhọc. Công ty phân phối hàng gia dụng, làm nhàn, chế độ đãi ngộ tốt, lương khá, anh đùng đùng bỏ ngang vì cãi nhau tay đôi với đồng nghiệp, trong lúc nóng nảy, anh đánh người ta vỡ đầu.
Chồng tôi phải xách hoa quả, tiền bạc đến thăm, giảng hòa cho mọi việc êm xuôi.
Từ ngày đó, anh thất nghiệp, sống như cây tầm gửi ăn bám gia đình. Nếu chỉ phụ thuộc bố mẹ chồng tôi, tôi cũng không đến mức phải than thở như thế này.
Thế nhưng, anh coi việc vợ chồng tôi nuôi anh là điều hiển nhiên. Mỗi lần ra ngoài tụ tập bạn bè, ăn chơi, mua sắm, anh sẵn sàng xin tiền em dâu.
Lúc chồng tôi làm ăn được, những khoản đó tôi ít để tâm nhưng từ khi xí nghiệp chuyển đổi quy mô hoạt động, ít việc, thu nhập chồng tôi bấp bênh, chỉ đủ anh xăng xe, ăn sáng.
Hai năm trở lại đây, bố mẹ chồng bàn giao hết việc nội trợ, điện nước cho vợ chồng tôi tự tính toán, chi tiêu. Mỗi tháng ông bà đóng góp 10 kg gạo và 1,5 triệu.
Lúc này, mọi thứ dồn hết lên hai vai tôi. Tiền học các con, hiếu hỉ, ốm đau... Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
Ngoài căn nhà đang sinh sống, bố mẹ chồng tôi có một căn hộ tập thểt. Ông bà để con trai cả quản lý, cho thuê, lấy tiền tiêu vặt.
Tuy nhiên, từ ngày quản lý, có tiền thuê nhà, anh chồng tôi vẫn tiếp tục ăn bám, không có ý định nộp phí sinh hoạt cho vợ chồng em trai.
Đôi lần, ngồi ăn cơm cả nhà, tôi nhắc khéo, bảo anh phải đóng phí, vì vợ chồng tôi khó khăn, không cáng đáng nổi.
Anh bỏ ngoài tai, coi như chưa nghe thấy gì. Họ hàng khuyên anh lấy vợ, dọn ra ngoài sống, anh tuyên bố, ở vậy cho sướng, khỏi phải lo cho ai lại có cơm ăn, áo mặc thoải mái. Tôi bảo chồng nói với anh cho rõ ràng, chồng tôi lại sợ mất tình cảm anh em.
Tôi phát ốm vì ông anh chồng lười biếng này. Các bạn có cao kiến gì trong rường hợp của tôi hay không? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Chỉ mong có người lắng nghe tôi nói Tôi 30 tuổi, đổ vỡ, thất nghiệp, quê tỉnh lẻ vùng núi Tây Nguyên. Nhà xa trường nên từ lớp 7 tôi đã xa nhà đi ở trọ học dưới huyện, sau này học và làm việc ở Đồng Nai. Có lẽ do bươn chải từ sớm nên trông tôi già trước tuổi so với những người cùng trang lứa. Cao 1,73 m,...