Em dâu được về ngoại ăn Tết nhờ câu nói của chị chồng
Tôi lấy chồng 5 năm thì 3 năm không được về nhà ngoại, năm thứ 4 được về đúng một ngày, chưa kịp hít hà cho đã cái mùi hương bưởi trên tóc mẹ, cái mùi ngai ngái thuốc lào trên người bố đã phải tất tả đi.
Tết đến, đường sá đông đúc, bến tàu bến xe đầy ắp người. Nhìn những dòng người đó, tôi tự hỏi, liệu trong số những con người tất bật đó, những người phụ nữ đó có mấy người đang háo hức về quê với bố mẹ, về với nơi chôn rau cắt rốn với những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ phai. Và trong dòng người đó, liệu có người con dâu nào may mắn được nhà chồng thấu hiểu tâm can, mà sẻ chia cho những nhung nhớ.
Hình minh họa
Tôi lấy chồng 5 năm thì 3 năm không được về nhà ngoại, năm thứ 4 được về đúng một ngày, chưa kịp hít hà cho đã cái mùi thoang thoảng hương bưởi trên tóc mẹ, cái mùi ngai ngái thuốc lào trên người bố đã phải tất tả đi. Năm thứ năm, tôi “vùng lên đấu tranh”, cương quyết về ngoại ăn Tết từ ngày 30 với tuyên bố chắc nịch: “Em sẽ về với bố mẹ Tết này. Còn anh, về cùng em hay không thì tùy!” Chiều vợ, chồng tôi cũng khăn gói về ngoại dù tôi biết, để thành thông lệ luân phiên ăn Tết nội ngoại chắc còn phải trải qua nhiều nước mắt và giận hờn.
Mấy ngày ở quê, được hòa vào không khí quen thuộc hai mươi mấy năm trời, tôi như trẻ lại, thấy mình đúng nghĩa như một đứa trẻ to xác. Tôi thích thú nhìn bố gói cho cháu ngoại cái bánh chưng bé xíu, không quên sà vào ngồi cạnh bố thỏ thẻ “Cho con 1 cái!” Cụ quay sang nhìn tôi, mắng đầy âu yếm “Làm mẹ trẻ con rồi mà như con nít!” Tôi thích thú phụ mẹ ngồi làm mấy món ăn sẵn để trữ trong tủ lạnh ăn dần. Tôi chợt thấy, ở nhà chồng, tôi cũng làm những điều đấy nhưng sao không được hào hứng thế này.
Chiều ba mươi, tôi và em dâu (vợ của em trai tôi) ra chợ hoa, hy vọng “kiếm” được cành đào giá rẻ về chưng ban thờ. Tôi cứ ngó nghiêng hết hàng hoa này đến hàng hoa kia, chỉ trỏ những thứ hay ho nơi chợ Tết. Bất chợt nhìn sang em dâu, tôi thấy mắt em rơm rơm nước. Tôi sững lại, em cũng như tôi, cảnh đi làm dâu, cũng mấy năm rồi em chưa được về ăn Tết với ba mẹ.
Mẹ tôi là người khá là nghiêm khắc và có phần ích kỷ. Cũng chẳng khác mẹ chồng tôi, mẹ tôi không đồng ý cho con dâu về ngoại ăn Tết. Có năm em trai gọi điện tâm sự rằng đang không biết làm thế nào khi vợ muốn về ngoại còn mẹ thì không cho, chẳng biết thuyết phục hai người ra sao. Tôi lúc đó chỉ biết chia sẻ bởi tôi cũng đâu được về ngoại.
Tối hôm đó, hai chị em đang rửa bát ngoài giếng, tôi hỏi em: “Mấy năm rồi em chưa về Tết với bố mẹ?” Em nhìn tôi đầy ngạc nhiên, rồi lại rơm rớm nước mắt “Ba năm rồi chị ạ. Năm đầu tiên em được về một ngày mồng 3. 3 năm nay thì chẳng được về ngày nào. Chị thấy rồi đấy. Nhà mình con trưởng, suốt ngày khách khứa cỗ bàn. Em cũng chẳng biết mở lời thế nào mà xin mẹ”. Sao mà nghe nặng nề hai chữ con trưởng vậy chứ. Nhìn em buồn mà lòng tôi cũng nặng trĩu. Bởi đấy chính là hình ảnh của tôi những năm trước. Khi mà nhớ nhung phải nhường chỗ cho trách nhiệm và “truyền thống”.
Video đang HOT
Tôi lên nhà, thấy cả nhà đang chuẩn bị xem Táo quân. Tôi kéo em trai vào phòng hỏi: “Mọi năm chị không về ai phụ vợ mày việc nhà?” “Ờ thì… vợ em tự làm.” “Sao mày không làm cùng nó?” “Làm cùng mẹ chửi chết!” Thế đấy!
Tôi lại ngồi gần mẹ, thẽ thọt “Mẹ ơi, sáng mồng 2 mẹ cho cái Hương nó về ngoại nhé!” “Cái gì?” Mẹ tôi la toáng lên, cả nhà cũng sững người nhìn tôi. Hương cũng từ dưới bếp đi lên, nhìn tôi đầy ngạc nhiên. “Thì năm nay mẹ có con về đây với mẹ rồi, mẹ cho chúng nó về với ông bà bên đó mấy ngày.” “Lấy chồng…” Không kịp để mẹ nói hết, tôi ngắt lời “Mẹ định bảo lấy chồng rồi thì phải theo chồng chứ gì? Thế con lấy chồng rồi này, sao mẹ vẫn cho con về đây, vẫn chiều con như con nít thế này?
Con nhớ bố mẹ nên con cứ nằng nặc đòi về đây chứ mẹ chồng con cũng đâu muốn. Thì em Hương cũng nhớ bố mẹ em ý chứ. Như bố mẹ nhớ con ấy mà. Thôi năm nay có con về, mẹ cho chúng nó về ngoại mấy ngày. Rồi trước khi vợ chồng con đi, vợ chồng chúng nó lại về đây với mẹ. Bố mẹ vẫn có mấy ngày có con cái quây quần đầy đủ xung quanh đấy thôi!”
Chẳng cãi được lý lẽ của tôi, mẹ tôi miễn cưỡng đồng ý. Em dâu bất chợt òa khóc, cầm lấy tay tôi mà nghẹn ngào không nói nên lời cảm ơn. Nhìn em, nhìn mẹ, ngẫm lại thân mình, thấy sao mà thân phận người phụ nữ mình cứ khổ thế này!
Theo Danviet
Chị chồng bắt em dâu mang thai hộ vì sợ dáng xấu
Quả thực, nghe lời đề nghị của mẹ chồng, em rất sốc. Em đã từng mang thai một lần, em hiểu được cái mệt, cái đau trong quá trình mang thai và sinh con. Vì thế, chưa bao giờ em nghĩ, em sẽ mang thai hộ một ai đó...
Chào các anh các chị. Em năm nay 23 tuổi. Em kết hôn được 2 năm và đã có một cháu gái. Hiện tại, gia đình chồng đang bắt chúng em kế hoạch, hẹn 3, 4 năm nữa mới được sinh con. Mọi người còn đưa ra một lời đề nghị khiến em rất lo lắng và băn khoăn.
Em sinh ra và lớn lên ở Lạng Sơn. Sau khi học xong cấp 3, em thi đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội.
Xuống Hà Nội, em đi thuê trọ và đã gặp được chồng em bây giờ. Anh là con trai của ông chủ dãy trọ nơi em thuê. Hàng tháng anh thay bố mẹ đi thu tiền điện, nước nên hai đứa đã quen và yêu nhau.
Chúng em yêu nhau được 3 năm, đến năm học thứ 4 thì em mang thai nên hai gia đình đã tổ chức đám cưới. Cưới xong, em vẫn được đi học cho đến khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, từ khi sinh con đến nay, em vẫn chỉ ở nhà trông con, phụ giúp bố mẹ chồng bán hàng nội thất.
Ảnh minh họa.
Thời gian gần đây, em có bàn bạc với chồng. Chúng em định tiếp tục mang thai để nuôi con một thể. Sau đó mới tập trung đi xin việc và lo cho tương lai.
Tuy nhiên, khi biết ý định của vợ chồng em, gia đình nhà chồng đã phản đối quyết liệt. Bố mẹ chồng không muốn em sinh con lúc này. Ông bà nhất quyết không cho em đi tháo vòng khi chưa được phép (lúc đặt vòng tránh thai cũng là do mẹ chồng em bắt đi - nv ).
Sau đó, mẹ chồng gọi em vào phòng riêng và đề nghị em hoãn sinh con cho mình vào thời điểm này. Thay vào đó, bà muốn em bồi bổ sức khỏe cho thật tốt để mang thai cho con gái bà - tức chị chồng của em.
Theo lời của bà, sau khi em mang thai cho chị thành công, chị gái chồng em sẽ xin việc cho vợ chồng em vào bất cứ nơi nào chúng em muốn. Đồng thời, cho em thêm một khoản tiền để phòng thân.
Em hỏi bà rằng tại sao chị không tự mang thai mà lại bắt em làm việc đó thay mình? Mẹ em bảo, chị sợ dáng xấu.
Phải nói, chị chồng em rất đẹp. Chồng lại là đại gia. Cuộc sống của chị khá giả và sung sướng lắm. Thế nhưng, cưới nhau đã 4 năm mà chị ấy vẫn chưa chịu sinh con.
Hơn một năm trở lại đây, chồng chị ấy bắt chị phải sinh con, nếu không anh sẽ ly hôn và cưới một người phụ nữ khác. Điều này khiến chị ấy và bố mẹ em rất lo lắng. Mọi người động viên chị ấy hy sinh bản thân để sinh con cho chồng nhưng chị ấy sợ đau, sợ mệt và đặc biệt là sợ xấu dáng nên nhất định không để có thai.
Chị ấy bàn đã từng với mẹ chồng em về việc nhắm em làm người mang thai hộ. Tuy nhiên, em mới sinh con nên mọi người chưa tiện nói. Bây giờ, nhân việc em muốn sinh con, bà mới nói ra sự thật với em.
Quả thực, nghe lời đề nghị của mẹ chồng, em rất sốc. Em đã từng mang thai một lần, em hiểu được cái mệt, cái đau trong quá trình mang thai và sinh con. Vì thế, chưa bao giờ em nghĩ, em sẽ mang thai hộ một ai đó.
Em bàn với chồng để tìm lời từ chối. Tuy nhiên, chồng em không dám lên tiếng. Anh rất sợ bố mẹ và chị gái của mình. Bên cạnh đó, anh cũng đang nhờ chị xin việc nên không thể không giúp chị việc này.
Em thì không muốn mang thai nhưng em không biết phải từ chối thế nào. Hơn nữa, em cũng biết, nếu em không đồng ý, cả nhà chồng sẽ quay lưng với em. Bố mẹ chồng em sẽ đay nghiến, chì chiết em suốt phần đời còn lại.
Còn chị gái chồng thì sẽ chửi bới, thậm chí còn có thể đuổi em ra khỏi nhà, hoặc bắt chúng em phải ly hôn. Bởi vì, trong gia đình, chị ấy là người giàu có nên có tiếng nói nhất.
Trước đây khi em mang thai, cả nhà chồng em bắt em bỏ thai và không cho cưới nhưng chị ấy chỉ nói một câu mà cả nhà phải răm rắp làm theo.
Mong mọi người hãy cho em lời khuyên.
Vi Thị Mai (Lạng Sơn)
Theo VietNamNet
Thư chị chồng gửi em dâu: Hãy sống thư thái, đây là gia đình, tổ ấm thứ 2 của em Em hãy cứ sống thư thái, nhẹ nhàng và tập quen dần nơi này. Giống như nhà mẹ đẻ, đây là gia đình, tổ ấm thứ hai, em hãy thật thoải mái trong ngôi nhà của mình. ảnh minh họa Nhà thêm một thành viên mới. Mọi sinh hoạt trong gia đình tuy vẫn như cũ nhưng có vẻ nền nếp hơn. Sự...