Em dâu đi “làm thêm” ban trưa
Khi mọi người tranh thủ nghỉ trưa thì em dâu lại vội vã đi “làm thêm” ở nhà nghỉ
Sau khi đọc bài viết Người yêu bỏ tôi đi làm cave, tôi rất thông cảm và hiểu nỗi lòng của bạn. Qua đây, tôi cũng muốn chia sẻ với bạn câu chuyện của em trai tôi, nó cũng đã từng yêu một cô gái “bán thân” như người yêu của bạn.
Trước đây, em trai tôi có yêu một cô bé miền Tây. Cô ấy không được học hành tử tế, cũng không có nghề nghiệp gì nhưng sở hữu vẻ đẹp trời phú, cộng với sự chân thật của mình, cô ấy đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của cậu em tôi.
Dù biết cô ấy đã từng lăn lộn khắp nơi với cái nghề “bán thân nuôi miệng” nhưng em trai tôi vẫn bỏ qua tất cả quá khứ để đón nhận và yêu thương cô ấy. Khi biết được điều đó, tôi hết sức phản đối nhưng em trai tôi vẫn kiên quyết: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại. Hơn nữa, cũng vì cuộc sống quá khó khăn, vất vả, cô ấy phải phụng dưỡng bố mẹ, nuôi các em đi học nên mới phải làm công việc nhơ nhớp ấy. Anh cũng đừng nghĩ ai làm cái “nghề” ấy cũng xấu xa… mà hãy tiếp xúc, tìm hiểu sự việc thì sẽ biết, bản chất của họ sẽ tốt đẹp như thế nào. Hơn nữa, bây giờ cô ấy cũng vì em mà bỏ nghề rồi… em mong anh đừng nói gì làm tổn thương đến cô ấy nữa”.
Thấy em trai nói vậy, tôi cũng củng cố được niềm tin phần nào và nghĩ rằng, chắc hai đứa đến với nhau bằng tình yêu chân thành nên có ngăn cản, phản đối cũng chẳng giải quyết được gì. Vì thế, tôi đã cố gắng vun đắp tình yêu cho hai đứa, động viên em trai cố gắng làm ăn và tìm cho cô em dâu tương lai một công việc để đỡ “nhàn cư vi bất thiện”,
Khi em dẫn người yêu về nhà, thấy nàng dâu tương lai xinh đẹp, lại nói chuyện chân thành, ngoan ngoãn nên cả gia đình tôi vui mừng ra mặt. Bố mẹ thấy thế cũng giục hai đứa sớm làm đám cưới để ổn định cuộc sống.
Thấy em dâu ngoan hiền, lễ phép nên cả nhà tôi ai cũng yêu quý (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Kể từ khi được em tôi tha thứ và đón nhận, cô ấy yêu thương em tôi hết lòng và tuyệt đối chung thủy với chồng, cũng như rất biết chăm lo, vun vén cho hạnh phúc của hai đứa. Thậm chí lúc đầu, cô ấy bỏ luôn số điện thoại cũ (số ngày xưa thường dùng để liên lạc với khách)… nhưng sau những cuộc gọi của bạn bè, người thân, cô ấy sợ em trai tôi “hiểu nhầm” nên đã cho luôn điện thoại và quyết định không dùng điện thoại nữa.
Rồi hai người đã làm đám cưới trong sự chúc phúc của hai gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Ai cũng bảo hai đứa “đôi lứa xứng đôi” khi em trai tôi có công ăn việc làm ổn định, còn em dâu thì xinh đẹp, hiền lành và cũng vừa mới tìm được một công việc khá tốt.
Sống với nhau được một năm, cả gia đình tôi đều nhìn thấy sự hạnh phúc rạng ngời trên khuôn mặt hai đứa. Em dâu hết lòng yêu thương em trai tôi, luôn biết vun vén cho gia đình, lại hiếu thảo với bố mẹ chồng nên bố mẹ tôi cũng rất quý và thương em dâu như con đẻ của mình vậy.
Thế nhưng, chỉ hơn một năm sống với nhau thì cô ấy bắt đầu trở về “cuộc sống bản năng” của mình…. Trước đây, cô ấy tuyên bố “không dùng điện thoại nữa” để tạo dựng niềm tin tuyệt đối với em trai tôi. Nhưng đến khi em trai tôi đã tin tưởng vợ hoàn toàn thì cô ấy lại giấu diếm em tôi để lén lút qua lại với những gã đàn ông khác.
Sau khi nghe đồng nghiệp của vợ bàn ra tán vào, em trai tôi đã quyết định đến cơ quan vợ để điều tra cho rõ ngọn ngành. Cậu ấy đã thật sự sốc khi chứng kiến cảnh vợ mình leo lên xe một gã đàn ông lạ và lao đến một nhà nghỉ cách đó hơn 1km.
Vậy là tất cả mọi việc đã rõ. Tối đó, em tôi mời mọi người trong nhà đến họp gia đình. Và cậu ấy đã khiến cả nhà sốc nặng khi tuyên bố sẽ ly hôn vì “không chấp nhận lấy vợ về làm đĩ”.
Dù cô ấy có khóc lóc van xin thảm thiết thì em trai, cũng như cả gia đình tôi đều quyết định trả cô ấy về với cuộc sống trước đây, để cô ấy được tiếp tục làm với công việc “nhàn nhã” mà kiếm được rất nhiều tiền.
Giờ đây, em trai tôi vẫn chưa thể nào nguôi ngoai mối tình đó… Có lẽ, sẽ rất khó để cậu ấy lấy lại được niềm tin vào một người phụ nữ khác. Còn cô ấy, sau khi trở về quê thì lại tiếp tục với công việc “bán trôn nuôi miệng” của mình.
Bạn ạ! Khi một người không có đủ dũng khí để “hoàn lương” và không chấp nhận được việc lao động đích thực… thì có lẽ, ta không nên ép buộc họ phải sống một cuộc sống khuôn phép, gò ép của gia đình mà hãy giải thoát cho họ để họ được làm những điều mình muốn!
Tôi cũng khuyên bạn hãy quên cô gái ấy đi để tìm lại cho mình một người con gái khác, xứng đáng với tình yêu thương của bạn dành cho họ.
Chúc bạn sớm vui vẻ trở lại!
Theo VNE
Đường Nguyễn Gia Thiều: Một không gian xanh
Tôi thích đi trên đường Nguyễn Gia Thiều vào những ban trưa, nhất là trong cữ thu này.
Lớp lớp vườn xanh hai bên đường gọi gió thu qua chở nắng "nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây" hè phố. Và bạn sẽ tan chảy cảm xúc khi bất chợt một tiếng gà trưa cất lên như thức dậy mùi rơm rạ vụ mùa cánh đồng Hưng Dũng, của tiếng chổi tre khua động góc vườn nhà ai đó... Đường quả là một không gian phố yên tĩnh hiếm hoi của vùng trung tâm Thành phố Vinh...người con ưu tú đóng góp xuất sắc cho quê hương, đất nước, nhưng những ngôi nhà thờ dòng họ ấy vẫn bé nhỏ, giản dị mà tôn nghiêm, không như đâu đó phải khoa trương tốn kém. Đó âu cũng là một điều đáng ngẫm ngợi ở phố vậy!
Đường Nguyễn Gia Thiều.
Phố ít các dịch vụ tân thời, hàng ẩm thực cũng hết sức đơn giản với các món dân dã: cháo lòng, thịt nghé, lươn cá đồng... Nhưng lại là chốn ưa thích để bạn bè hẹn hò tri kỷ. Dăm ba chiếc chõng tre kê mặt phố bán hàng rau xanh, hàng nước chè có cụ bà bỏm bẻm nhai trầu mặn chuyện... là đã lao xao lên trưa phố rồi! Tôi được quen một nhà thơ phố ấy và đọc nhiều thơ anh. Khi viết anh thường ghi tựa dẫn cảm xúc của mình nơi phố là "Làng Yên". Anh nhạy cảm, tinh tế để lọc ra được nét riêng của phố, hay hồn riêng của phố ấy đã đồng điệu trong tâm cảm của người yêu thơ, làm thơ?; mà, "Làng Yên" đã đưa đến trong thơ anh cảm xúc chân thực ở từng hình ảnh, chi tiết, ý tứ lay động đến day dứt? Tôi mạo muội gọi đó là một "tình quê hương đến độ" từ yêu thương ngôi nhà, mảnh vườn và con phố nơi mình đang sống, đâu cần sự ám ảnh "khi ta đi đất mới hóa tâm hồn"!
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Khắc ở P. Hưng Dũng mấy năm tuổi trên đường Nguyễn Gia Thiều.
Một bộ phận dân cư cuối đường Nguyễn Gia Thiều còn làm ruộng, chăn nuôi, nhưng đời sống đã khấm khá. Nhiều nhà đã xây được nhà cao tầng khang trang. Dù thế, gần như sinh hoạt của họ còn lưu giữ nếp làng quê. Xóm đã lên khối, người nông dân đã là thị dân. Giữ nếp quê nhưng người thị dân làm ruộng ấy không bàng quan với những gì nhịp sống mới nơi phố đông lan tỏa vào; họ chắt lọc những gì tốt đẹp để cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước cải thiện hạ tầng dân sinh, giữ được vệ sinh phong quang ngõ khối, đường phố, chăm sóc cây xanh lề đường và tô điểm những kiến trúc xây dựng làm sáng dần lên mặt phố đô thị hướng đến văn minh...
Tự hỏi, nếu một ngày phía cuối đường nơi cánh đồng Hưng Dũng mọc lên những khu đô thị mới, thì đường Nguyễn Gia Thiều sẽ ra sao? Có thể tôi sẽ không còn gặp những ban trưa phố với nếp tĩnh lặng hiếm có; sẽ không còn vẻ khiêm nhường mặt phố để cảm nhận làn gió thu chở "nắng nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây"... Nhưng âm hưởng một Làng Đỏ - Làng Yên hẳn sẽ mãi còn ở trong tâm tư mỗi người ở phố, để luôn tạo cho phố một nét riêng cảnh tình gần gũi, thân thương.
Bài, ảnh: Đình Sâm
Nguyễn Gia Thiều sinh ngày 22/3/1741 ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là làng Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Do gia đình bên ngoại thuộc họ nhà Chúa (Trịnh), nên từ lúc lên năm, sáu tuổi Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ Chúa. Năm 1759 khi mới 18 tuổi, ông giữ chức Hiệu úy, quản Trung mã tả đội. Sau đó ông làm chỉ huy Thiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa. Vì có công nên ông được phong tước hầu - Ôn Như Hầu. Năm 1789, vua Quang Trung lập triều Tây Sơn, mời Nguyễn Gia Thiều ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối và về sống ở làng quê. Nguyễn Gia Thiều là người có sự hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí. Ông có nhiều tác phẩm thơ, trong đó nổi tiếng nhất là "Cung oán ngâm khúc". Nguyễn Gia Thiều mất ngày 22/6/1798, thọ 57 tuổi. Tên của ông được đặt tên đường ở một số đô thị trên cả nước.
Theo Baonghean