Em dâu “dằn mặt” mẹ đẻ tôi vì không thể cam chịu nổi nữa
Đến nước này, thì người hiền lành và cam chịu như em dâu tôi cũng phải trở thành đứa con dâu hỗn láo.
Nhà tôi chỉ có 2 chị em. Bố tôi mất sớm khi tôi mới 7 tuổi còn em trai 4 tuổi. Mẹ ở lại nuôi chị em tôi khôn lớn. Cả 2 chị em tôi đều cố gắng học hành và ổn định công việc rồi mới lập gia đình.
Tôi kết hôn được 3 năm thì em trai tôi cũng tìm được 1 nửa của mình. Em dâu tương lai của tôi là bạn học cùng lớp đại học với em tôi. Qua tiếp xúc vài lần, tôi thấy em là người hiền lành, ăn nói dễ nghe và sống tình cảm. Hơn nữa, em cũng rất khéo tay.
Khi em trai dẫn em dâu về nhà ra mắt, tôi nghĩ mẹ sẽ mừng lắm vì sắp có được 1 người con dâu ưng ý. Vậy mà thái độ của mẹ lạnh lùng hơn tôi tưởng.
Khi em vừa chào ra về, mẹ tôi đã bĩu môi bảo: “Không biết yêu đương thế nào hay thấy thằng Hòa nhà mình giai Hà Nội lại bám lấy?”. Tôi chột dạ khi nghe lời đó thốt ra từ chính mẹ mình. Tôi nói bà không nên nói thế thì bà bảo con gái bây giờ tinh lắm, ai chẳng tính toán khi yêu.
Tuy không đồng ý con trai yêu người phụ nữ như vậy nhưng cuối cùng mẹ tôi vẫn phải đồng ý làm đám cưới cho 2 em. Nhưng cũng từ khi em trai tôi chính thức lấy vợ, cuộc sống của gia đình bên ngoại không ngừng nổi sóng.
Ngay từ những ngày đầu em dâu mới về, mẹ tôi đã tỏ rõ uy lực của người ở vị trí mẹ chồng. Từ ngày có con dâu, bà mặc nhiên không động chân động tay vào bất cứ việc gì, tất cả đều phó mặc em dâu lo liệu. Trước đó, bà thương con, hy sinh cho con cái bao nhiêu thì nay bà trở nên lạnh lùng, vô trách nhiệm bấy nhiêu.
Video đang HOT
Có hôm tan sở về, tôi ghé qua nhà mẹ đẻ chơi. Lúc đó đã khoảng 6h tối, vẫn thấy bà ngồi xem tivi, tôi hỏi: “Mẹ không cơm nước gì à? Dạo này, con thấy thằng Hòa bảo vợ nó bận lắm, toàn về muộn mà!”. Mẹ tôi đáp: “Muộn thì ăn muộn, tao cũng chẳng đói, ai mà hầu được, để nó làm cho nó biết việc. Phải cứng ngay từ đầu may ra sau này nó mới biết mẹ chồng là ai”. Tôi chỉ biết thở dài với cái kiểu nói của mẹ.
Được cái tôi và em dâu có mối quan hệ rất tốt nên mọi chuyện cô ấy đều tâm sự với tôi mà chẳng ngại tôi là chị chồng. Cô ấy phàn nàn mẹ khó tính, hay chấp vặt. Mà quả đúng, có sang nhà ngoại cuối tuần ăn uống, tôi mới thấy mẹ tôi để ý em dâu từng ly từng tí một.
Nào thì bà soi xem em dâu rửa bát thế nào, có tốn nước không, quét nhà có sạch không, thậm chí còn để ý cả miếng ăn trong bữa ăn. Nhiều lúc tôi thấy ngại thay cho mẹ đẻ mình và đều phải tìm cách động viên em dâu.
Gần đây, quá đáng hơn, bà còn đòi vợ chồng em dâu đưa hết lương cho bà quản lý. Là tôi mà bị mẹ chồng đề nghị thế, tôi cũng chẳng chịu nữa mà. Tôi nói mẹ đẻ và bảo cả 2 em không phải đưa, vậy là bà hằn học, giận dỗi tôi và vợ chồng em trai đến cả tháng trời. Không khí lúc nào cũng căng như dây đàn khiến tôi cũng nản và chẳng muốn sang chơi nữa.
Đi lấy chồng rồi, nhiều lúc tôi cũng thấy khổ thân em trai và em dâu. Em trai tôi là chồng mà nhiều khi muốn chiều vợ 1 tí cũng khó, có muốn liếc vợ 1 cái cũng phải liếc trộm vì sợ mẹ bắt gặp. Bởi nếu không, bà lại giận và cho rằng em trai yêu vợ hơn yêu mẹ. Là con gái mà nhiều lúc tôi cũng thấy ngột ngạt nữa là con dâu.
Tối cuối tuần rồi, vì ăn cơm sớm nên 2 vợ chồng tôi lại cho con sang nhà bà ngoại chơi. Vừa bước chân vào cổng, tôi đã nghe tiếng mẹ chửi bới em dâu: “Mày là đứa mất dạy, khố rách áo ôm, mày về đây tao dạy mày điều hay lẽ phải mày không nghe, mặt cứ lì ra. Thằng Hòa nhà tao hiền bị mày lừa”.
Đến nước này, thì người hiền lành và cam chịu như em dâu tôi cũng phải trở thành đứa con dâu hỗn láo. Em dâu mặt mày nóng giận bừng bừng nói những lời “dằn mặt” mẹ chồng: “Bố mẹ con nghèo nhưng cho con được học hành tử tế, biết đối nhân xử thế chứ không phải là đứa mất dạy như mẹ nói. Nếu mẹ luôn nghĩ như thế, từ nay nếu con còn ở đây, con sẽ học cách sống mất dạy theo đúng nghĩa mẹ bảo”. Nói xong, em dâu vừa ấm ức khóc vừa chạy lên tầng đóng chặt cửa nằm khóc.
Nghe toàn bộ cuộc cãi vã nảy lửa giữa mẹ chồng và em dâu mà tôi bất ngờ và bất lực. Ngồi hỏi nguyên nhân thì em trai tôi cho biết, 2 người cãi nhau chỉ vì em dâu tự ý đổ thức ăn thừa mà không hỏi ý kiến bà. Tôi thật không biết nói gì với mẹ đẻ của mình nữa.
Hiện, dù biết bà sai nhưng cả tôi và em trai chẳng biết làm sao để mẹ tôi thay đổi thái độ với em dâu? Trong khi, em dâu tôi 2 hôm nay thì quá chán ngán và cứ một mực đòi chồng dọn ra ngoài ở riêng. Là chị chồng, tôi phải giúp hàn gắn tình cảm giữa mẹ và em dâu thế nào cho tốt đẹp hơn, làm thế nào để mẹ tôi cũng coi em dâu như con gái của bà?
Theo Afamily
Đàn bà kiểu gì cũng khổ?
Dì ruột của tôi muộn chồng. Ngoài 40 tuổi dì tôi mới đồng ý lấy một người đàn ông góa vợ, con trai chết vì tai nạn giao thông nên cũng cần có con nối dõi.
Nhìn bề ngoài, chồng của dì có dáng vẻ đứng đắn, ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự nên rất được lòng anh em nhà vợ. Trước đám cưới, dì tôi "tham khảo" ý kiến của rất nhiều người, nhiều câu hỏi được đặt ra có nên lấy ông ấy hay không? Ông ấy có tốt hay không ? Có "nên" hay không cố kiếm lấy đứa con cho vui cửa vui nhà. Tính toán, cân nhắc chán chê dì tôi đồng ý về làm vợ ông ấy, cho con có bố, mẹ có người nương tựa lúc tuổi già.
May mắn, đứa con của dì chào đời đúng ý nguyện. một cậu con trai giống bố, mũi cao dọc dừa, đẹp như tranh... Chỉ có dì tôi là khô héo vì vất vả làm lụng, chăm con, chăm sóc bố mẹ chồng. Nhiều người tỏ rõ sự thương hại, họ bảo "đang yên đang lành, lấy chồng chi cho mệt thân, chỉ cần kiếm đứa con là đủ rồi".
Bởi trước đó dì tôi chăm chỉ làm lụng, đã có một số vốn kha khá, sống thoải mái thích làm thì làm, không thích thì thôi, còn bây giờ, lấy chồng già rồi è mình chăm bẵm cả mấy ha đồi rừng, nuôi gà, thả cá làm chẳng thiếu việc gì người cứ ngày một gầy gò, già nua. Đã vậy tiền bạc bao năm gì chắt chiu làm lụng lúc lấy chồng gom làm của chung, và thế là mang về trả nợ cho nhà chồng, đem cho con chồng gọi là "có tí vốn làm ăn" ...coi như hết.
Ảnh minh họa
Thỉnh thoảng, dì tôi cũng bị chồng đánh, chuyện cãi nhau cũng thường xuyên xảy ra. Có chuyện gì, mâu thuẫn lớn nhỏ dì cũng đều kể cho gia đình đằng ngoại nghe. Kể lể, khóc lóc chán chê dì tôi chốt lại bằng câu khẳng định: "Lão ấy nóng tính, nhưng cũng may không cờ bạc rượu chè, gái gú. Mà đã là đàn bà thì kiểu gì cũng khổ".
Chuyện lấy chồng muộn của dì tưởng chừng chỉ có vậy, ai ngờ bạn tôi kể đã có lần chồng dì tôi tới nhà nó và buông lời tán tỉnh. Một lần chỉ có bạn ở nhà, ông ấy đã chạy đến gần và ôm chầm lấy bạn. Một người đàn ông ngoài sáu mươi tuổi có ý đồ xấu xa với cháu gái ngoài hai mươi thật khó chấp nhận ...Đến chuyện ông ấy thường xuyên vắng nhà, để dành tiền đi "chơi gái" trên tỉnh cũng tới tai tôi.
Bữa nhà có việc đi cùng xe của ông ấy, tôi ngạc nhiên khi ông ấy chỉ nhà cô gái mà ông ấy đã từng có ý lấy về làm vợ. Ông ta tiếc vì trót lấy dì tôi: "Ngày trước lấy con bé ấy có phải tốt không, nó có lương lậu đàng hoàng, dáng dấp lại ngon lành ..." Thỉnh thoảng, nhà có đám giỗ chạp, mời cơm tôi lại cố tránh mặt chồng của dì. Tôi thấy kinh tởm mỗi khi nghe ông ta kể chuyện chứng tỏ bản thân đứng đắn, tử tế, được lòng mọi người.
Có khi tôi cũng muốn vạch mặt con người xấu xa, bẩn thỉu kia. Nhưng lại nghĩ đến đứa con của dì, nó còn nhỏ và rất cần có một người bố hoàn hảo. Rồi còn dì ruột của tôi, dì muộn chồng, chồng không yêu thương ...bất hạnh, khổ sở như vậy là đã quá đủ rồi, tôi không muốn gì phải khổ tâm thêm nữa!
Theo Blogtamsu
Hôn nhân Việc gì phải vội? Nếu bạn nghĩ nghĩa vụ của người vợ chỉ đơn giản gói gọn trong việc "nhà cửa" với mấy việc lặt vặt như nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, dọn dẹp... thì lầm to. Từ xưa đến nay, trong sách vở, trong những bài ca dao tục ngữ hay sâu trong quan niệm cũ, hi sinh là một đức tính đáng trân trọng...