Em có muốn cùng chàng thợ mộc xây tổ ấm
Anh sinh ra và lớn lên ở Đồng Nai, gia đình gốc Bắc, theo đạo Thiên chúa và có truyền thống làm nghề mộc.
Chào em – cô gái anh đang tìm kiếm. Anh tin là một ngày nào đó sẽ tìm được em – một nửa của cuộc đời anh. Anh sinh năm 1987, hiện sống ở thành phố Biên Hòa. Học hết cấp 3, anh không học lên đại học mà phụ bố mẹ làm việc ở xưởng gỗ của gia đình.
Khi nói về thợ mộc, nhiều người sẽ nghĩ đến những người lao động tay chân, mặt mày lấm lem vì bụi gỗ. Như thế cũng đúng vì anh hay ở xưởng và đôi lúc phải tự tay làm ra những sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có lẽ do anh tiếp xúc với nghề từ khi còn bé nên những cực khổ đó cũng không là gì so với niềm vui khi mình đem lại sản phẩm đẹp và ưng ý cho khách. Có khi là chiếc giường cho đôi vợ chồng trẻ, có khi là bộ sofa, hoặc một phòng bếp với đầy đủ tiện nghi và rất nhiều sản phẩm khác. Khi đem lại niềm vui cho người khác, nhiều lúc anh cũng dừng lại và nghĩ về bản thân, đến lúc anh sẽ làm những điều đó cho tổ ấm của riêng mình, gia đình đó có anh và em.
Anh không khô khan lắm đâu. Tuy không học cao nhưng cũng trang bị đủ kiến thức để phục vụ công việc. Anh biết một số phần mềm vi tính, một chút tiếng Anh và tiếng Trung, biết chơi guitar và tham gia vài hoạt động tập thể. Anh không hút thuốc, rượu bia thì thỉnh thoảng một tháng vài lần. Lâu lâu anh cũng đi du lịch, chủ yếu là đi thăm mấy bạn ở xa vài ba ngày rồi lại về với công việc.
Video đang HOT
Có lẽ chưa tới duyên nên đến giờ anh vẫn một mình. Nếu em không ngại, hãy để lại thông tin để anh liên lạc nhé.
'Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm', chuyện ấy xưa rồi!
Một bàn tay vỗ sẽ chẳng thành tiếng. Mái ấm gia đình chẳng thể tròn trịa hạnh phúc nếu chỉ mình tôi nỗ lực vun đắp. Giá như Liên hiểu điều đó...
"Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, chuyện ấy xưa như trái đất rồi!" - Liên đã quát vào mặt tôi như thế, sau trận cãi vã muôn thuở giữa hai vợ chồng. Tôi uất nghẹn nhìn cái bóng của Liên khuất dạng sau cánh cổng sang trọng.
Chúng tôi cưới nhau sau ba năm quen biết, những tưởng sự khác biệt về tình cách, sở thích, thói quen đều có thể bổ khuyết bằng tình yêu và sự cảm thông. Đứa con gái hai tuổi là chiếc cầu nối tuyệt vời cho tổ ấm của chúng tôi thêm phần viên mãn. Vậy mà càng ngày Liên càng bộc lộ cái tính xem thường chồng lương bổng ít ỏi, xem thường nhiệm vụ thắp lửa cho mái ấm gia đình.
Một bàn tay vỗ sẽ chẳng thành tiếng. Mái ấm gia đình chẳng thể tròn trịa hạnh phúc nếu chỉ mình tôi nỗ lực vun đắp. Ảnh minh họa.
Tôi là nhân viên bình thường ở cửa hàng điện máy. Còn Liên là trưởng chi nhánh của một công ty du lịch. Khoản thu nhập hàng tháng của tôi chỉ vừa đủ góp vào mua sữa cho con, còn các khoản chi tiêu trong gia đình hầu như đều một tay Liên chu toàn bởi khoản thu nhập cao ngất ngưởng. Ngay cả căn nhà sang trọng chúng tôi mới sửa sang phần nhiều cũng là công sức Liên bỏ ra.
Hiểu và trân trọng công Liên trong việc dựng xây tổ ấm, tôi chưa hề phụ bạc vợ mình. Hết giờ làm, tôi luôn tranh thủ về nhà chơi với con, phụ vợ vài việc lặt vặt khi Liên đang bận ở công ty. Cờ bạc, rượu chè, bồ bịch, tôi không hề dính dáng bởi tôi luôn nâng niu hạnh phúc gia đình mà mình đang có, quan trọng là tôi hết mực yêu vợ, thương con gái nhỏ.
Vậy mà, dạo gần đây Liên vắng nhà thường xuyên. Công việc dẫu bận rộn thế nào đi nữa thì cô ấy cũng không nên phó mặc việc nhà cho tôi còn con gái nhỏ gửi cho bà vú suốt ngày đêm. Tổ ấm của chúng tôi dần nguội lạnh từ lúc nào chẳng biết. Cứ gọi điện thì cô ấy bảo đang bận giải quyết công việc, nhờ tôi cắm cơm, pha sữa cho con.
Hôm qua mẹ tôi ở quê lên thăm con cháu, đợi mãi cô con dâu chẳng được đành bắt xe về quê. Ánh mắt bà buồn buồn cùng tiếng thở dài nghe nẫu ruột. Mẹ ậm ừ rồi cũng buông câu nói đã giấu kín trong lòng từ lâu: "Con coi mà giữ vợ. Đàn bà ra ngoài làm việc vất vả trăm bề nhưng cám dỗ cũng nhiêu khê. Đừng để tổ ấm nguội lạnh quá rồi đến lúc thổi lửa thế nào cũng chỉ khơi lại đống tro tàn...".
Tôi hiểu ý mẹ. Đó cũng là nỗi khổ tâm của tôi bao lâu nay khi vợ giỏi kiếm tiền hơn, bận rộn hơn mình. Bao lâu nay, việc xây nhà là của đàn ông, còn người phụ nữ trong gia đình vẫn luôn giữ phận xây tổ ấm. Đắng lòng thay, tổ ấm của chúng tôi lại đổi chỗ một cách tréo ngoe: vợ kiếm tiền, chồng lo việc nhà.
Tôi vốn chẳng nề hà gì chuyện nhà cửa, bếp núc. Nấu cho con bữa cơm ngon là niềm vui, giúp vợ thu vén nhà cửa cũng là cách thể hiện tình yêu thương đơn giản nhất. Nhưng giá như tấm lòng của chồng được vợ trân trọng chứ không phải bị xem thường như hiện nay.
Tối qua Liên về nhà muộn, tôi thức đợi cô ấy bên bàn trà và dự định trải lòng thẳng thắn với vợ về sự cân bằng giữa công việc và gia đình. Sau lời mở đầu của tôi, Liên dường như mường tượng được điều gì đang xảy ra và cô ấy cướp lời: "Hay là anh nghỉ việc ở cửa hàng điện máy về lo việc nhà thay em? Em kiếm tiền giỏi hơn sẽ lo kinh tế".
Tôi lặng lẽ nhìn người vợ yêu thương của mình mà thấy xa lạ quá! Cô ấy không hiểu, không muốn hiểu nỗi lòng, ước mơ vun đắp hạnh phúc gia đình của tôi. Tôi nào đâu có phân biệt rạch ròi nhiệm vụ "xây nhà", "xây tổ ấm" cho riêng ai đâu. Tôi lại càng không cấm cản việc cô ấy đeo đuổi sự nghiệp, không ép uổng cô ấy phải toàn tâm toàn ý chăm lo cho gia đình.
Sau một hồi tranh luận, Liên tức giận buông câu "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, chuyện ấy xưa như trái đất rồi!". Bóng Liên vừa khuất sau cửa, cõi lòng của tôi rệu rã nghĩ về những cố gắng níu kéo, thu xếp, vun vén của mình trong thời gian qua mà tiếc nuối và xót xa.
Một bàn tay vỗ sẽ chẳng thành tiếng. Mái ấm gia đình chẳng thể tròn trịa hạnh phúc nếu chỉ mình tôi nỗ lực vun đắp. Giá như Liên hiểu điều đó.../.
Để gia đình thực sự là "tổ ấm"! Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình đang dần bị mai một. Để gia đình thực sự là 'tổ ấm',là 'tế bào' lành mạnh của xã hội, là 'pháo đài' chống lại và đẩy lùi các tệ nạn xã hội... đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình luôn phải...