“Em có bầu, anh cũng phải tìm nơi khác giải quyết nhu cầu chứ!”
Tôi lên mạng tìm đọc những tâm sự của các chị em khác cũng trong hoàn cảnh như tôi: người thì quyết tâm bỏ, người chọn ở lại bởi lo cho con cái, gia đình. Còn tôi, tôi thấy đau nhói khi nghĩ đến chuyện bỏ chồng.
Có thể nhiều người sẽ không tin, nhưng tôi đang yêu đơn phương người mà hàng đêm tôi vẫn đầu gối tay ấp.
Suốt thời sinh viên, tôi có một mối tình đẹp với một anh hơn tôi 4 tuổi. Bạn bè tôi ai cũng bảo số tôi sướng. Ừ, lúc đấy tôi cũng thấy tôi sướng thật. Ai đời một đứa vụng về, cẩu thả chẳng biết nấu một bữa cơm ra hồn, cũng chẳng biết sắp xếp chuẩn bị quần áo mỗi khi lớp đi chơi xa lại vớ được anh – một người quá hoàn hảo.
Từ nấu cơm, sửa điện, đến sửa xe… chẳng có gì là anh không biết. Đã thế, anh lại còn ngoan hiền, lễ phép. Ngày đầu anh ra mắt gia đình tôi, bố mẹ tôi suýt ngất vì không nghĩ tôi lại kiếm được một anh người yêu tốt như vậy. Bố mẹ chỉ lo anh chán tôi rồi bỏ, còn tôi thì chẳng bao giờ sợ anh bỏ tôi, dù tôi là một đứa “cho cũng không ai thèm lấy” như lời mẹ tôi phán.
Đúng là anh không bỏ tôi thật, mà là tôi bỏ anh. Ra trường đi làm được 3 tháng thì tôi nói lời chia tay dù trước khi tốt nghiệp 2 bên gia đình đã tính đến chuyện cưới xin. Lý do là vì tôi không thể cưỡng lại sức hút của anh chàng đồng nghiệp cùng công ty. Biết chuyện, bố mẹ tôi làm ầm lên.
Một số bạn bè còn nói cho tôi biết anh chàng đồng nghiệp của tôi đào hoa lắm, list bạn gái dài cả cây số. Vốn tính bướng bỉnh, bố mẹ, mọi người càng cản tôi càng không nghe. Lúc đó tôi – một đứa con gái chưa va chạm với đời bao giờ – nghĩ đơn giản “Yêu là cưới”, “anh ấy yêu nhiều nhưng cuối cùng đã chọn mình đấy thôi”. Tôi nhanh chóng làm đám cưới với người-tôi-yêu trong sự bất ngờ của bạn bè và buồn bã của bố mẹ.
“Đời con con quyết. Sướng khổ con chịu” – Tôi đã từng hùng hồn tuyên bố như vậy với bố mẹ khi làm đám cưới. Và ngay đêm tân hôn, tôi đã biết thế nào là những giọt nước mắt cay đắng.
Sau phút giây đê mê thăng hoa, tôi ngỡ ngàng khi vừa nằm trong vòng tay chồng, vừa nghe anh kể… chiến tích có bao nhiêu cô từng ái ân với anh trên chính chiếc giường này. Đêm đó, tôi nén tiếng khóc, nước mắt cứ thế rơi ướt đẫm gối. 4 giờ sáng, tôi thôi không khóc nữa, cười mỉm và quay sang ôm chồng đang ngáy o o: “Ừ, mọi thứ đã là quá khứ rồi, giờ anh là của mình”.
Nhưng tôi đã nhầm. Khi tôi có bầu con trai đầu lòng, tôi nghe loáng thoáng mọi người bàn tán chồng tôi đang qua lại với một chị hơn 3 tuổi cùng công ty của tôi và chồng tôi. Tôi không tin, gặng hỏi anh. Một lần nữa, anh khiến tôi đứng hình khi không hề phủ nhận, mà còn kể rất thản nhiên: “Đúng rồi, em có bầu anh cũng phải tìm nơi giải quyết nhu cầu chứ. Em phải thấy may là anh nghĩ cho em, không quan hệ lăng nhăng với cave đấy”.
Nỗi khổ tâm của tôi tất nhiên tôi không dám nói với bố mẹ. Kể cho 2 đứa bạn thân thì chúng nó cứ ôm tôi mà khóc. Chúng nó bảo tôi bỏ chồng đi, với bản tính đào hoa của chồng tôi tôi sẽ khổ cả đời. Tôi suy nghĩ rất nhiều, đêm nào gối cũng ướt đẫm nước mắt.
Tôi lên mạng tìm đọc những tâm sự của các chị em khác cũng trong hoàn cảnh như tôi: người thì quyết tâm bỏ, người chọn ở lại bởi lo cho con cái, gia đình. Còn tôi, tôi thấy đau nhói khi nghĩ đến chuyện bỏ chồng. Không phải tôi sợ bố mẹ tôi buồn, không phải tôi sợ sự dị nghị của đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm, mà là tôi sợ… mất anh.
Video đang HOT
Thật nực cười phải không. Một ông chồng chưa bao giờ quan tâm xem tôi nghĩ gì, muốn gì, hết giờ làm ở công ty thì đi đá bóng, nhậu nhẹt với bạn bè, kệ vợ ở nhà ra sao thì ra. Anh không đánh đập, nặng lời hay quát mắng tôi, nhưng cái cách anh coi vợ anh chỉ là người sống chung nhà khiến tôi đau khổ. Nói một cách cay đắng, anh chỉ là chồng tôi khi ở trên giường. Vậy mà tôi vẫn yêu anh, sợ mất anh là sao? Ngày nào tôi cũng nấu cơm, trông ngóng chờ anh về. Không dám nhắn tin gọi điện vì sợ anh cáu. Hôm nào anh về sớm một chút là tôi mừng rỡ như đứa con đón mẹ đi chợ về.
Đêm đến, sau mỗi lần ân ái tôi đều cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện. Dù hạnh phúc ấy chỉ thoảng qua như một cơn gió, còn nước mắt lúc nào cũng chỉ trực trào ra.
Và rồi tôi nhận ra, tôi đang ôm mối tình đơn phương với chính… chồng mình.
Tôi phải làm sao đây?
Theo VNE
Vợ xin đơn phương ly hôn vì chồng yếu sinh lý
Tôi xin hỏi tôi có thể đơn phương li hôn được không? Lý do chồng yếu sinh lý, vô sinh có phải là lý do được chấp nhận?
ảnh minh họa
Tôi có 1 vấn đề lien quan đến pháp luật muốn hỏi khá tế nhị như sau:
Tôi kết hôn cách đây 1 tháng qua giới thiệu. Chúng tôi đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn. Vì trước khi kết hôn tôi không quan hệ với chồng sắp cưới nên khi lấy nhau về tôi bị thất vọng tràn trề.
Ngay trong đêm tân hôn tôi phát hiện ra chồng mình bị yếu sinh lý. Mặc dù vậy tôi vẫn chưa có ý định bỏ chồng dù trong long rất hụt hẫng.
Tuy nhiên khi tôi ngỏ ý muốn chồng đi khám để chữa trị thì anh tỏ ra khó chịu, quát mắng tôi rồi nói rằng anh không có khả năng có con, anh bị vô sinh. Tôi không biết anh nói có thật không nhưng tôi sẽ không chịu được nếu không có con. Tôi xin anh hãy cho tôi ly dị để tôi có thể tìm được hạnh phúc mới nhưng anh không đồng ý.
Vậy tôi xin hỏi tôi có thể đơn phương li hôn được không? Lý do chồng yếu sinh lý, vô sinh có phải là lý do được chấp nhận.
Hiện tại tôi vô cùng hoang mang.
TRẢ LỜI:
Thạc sỹ - luật sư Nguyễn Hồng Bách - chủ tịch HĐTV công ty luật Hồng Bách và Cộng sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì:
"Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn."
Trừ trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. (khoản 2 Điều 85)
Trong trường hợp của bạn đều không thuộc trường hợp đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, do đó căn cứ vào khoản 1 điều 85 Luật Hôn nhân gia đình, bạn có thể đơn phương nộp đơn yêu cầu Tòa giải quyết việc ly hôn.
Tuy nhiên: Tòa án chỉ xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn. (Theo quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000)
Theo hướng dẫn Mục 8, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán - Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành ngày 23/12/2000, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, giải thích được coi là tình trạng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Như vậy, nếu chị muốn đơn phương ly hôn, chị hoàn toàn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án nơi chị cư trú giải quyết ly hôn cho chị, nhưng chị phải chứng minh được Hôn nhân giữa chị và chồng chị đã đến mức độ trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa mới có thể xem xét giải quyết yêu cầu của chị.
Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao nhưng quy định xác định thế nào là mức độ trầm trọng, hôn nhân không đạt được mục đích vẫn còn rất trừu tượng và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt có liên quan đến Người làm việc.
Tuy nhiên, theo tôi thấy, lý do chị đưa ra "chồng yếu sinh lý để" làm căn cứ ly hôn có thể nói là chưa đến mức độ trầm trọng vì:
- Thứ nhất: Chị mới chỉ có nghi ngờ về việc chồng mình bị vô sinh qua lời nói của chồng mà chưa có cơ sở xác minh chính xác. Đặc biệt thông tin chị thu nhận được được chồng chị xác nhận khi anh ta có thái độ, tâm lý bức xúc, không ổn định.
- Thứ hai: Nếu chồng chị bị yếu sinh lý thật thì thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể chữa trị khắc phục, cải thiện đời sống sinh lý cho cả vợ và chồng, và trên thực tế, tôi cũng thấy nhiều trường hợp vợ chồng cùng nhau khắc phục được tình trạng này, vấn đề là phải có sự quyết tâm, kiên trì. Do đó Anh, chị vẫn có thể khắc phục tình trạng này nhất là khi đời sống hôn nhân mới chỉ bắt đầu chớm nở. Vấn đề ở chỗ chị nên lựa đúng thời điểm, lựa lời nhẹ nhàng khuyên răn, động viên chồng mình. Đời sống hôn nhân của chị có thể được cải thiện. Điều này cho thấy tình trạng hôn nhân của chị có thể khắc phục được và chưa đến mức trầm trọng.
- Thứ ba: Chồng chị không hề có một trong những biểu hiện như ngoại tình, ngược đãi vợ, không yêu thương giúp đỡ vợ....(theo quy định tại mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).
Bạn có thể đối chiếu các vấn đề tôi phân tích nêu trên để điều chỉnh đối với việc làm của mình cho phù hợp
Theo VNE
Ám ảnh vì hoàn cảnh gia đình, em đột ngột chia tay Tôi vốn từ Bắc vào Nam học tập nên em nghĩ viễn cảnh của hai đứa sẽ giống như bố mẹ em bây giờ nếu chúng tôi cưới nhau. ảnh minh họa Tôi quen em tình cờ qua mạng giống như một sự sắp đặt của tạo hoá. Ban đầu chỉ là qua những dòng chat hỏi thăm, những dòng chat cứ tăng...