Em chồng tự tiện vào phòng lục tủ lấy đồ, chị dâu ủ mưu cao tay trị cô ta “cạch tới già”
Mỗi lần cô em chồng tới chơi, đều tự tiện vào phòng của Liên lục tung tủ đồ, mặc đồ của cô. Đã vậy, mặc xong cô ta còn không chịu giặt mà quẳng vào 1 xó, cuối cùng tự cô phải dọn.
Liên về làm dâu được 3 năm. Suốt ngần ấy thời gian, cô tự thấy gia đình chồng mình cũng thuộc dạng thoải mái, mẹ chồng lúc nắng lúc mưa nhưng cũng không làm khó, làm khổ con dâu. Duy chỉ có cô em chồng là cô không thể ưa nổi.
Ngày Liên mới về, cô ta vẫn còn ở nhà. Lúc ấy, nó chưng diện, đi đâu xịt nước hoa nồng nặc. Nhưng ít người biết, ở nhà thì quần áo nó chất thành đống không chịu giặt. Mẹ chồng cô có nhắc thì nó cũng chỉ ậm ừ rồi quay sang bảo Liên:
- Chị dâu, chị ở nhà rảnh thì giặt cả cho em đi.
- Chị có rảnh đâu.
- Thì lúc nào chị giặt cho cả nhà ấy, sống kiểu gì mà giặt cho cả nhà chừa đồ của con em ra vậy?
(Ảnh minh họa)
Hồi ấy, Liên tức lắm mà vẫn nhẫn nhịn vì cô cũng muốn gia đình được êm ấm. Hơn nữa, cô cũng nghĩ phận làm dâu giặt đồ cho cả gia đình chồng cũng là phải. Nên Liên im im mà giặt cho cả cô em chồng suốt hơn 1 năm trời.
Tới cuối năm sau, cô em chồng dính bầu trước nên phải cưới gấp. Đợt ấy vào tháng Chạp, ai nấy bận rộn lo ngày Tết thì cả nhà Liên tối mặt chuẩn bị đám cưới. Nhưng dù mệt, Liên lại rất mừng: “Cuối cùng cũng tống cổ được cô em chồng đi, đỡ mệt, đỡ phiền”.
Nhưng niềm vui của Liên không được bao lâu, kể từ sau khi sinh con gái đầu lòng, em chồng cô nghỉ hẳn việc ở nhà. Đặc biệt, cô ta lấy chồng rồi nhưng hay than chán, than cô đơn, toàn tự địu con rồi phi xe máy về ngoại. Dù cách hơn 10km nhưng con bé cứ đi đi về về như gần lắm vậy.
Từ lúc con 7 tháng, ngày nào cũng như ngày nào, cô em chồng đúng boong 7h sáng tới, 5h chiều về. Liên cũng phải đi làm những giờ đó nên có qua hay không vốn không ảnh hưởng tới cô nhiều nếu như cô ta không tự tiện dùng đồ của Liên.
Mấy hôm đầu tiên, cứ làm về là cô thấy quần áo ngủ của mình quẳng trong chậu ở nhà tắm. Rồi hôm sau, hôm sau nữa cũng y vậy. Liên mới hỏi mẹ chồng thì bà chỉ bảo:
Video đang HOT
- À, cái Hường nó qua mà không có đồ mặc nhà nên lấy của con đấy.
(Ảnh minh họa)
Liên đã im im rồi. Nhưng tới hôm tiếp theo, không chỉ quần áo ngủ, cô mở tủ thấy cả bộ váy đi chơi của cô cũng không thấy đâu. Liên tìm một hồi vẫn không thấy nên quay sang hỏi mẹ chồng:
- Mẹ, cô Hường có lấy đồ trong tủ của con không?
- Mẹ cũng không rõ đâu.
- Thế bộ vest trắng con hay mặc đi làm đâu rồi không biết? Không cô ấy dùng thì chẳng có ai trong cả nhà này lấy cả. Không lẽ bộ đồ của con không cánh mà bay? Cô ấy không nói gì với mẹ à?
- À hình như nó bảo mượn chị Liên bộ đồ đi ăn cỗ. Nó về sớm đi cỗ rồi.
Liên tức lắm, cô nói thẳng trước mẹ chồng mà không nhịn thêm:
- Mẹ, lần sau cô Hường mà sang thì mẹ đừng có cho cô ấy tự tiện vào phòng của con. Lấy đồ của con dùng thì càng không được. Còn tiếp tục như thế 1 lần nữa, con sẽ tự khóa cửa và cầm khóa đi đấy!
Nhưng mẹ chồng cô cũng tức, mắng ngược lại:
- Có mấy cái bộ đồ, em nó mượn rồi lại trả có gì mà cô lớn tiếng mắng cả mẹ chồng thế?
Liên tức quá nên bỏ vào phòng luôn. Rõ ràng cô em chồng đã sai mà cô lại là người bị mắng ngược.
(Ảnh minh họa)
Tối đó, Liền liền nghĩ ra 1 kế. Cô biết em chồng thuộc dạng da nhạy cảm, thế là cô liền lấy 1 lọ mỹ phẩm của mình và bôi 1 lớp vào mặt trong của 2 bộ đồ, sau đó treo lên. Đúng như dự đoán, hôm sau cô em chồng lại tới chơi và lấy cớ đi có việc nên lấy quần áo tử tế của Liên để mặc. Nhưng tới chiều về, mới tới cổng Liên đã nghe cô em chồng khóc bù lu bù loa lên vì bị ngứa và nổi mụn ở tay, chân. Liên bước vào, bảo:
- Bộ ấy lâu chị không mặc, chị treo lên định đi giặt thì em lại lấy dùng, chắc bị dị ứng đó. Lần sau thì đừng có tự tiện lấy đồ như thế nữa.
Cô em chồng tức lắm mà không làm gì được. Sau hôm đó, quả là cô em chồng cũng có chút dè chừng Liên, ít nhất không tự tiện vào phòng riêng của cô lục tung cả tủ đồ lên nữa.
Theo afamily.vn
Con gái chảy nước mắt khi thấy mẹ đẻ lo lắng việc lễ Tết thông gia, còn mẹ chồng lại dửng dưng như không
Bố mẹ Hân ở quê rất chu đáo và quý mến thông gia. Mỗi lần lễ Tết, lúc nào ông bà cũng lo nghĩ xem mua gì, biếu gì cho bố mẹ chồng cô.
Hân lấy chồng cách đây 2 năm, mới sinh con gái đầu lòng được vài tháng. Cô và Khánh đều ở cùng tỉnh, cách nhau có gần chục cây số nhưng nhà anh ở thành phố còn cô là ở quê. Hồi mới ra mắt, mẹ Khánh cũng không ưng cô lắm, nhưng dưới sự kiên quyết của con trai thì cũng phải đồng ý.
Khi về chung sống, bà cũng vẫn rất đỗi lịch sự với cô. Dù nhiều lúc thấy tủi thân vì sự xa cách của mẹ chồng, nhưng ngẫm đi ngẫm lại như thế cũng hơn khối người có mẹ chồng khắc nghiệt, ghê gớm rồi. Nhưng cứ mỗi mùa lễ, Tết là Hân không đừng được sự buồn tủi vì cách đối xử của bố mẹ Khánh với bố mẹ mình.
Bố mẹ cô ở quê rất chu đáo và quý mến thông gia. Mỗi mùa lễ Tết, lúc nào ông bà cũng lo nghĩ xem mua gì, biếu gì cho bố mẹ chồng cô. Hôm vừa rồi, mẹ đẻ giọng rầu rầu, bảo Hân:
- Năm nay chăn nuôi không gặp thời con ạ. Mua 3 chục con gà ta để Tết bán mà chết hết, được có 5 con. Hôm rồi lại bị bắt trộm, chả biết biếu bố mẹ con trên đấy cái gì.
(Ảnh minh họa)
Hân nghe mẹ nói mà thương tới rớt nước mắt, bảo:
- Thế Tết này bố mẹ lấy đâu ra tiền mà tiêu? Hay là bố mẹ đừng mua bánh kẹo, hoa quả gì để con sắm cho.
- Con là phận gái đi lấy chồng rồi, đừng có lo cho nhà đẻ quá. Mẹ gọi để con nghĩ xem nên biếu gì cho ông bà trên ấy. Chứ gà ta, khoai tây, tỏi quê... năm nay đều không có.
- Mẹ! Thôi mẹ đừng nghĩ nữa, tiền không có thì cứ kệ đi. Lễ Tết bố mẹ chồng con, con sẽ biếu cho.
- Ơ con bé này, của con là của con, của bố mẹ là của bố mẹ chứ.
- Con sẽ mua luôn cho, mẹ đừng nghĩ gì nữa.
Sau một hồi, Hân mới thuyết phục được mẹ về khoản lễ Tết thông gia. Cô vừa thương, vừa giận vì sự cố chấp, coi trọng thông gia quá đà của bà.
2 năm trời cô về làm dâu, bố mẹ chồng nào có nghĩ tới việc sẽ quà cáp lại cho gia đình cô. Không phải cô tính toán vài đồng bạc mà coi trọng tấm lòng. Bố mẹ chồng cô nhận lễ Tết cứ dửng dưng như lẽ tất nhiên vậy, chẳng mảy may tới việc phải lễ lại. Năm trước, Hân đã phải tự mua 1 giỏ hoa quả và thùng bia mang về, vờ là: "Bố mẹ con trên ấy biếu bố mẹ dưới này ăn Tết. Ông bà nhiều khách khứa, Tết nào cũng bận rộn nên không về đưa được, con mới phải tự mang về thế này, bố mẹ thông cảm nhé!"
Bố mẹ cô vui mừng ra mặt, hí hửng đem đi khoe khắp nơi. Hân càng buồn và thương họ hơn. Không chỉ có dịp Tết, những lần cỗ bạn bố mẹ chồng cũng không bao giờ về dưới nhà cô. Có lần, Hân nghe được mẹ chồng nói với bố chồng: "Về nông thôn ngại người quê lắm, đa số chả có ai sạch sẽ cả. Về ăn được bữa cỗ thì lại mệt người. Đã thế, họ lại cứ tò mò, tọc mạch. Chưa hết nhé, tôi cũng chẳng cần qua lại với thông gia. Con dâu nó về đây là xong rồi, mình chỉ cần qua lại với nó là đủ."
Giờ nghe mẹ đẻ đang băn khoăn món quà biếu xén thông gia, cô vừa thương vừa giận. Thật tình, Tết này cô không muốn tự mua quà, tay xách nách mang rồi nói dối nữa. Nhưng không làm vậy lại sợ bố mẹ cũng buồn...
Theo tintuconline.com.vn
8 năm qua tôi nghĩ mình là con dâu tốt, nhưng khi nghe hàng xóm nói chuyện mới biết hóa ra mình là kẻ tội đồ Tôi cứ nghĩ rằng quan hệ giữa tôi và mẹ chồng thật tốt, nhưng không biết trong lòng mẹ nghĩ gì và cuối cùng bà biến tôi trở thành đứa con dâu tồi tệ như thế này. Tôi luôn tự hào với mọi người rằng mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất. Tôi kết hôn với chồng được 8 năm và cuối...