Em chờ một ngày có biển và anh
Em vẫn yên bình với thường nhật, làm tròn nhiệm vụ của nhân viên ngoan ngoãn năng động, vẫn sống chăm chỉ và tận hưởng cuộc sống này.
Tôi chưa ra biển bao giờ
Ngỡ biển xanh, xanh màu im lặng
Tôi chưa yêu bao giờ
Ngỡ tình yêu là ảo mộng
Ngày nay tôi đã ra biển rồi
Biển nhiều sóng to, gió lớn
Ngày nay tôi đã yêu rồi
Tình yêu nhiều khổ đau – cay đắng
Không gió lớn, sóng to không là biển
Chẳng nhiều cay đắng, chắng là yêu… (Puskin)
Nhưng dù sao đi nữa, con người ta vẫn thích biển anh à. Tình yêu là một điều gì đó thật ngọt ngào và đắng cay nhưng chẳng nên kịch tính hóa hai chữ tình yêu, đơn giản mà nói là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn. Nó không có nghĩa là hai tâm hồn cô đơn tìm đến bên nhau mà là hai tâm hồn thực sự đủ đầy. Đủ đầy khi con người ta quá hạnh phúc và có nhu cầu cho đi, mang lại hạnh phúc cho người khác. Sau một khúc cua của cuộc đời, rốt cuộc thì em đã hiểu ra không phải chúng ta thiếu thốn cảm xúc và cố gắng bươn chải để níu kéo ai đó vào cuộc đời của mình.
Mỗi con người trong cuộc đời có giá trị và tần số riêng, chúng ta cần làm việc chăm chỉ mỗi ngày để học hỏi và tìm ra được chính mình là ai, từ đó vũ trụ sẽ sắp xếp cho ta một mảnh ghép phù hợp. Việc của em là cứ sống cuộc đời của chính em với những điều hạnh phúc bé nhỏ. Anh ạ, em có một niềm tin tích cực là em sẽ tìm được tình yêu đích thực của mình. Dạo gần đây em đang đọc quyển sách Becoming của bà Michelle Obama, trong đó có câu chuyện tình yêu rất đơn giản giữa bà và cựu tổng thống nước Mỹ, Barack Obama. Hai vị bắt đầu từ những người bạn chia sẻ với nhau điều giản đơn trong cuộc sống và công việc. Từ quan điểm, từng triết lý, từng góc nhìn, khía cạnh, định hướng cuộc sống, mỗi người có quan điểm riêng nhưng họ dường như thấu hiếu và thấu cảm lẫn nhau. Điều quan trọng là họ đã kiên nhẫn lắng nghe nhau. Trong cuộc sống, đôi khi không né tránh nổi mâu thuẫn nhưng chính sự lắng nghe, thấu cảm và đặt mình vào vị trí của nhau là chiếc cầu vững chãi cho tương lai.
Video đang HOT
Thuyền em bon bon tiến bước, chờ đến một ngày có biển và anh.
P/S: em, một người con Tây Nam bộ.
Theo vnexpress.net
Biếu tiền Tết bố mẹ chồng ít, con dâu bị coi như osin cả chục năm trời
Cũng phận làm dâu như nhau, nhưng cô con dâu này được coi là bà hoàng, còn cô con dâu khác lại bị đối xử như o sin. Nguyên nhân đôi khi chỉ vì ít tiền tươi biếu bố mẹ chồng!
Mỗi lần Tết đến là một lần thêm lo với chị Hoa (ảnh minh họa)
"Tết này sẽ không biếu tiền ông bà nội nữa", chị Hoa kiên quyết nói với anh Trung chồng chị - mặc cho mặt anh đổi sắc. Nhà đông con, anh Trung là cả. Dưới anh còn 5 em, tất cả đều đi làm ăn xa, Tết mới về đoàn tụ cùng gia đình. Năm nào cũng vậy, từ ngày 23 Âm, vợ chồng chị Hoa đã phải chuyển dần đồ về quê chuẩn bị cho Tết.
Với phương châm "mình ăn cháo để các em ăn cơm" nên gần 20 chục năm về làm dâu nhà anh, mỗi lần Tết đến chị Hoa thêm một lần trĩu nặng âu lo. Nỗi lo lớn nhất làm sao xoay đủ tiền để mua đủ thực phẩm, bánh kẹo cho đại gia đình gần 30 người trong 5 ngày Tết. Gia đình các em về không biết rằng vợ chồng chị Hoa cũng chỉ là cán bộ công chức, lương ba cọc ba đồng.
"Mang tiếng về ăn Tết với ông bà nội nhưng vợ chồng tôi phải đứng ra lo hết từ củ hành, mớ rau cho đến thịt bò, giò, cá, gà.... Gia đình các em cũng ăn cùng nhưng mặc nhiên chuyện ăn uống là do anh chị cả. Mà chẳng lẽ ba ngày Tết chỉ cơm canh bình thường?
Vì thế, mỗi đận Tết về tôi chỉ biếu ông bà một ít tiền gọi là tượng trưng trong khi các con dâu khác biếu bà nhiều hơn tôi. Bà tỏ thái độ ra mặt. Bà cưng nựng con các chú, trông chúng cho bố mẹ đi chơi. Có gì ngon (do tiền tôi mua sắm) bà cũng để phần cho chúng. Thậm chí, cô dâu út Tết nào về cũng nại ra lý do khi thì đau lưng, lúc đau đầu, bà còn bê cơm lên tận giường. Các cô dâu khác bà cũng chẳng bảo phụ tôi cơm nước mặc tôi úp mặt vào bếp từ lúc bước chân về nhà cho đến lúc đi.
Tủi thân chứ. Cũng là phận làm dâu với nhau, phận đàn bà với nhau, nhưng đứa được coi là bà hoàng, đứa coi như rẻ rách. Đôi khi chỉ vì ít tiền tươi biếu bố mẹ chồng", chị Hoa ấm ức.
Chị bảo, có năm chị cũng thử biếu ông bà số tiền có thể lo cho cả đại gia đình mấy ngày Tết từ khá sớm và nại lý do bận không sắm Tết được. Cứ nghĩ ở nhà bà sẽ chợ búa sắm sửa hết và chị về chỉ việc nấu nướng. Ai ngờ, 29 Tết vợ chồng con cái chị về, ngoài nồi bánh chưng ra thì không có lấy một món đồ gì chuẩn bị cho mấy ngày Tết. Chị lại tất tả đi sắm Tết từ đầu đến cuối. Sau đó cái Tết đó vì vượt chi tiêu nên cả năm trời chị không dám sắm sửa gì cho bản thân.
Năm ngoái, chị càng nổi điên hơn khi vừa ăn Tết xong chồng chị lần lữa không đưa lương. Chị đành phải tạm ứng tiền cơ quan để chi tiêu trong gia đình. Căn vặn mãi, anh mới nói là đã biếu bố mẹ tiền Tết.
"Tôi chết đứng. Không phải tôi ki bo với bố mẹ anh nhưng cái gì cũng có giới hạn. Nếu chúng tôi dư giả thì không nói làm gì. Đằng này việc gì vợ chồng tôi cũng phải lo toan, ghánh vác hết. Bà chẳng thương vợ chồng tôi thì thôi sao cứ vành vẻ, sao chỉ nhìn thấy mấy đồng trước mắt mà không nghĩ, những lúc đau ốm, tiền ăn hàng tháng, vợ chồng tôi vẫn gửi đều đặn cho ông bà... ?", chị Hoa than thở.
Vì thế, Tết này chị kiên quyết không biếu tiền ông bà nữa. Chị bảo bà không ưa thì cũng đã không ưa rồi. Nhưng bà cũng chẳng thể ghét mình mãi được, vì chị vẫn làm tròn bổn phận dâu trưởng - mọi việc lớn trong gia đình vợ chồng chị vẫn cáng đáng. Vì thế chị sẽ kiên quyết "cải thiện" suy nghĩ của bố mẹ chồng lúc nào cũng "tiền tiền" mặc chồng không vui.
Chia sẻ với chị Hoa điều này, chuyên gia tâm lý TS Vũ Thu Hương cho rằng, Tết ngoài những háo hức vui xuân, các cặp vợ chồng còn thêm nỗi lo lắng về việc sắm Tết, việc sắp đặt thời gian đón xuân hai bên gia đình, việc nấu cỗ chuẩn bị, gói bánh chưng, mua giò chả... Ngoài ra, một việc không kém phần lo lắng, thậm chí có thể là nguồn cơn của các vụ mâu thuẫn, cãi vã giữa hai bên. Đó chính là việc tặng quà Tết hai bên gia đình.
Với các bậc phụ huynh, theo TS Vũ Thu Hương, đem lại niềm vui cho con cháu và đón nhận tấm lòng hiếu thảo của con cháu mới là điều hạnh phúc.
"Vì thế, với vai trò là bậc làm cha mẹ, các cụ nên nhìn nhận bao dung và đánh giá món quà mang giá trị tinh thần nhiều hơn là vật chất. Sự bao dung của người lớn bao giờ cũng đem lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho cả nhà", TS Vũ Thu Hương bày tỏ.
Theo đó, người lớn mà so bì hơn kém với những bậc cha mẹ khác trong xóm hay bên nội/ngoại của con hoặc giữa các con với nhau thì chính các cụ đang hủy hoại không khí vui vẻ, thoải mái hạnh phúc của gia đình mình và của chính mình. Đồng thời chính các bậc sinh thành cũng trở thành nguyên nhân gây bất hòa cho vợ chồng của con và khiến con mình đau khổ. TS Vũ Thu Hương mong rằng, Tết đã cận kề, sẽ chẳng còn các bậc phụ huynh nào dù vô tình hay cố ý khiến gia đình của các con sứt mẻ, khổ đau.
Huyền Anh
Theo infonet.vietnamnet.vn
Chỉ có duy nhất một thứ ở đàn ông phản bội không bao giờ thay đổi Sẽ có mấy lần 10 năm để chờ một người chồng ngoại tình đã thay lòng? Mấy lần 10 năm để nhìn thấu trái tim của một kẻ phản bội? Cuộc đời làm gì có nhiều lần 10 năm đến thế... Năm 33 tuổi, bạn tôi chứng kiến chồng ngoại tình. Vẫn chưa có con, bạn quyết định ly hôn. Nhưng gia đình...