‘Em chỉ ước mình là con trai’ – câu chuyện của bé gái phải nghỉ học mỗi kỳ đèn đỏ vì không có tiền mua băng vệ sinh
Ở Kenya, quốc gia phía Đông châu Phi, mỗi tháng lại có hàng triệu nữ sinh nghỉ học bởi không đủ tiền mua băng vệ sinh, nhiều người còn phải dùng chung với người khác.
Mary Asigi năm nay 17 tuổi, trường tiểu học Damascus ở khu ổ chuột Dandora, ngoại ô thủ đô Nairobi, Kenya mỗi tháng lại nghỉ học vài ngày vì em không có băng vệ sinh trong ‘kỳ đèn đỏ’.
‘Kỳ đèn đỏ khiến em không thoải mái ngồi học’, cô bé cho biết.
Giống như nhiều đứa trẻ khác, việc học của Mary bị gián đoạn bởi đói nghèo, đó là lý do tại sao em vẫn học Tiểu học dù đã 17 tuổi. Nhiều đứa trẻ ở đây thường bị gián đoạn việc học, có khi là 1 hoặc 2 năm vì gia đình không đủ tiền trang trải.
Mary Asigi mỗi tháng lại nghỉ vài ngày vì kỳ đèn đỏ.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, hơn 1,2 triệu học sinh tiểu học ở Kenya không được đến trường.
Đói nghèo, không có việc làm, không được đến trường, thiếu tiền để mua băng vệ sinh khiến cuộc sống trẻ em gái ở đây càng gặp khó khăn hơn.
Mary từng tìm cách ứng phó nhưng không phải lúc nào cũng khả thi.
‘Hồi em 15 tuổi, em từng dùng chung băng vệ sinh với các bạn cùng lớp, nhưng giáo viên nói như thế rất mất vệ sinh’, Mary nhớ lại.
Dùng chung băng vệ sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có nghiên cứu chỉ ra khoảng 12% số người sống ở khu ở chuột ngoại ô thủ đô Nairobi nhiễm HIV, so với 5% dân số cả nước.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, Mary và các bạn khi ‘đến kỳ’ còn bị trêu chọc và chế giễu bởi nhiều bạn nam. Cô bé phải lựa chọn hoặc là mạo hiểm với sức khỏe hoặc là mạo hiểm với chuyện đến trường.
Ở nơi mà một gói băng vệ sinh có giá 1 USD (23.000 đồng) cao hơn cả số tiền một gia đình chi tiêu trong ngày, thì hấu hết những bé gái ở đây không thể mua được nhất là khi băng vệ sinh còn chỉ được bán ở các thị trấn.
Ngôi trường 2 tầng của Mary nằm trong khu ổ chuột Korogocho ở Dandora, phía đông thủ đô Nairobi, các lớp học luôn trong trình trạng quá tải. Hàng trăm học sinh chơi đùa trong không gian chật hẹp và hàng lang giữa các lớp học.
Học sinh chơi đùa tại trường tiểu học Damascus, khu ổ chuột Dandora.
Regina Nthambi, 16 tuổi, học sinh lớp 7, may mắn hơn nhiều bạn nữ khác trong lớp. Bố em, một thợ may cũng không khá giả gì nhưng vẫn cố gắng mua băng vệ sinh hàng tháng cho em. Khi không đủ tiền, ông sẽ ghép vụn quần áo thừa để may băng vệ sinh cho em.
‘Em cho các bạn băng vệ sinh của mình’, Regina kể . ‘Tất cả đều còn mới và chưa sử dụng. Cô giáo bảo chúng em không nên dùng miếng vệ sinh đã sử dụng vì không tốt cho sức khỏe. Mấy hôm nay nhiều bạn nữ không đến lớp vì các bạn đến kỳ và sợ bị các bạn nam chế giễu’.
Regina Nthambi thi thoảng lại chia sẻ băng vệ sinh cho bạn cùng lớp.
Ước tính, mỗi tháng có khoảng 1 triệu nữ sinh phải nghỉ học vì không có băng vệ sinh trong ‘kỳ đèn đỏ’. Khoảng 65% phụ nữ và trẻ em gái ở Kenya không thể mua được băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt.
Chính phủ Kenya đã có nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng này. Cách đây 10 năm, Kenya là quốc gia đầu tiên trên thế giới giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm vệ sinh cho phụ nữ và trẻ em gái. Chính phủ cũng cam kế chi 3 triệu USD (hơn 697 triệu đồng) để phát băng vệ sinh cho những người có thu nhập thấp.
Tháng 4 năm 2018, một chương trình do chính phủ tài trợ cung cấp 140 triệu miếng băng vệ sinh cho 4.2 triệu học sinh nữ ở tất cả các trường học. Dự án kết thúc sau 4 tháng và các nữ sinh lại chuỗi ngày nghỉ học nếu đến kỳ.
Emmie Eronanga, giám đốc một tổ chức phi chính phủ về phụ nữ Miss Koch cho biết: ‘Và bây giờ hầu hết bé gái trong khu ổ chuột có nguy cơ bỏ học hoặc nghỉ học vài ngày mỗi tháng’.
Miss Koch nhằm mục đích thúc đẩy nhận thức về các vấn đề phụ nữ ở Kenya và cung cấp băng vệ sinh miễn phí cho bé gái các khu ổ chuột. Emmie cùng đồng nghiệp cung cấp dịch vụ giáo dục sức khỏe giới tính nhằm giảm bớt sự kỳ thị và xấu hổ của các em trong ‘kỳ đèn đỏ’.
Esther Moraa, giáo viên trường tiểu học Damascus cho biết nhiều gia đình còn không đủ tiền mua thức ăn chứ đừng nói đến băng vệ sinh. Đói nghèo ở khu ổ chuột chính là vấn đề.
Mary sống cùng mẹ đơn thân và là em út trong ba chị em, mơ một ngày mình được làm việc trong cơ quan Hải quan Kenya, nhưng chắc chắn ước mơ sẽ không thành hiện thực nếu em còn tiếp tục bỏ học.
Dù vậy, em vẫn quyết tâm vượt qua khó khăn. ‘Em biết nhiều bạn nữ trong lớp không đến trường vì không có băng vệ sinh. Bây giờ em hay dùng quần áo cũ trong những ngày đó vì mẹ em không có tiền và em thì không muốn phải nghỉ học’.
‘Em ước mình là con trai cơ. Khi đó em sẽ chẳng bao giờ phải nghỉ học. Em có thể chơi thoải mái với bạn bè như những bạn nam khác và đạt điểm cao trong các kỳ thi để được tham gia Hải quân, em có thể giúp mẹ và đất nước’, cô bé 17 tuổi nghĩ xa xăm.
Minh
Theo baodatviet
Iceland có 3 ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên, đều từng đi du lịch Italy
Bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán vào hôm 28/2 và hai bệnh nhân còn lại được xác nhận nhiễm chủng virus gây chết người này vào cuối tuần và cả ba bệnh nhân đều có thời gian du lịch ở miền Bắc Italy.
Người dân Iceland. (Nguồn: icelandreview.com)
Theo Reuters, Cơ quan bảo vệ công dân và quản lý khẩn cấp Iceland tối 1/3 thông báo phát hiện ba ca đầu tiên nhiễm chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) tại nước này.
Bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán vào hôm 28/2 và hai bệnh nhân còn lại được xác nhận nhiễm chủng virus gây chết người này vào cuối tuần. Cả ba bệnh nhân đều có thời gian du lịch ở miền Bắc Italy.
Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn đã nhấn mạnh về sự cần thiết phải duy trì đủ đội ngũ nhân viên cũng như trang thiết bị phục vụ công tác "chăm sóc đặc biệt và cách ly trong bệnh viện." Hiện tại, Đức có khoảng 28.000 giường chăm sóc đặc biệt, trong khi nước này đã ghi nhận 129 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Số liệu cập nhật chiều 2/3 của Viện Kiểm soát dịch bệnh Robert Koch cho biết số người bị xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 ở Đức đã tăng lên 150 người so với mức 129 ca một ngày trước đó.
Hơn 50% các ca nhiễm bệnh là ở khu vực phía Tây bang Bắc Rhine-Westphalia - bang đông dân nhất của Đức, nơi một số trường học và trung tâm giữ trẻ phải đóng cửa trong ngày 2/3 để ngăn chặn nguy cơ lây lan SARS-CoV-2 sau khi các nhân viên ở đây có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo AFP, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 2/3 thông báo các bộ trưởng tài chính Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) sẽ tổ chức các cuộc họp trực tuyến vào ngày 4/3.
Cuộc họp nhằm "phối hợp phản ứng" với tác động của SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ( COVID-19) với nền kinh tế toàn cầu.
Phát biểu trên kênh truyền hình France 2, quan chức cấp cao của Pháp nêu rõ: "Chúng tôi sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến - bởi các bạn cần tránh đi lại quá nhiều, cho G7 nhằm phối hợp phản ứng."
Cũng theo ông Le Maire, một cuộc họp tương tự của các Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone cũng sẽ diễn ra vào ngày 4/3 cũng như "sẽ có hành động phối hợp"./.
Theo vietnamplus.vn
Trường học Đài Loan phòng dịch Covid-19: Học sinh ngừng dùng nhà ăn tập thể, thay vòi nước chế độ cảm ứng Các trường học Đài Loan đều tuân thủ theo nguyên tắc là đo thân nhiệt cho học sinh trước khi vào trường. Ngày 25/2, nhiều học sinh Đài Loan chính thức quay lại trường học sau nhiều tuần nghỉ học để tránh dịch Covid-19. Được biết, trường Da Der Commercial and Technical Vocational School, huyện Chương Hóa, hiện có hơn 3000 học sinh...