“Em chỉ có tình biếu sếp”
Tôi chỉ kịp tỉ tê “Em chỉ có tình đây cho anh” là lão sếp già đã cười đắc chí ôm hôn mặn nồng.
Làm tư quen rồi, bước chân vào chốn nhà nước “xa hoa” này tôi mới biết, có lắm thứ thủ tục rườm rà mà quan liêu đến như thế. Ai đời trước ngày lễ tết cả tháng trời, mọi người đã bàn tán, xì xào chọn quà biếu sếp. Tôi định lờ đi như những năm trước – khi còn làm ngoài, nhưng một bà chị mách nước, muốn giữ ghế thì đừng bỏ qua cơ hội…
Nhưng cơ hội vội đến với tôi lại khác với các bà chị kia, lão sếp già có ý dòm ngó tôi từ lâu. Vừa không mất tiền, mất sức săn quà độc lấy lòng sếp, vừa dễ dàng được cất nhắc, việc gì tôi bỏ qua cơ hội này. Chiều nào cũng vậy, khi các cô các chị về gần hết, “sếp già” lại mò sang phòng tôi chuyện trò, hỏi han. Có hôm, tôi trốn về sớm lo việc gia đình là kiểu gì, lão cũng gọi điện quát tháo. Biết ý, tôi thường nán lại làm khuya để chiều lòng sếp.
Gần cơ quan tôi có một quán cà phê yên tĩnh, bài trí đậm nét cổ đồng quê, biết rằng kiểu gì lão sếp cũng thích nơi này nên chủ động mời sếp đến đó trò chuyện. Ban đầu là tỉ tê công việc, sau là hỏi thăm chuyện gia đình. Lão sếp kể, bà vợ già của lão dạo này chán lắm, đã không “làm ăn” được gì lại còn hay lắm lời. Hết yêu sách đòi lão “cúng” hết tiền lương, còn nhắc nhở cái khoản quà cáp của đám nhân viên. Thực lòng, lão hiểu nỗi khổ của cấp dưới nhưng để chiều lòng bà vợ già, lão đành xa xôi với các cô các anh như vậy…
Như nắm được “thóp” của lão, tôi chuyển sang tỉ tê hoàn cảnh của mình. “Em tuy đã một đời chồng nhưng anh chồng cũ của em rõ chán ngắt, không có khả năng sinh con, đã thế còn đèo bòng đám em nheo nhóc còn ăn học, bà mẹ già suốt ngày ốm đau bệnh tật. Mà có mỗi thế đâu, gia đình em cũng có khá giả gì, bố bỏ mẹ con em từ lúc em còn nhỏ. Một mình mẹ nuôi em khôn lớn. Giờ đi làm như thế này nhưng cũng không yên tâm vì mẹ già còn đang một mình ở quê”.
Video đang HOT
Được lời như cởi tấm lòng, sếp đặt nhẹ bàn tay lên đùi tôi bảo, “Không sao, không quà thì còn tình chứ em”. Thầm nghĩ trong lòng, thứ tình lão nói đến tôi thừa hiểu, dù sao vừa không tốn kém sức lực, tiền bạc lùng sục quà cáp, tôi lại dễ dàng được lão để mắt tới. Tôi cũng nhẹ nhàng đặt tay lên bàn tay sếp cười hiền…
Tôi đây chỉ cần tối tối bên lão, rót vào tai lão những lời mật ngọt là có tất cả (Ảnh minh họa)
Từ tối hôm đó, hầu như chiều nào lão cũng đưa tôi đi, hết gặp đối tác, ăn uống, nhậu nhẹt, đến ngắm cảnh đêm. Sau đó là những nụ hôn, cái ôm và làm tình vội vã trong nhà nghỉ. Thú thực, tôi lại thấy yêu đời hơn cái thời cứng nhắc giữ mình trước đó. Tôi chú ý đến vẻ ngoài hơn, chú ý tìm hiểu những sở thích quái đản của lão sếp già hơn. Dù biết rõ chả thể yêu nổi lão nhưng lại quý cái công lão giúp tôi thay đổi hẳn bản thân mình. Không những thế, sau hai tháng cặp kè, lão đã đưa tôi lên làm phó phòng.
Tết gần đến, tôi chẳng phải đi tìm quà cáp mà trái lại, lão lại đi lùng của ngon, vật lạ cho tôi. Không nói điêu ngoa chứ nước hoa, quần áo hàng hiệu ngày nào lão chẳng đưa tôi đi sắm. Quà cứ đầy mà tình cứ đưa, vừa được hưởng vừa có lợi, dại gì mà tôi không đưa đẩy.
Thú thực, tôi thấy thương thay cho các chị các anh. Cứ hễ ngày lễ, ngày tết là lại tất bật “mò” đến nhà sếp biếu xén, chuyện trò lấy lòng. Có anh còn chầu chực đưa đón, đến cả cái khóa cửa nhà sếp hỏng cũng tìm cách sửa sang cho bằng được. Lại có kẻ hết “ton hót” ở cơ quan còn mệt sức kiếm em này em kia cho sếp giải trí. Nghe kể tôi lại thấy buồn cười.
Tôi đây chỉ cần tối tối bên lão, rót vào tai lão những lời mật ngọt là có tất cả. Mấy ngày giáp Tết, mật độ lão đưa tôi đi tiếp khách dày đặc, tối về, tôi chỉ kịp tỉ tê “Em chỉ có tình đây cho anh” là lão sếp già đã cười đắc chí ôm hôn mặn nồng. Thế đấy, quà tết biếu sếp của tôi chỉ thế thôi!
Theo VNE
Mơ ước của nhà nghèo
Họ đang hướng về một cái Tết với những nỗi buồn lo chung của một gia đình nghèo giữa thành phố có cuộc sống cao nhất cả nước...
Bà Nguyễn Thị Hòa, 67 tuổi, ngụ trong một căn nhà do mẹ để lại trên đường Cao Đạt, quận 5 cho biết: "Cũng như mọi năm thôi, tôi đi gói bánh tét thuê để có ít tiền nấu nồi thịt, mua vài gram mứt ăn Tết". Ngày trước, mẹ bà Hòa có biệt danh là bà Sáu bánh ít ở khu vực Chợ Quán vào những năm 60 của thế kỷ trước. Bà Sáu tập các con gói bánh rất sớm, chủ yếu bán lấy tiền, không quan trọng việc học. Bà Hòa và em là bà Hà lớn lên tiếp tục nghề của mẹ. Nhưng, việc đời không dễ dàng. Bánh ít, bánh tét từ Long An, Cần Đước được đưa vào thành phố bán giá rẻ hơn, lại thơm ngon không thua bánh của hai chị em. Nếp, đậu xanh, dừa... những nguyên liệu cần cho một nồi bánh tại Sài Gòn lại mắc hơn ở nông thôn. Hai chị em bà Hòa không cạnh tranh nổi, cộng thêm bà Sáu bệnh liên miên nên gia đình lâm vào cảnh bế tắc.
Sau khi bà Sáu qua đời, bà Hòa và bà Hà phải đi giặt đồ thuê cho hàng xóm. Hai bà lập gia đình riêng cũng không khá hơn khi chồng cũng là người làm thuê, con cái không được học hành, gia nhập đội quân nhặt rác bán phế liệu. Căn nhà nhỏ của họ giờ phải chứa hai gia đình, ba thế hệ chen chúc nhau, được xếp vào danh sách hộ nghèo nhận trợ cấp của phường. Bà Hòa kể: "Cứ trước Tết là tôi đi gói bánh tét lấy thù lao, cộng thêm phần quà Tết của phường gồm gạo, nước mắm, đường, lạp xưởng... cũng coi như có tết. Được cái trong Tết, người ta uống bia nhiều, bỏ lon, mình nhặt nhạnh cũng được chút ít tiền lì xì muộn cho mấy đứa cháu nội, cháu ngoại".
Cũng ở quận 5, phường 2, có gia đình bà Thu, năm nay bà 57 tuổi. Là công nhân hãng dệt từ những năm đầu giải phóng (1975), bà kết hôn với một công nhân trong hãng. Đợt tinh giản biên chế cuối thập niên 80, hai vợ chồng đều mất việc, đành nhận cuốn chả giò gia công cho một số lò chả giò tư nhân để mưu sinh. Hai con họ tốt nghiệp trung cấp chưa tìm được việc làm. Tuy chưa nằm trong danh sách hộ nghèo của phường, nhưng xem ra đã nhiều cái Tết họ phải ăn Tết rất đạm bạc. Tết năm nay cũng vậy, bà Thu cho biết, vợ chồng và các con bà cố cuốn nhiều chả giò để có chút đỉnh tiền ăn Tết. Dù gì cũng phải có nồi thịt và chút mứt cho có hương vị Tết. Bà bộc bạch: "Tôi còn có căn nhà nhỏ do ba mẹ để lại chỉ 10 mét vuông, nhưng cũng còn hạnh phúc hơn nhiều người không có nhà. Tôi chỉ lo cái ăn mà thôi".
Hoàn cảnh nghèo khó, thiếu ăn còn khá nhiều tại một khu vực thuộc phường Đa kao, quận 1, nơi có căn nhà nhỏ của chị em bà Minh, 58 tuổi và bà Hoàng, 56 tuổi. Hai chị em trước đây được tuyển dụng làm bảo mẫu nhà trẻ nhưng lương thưở đó rất ít (năm 1978) nên cả hai nghỉ làm, ra chợ Đa kao buôn bán. Ít vốn, bán buôn khó khăn, con cái lại không được chăm sóc nên học hành dang dở. Căn nhà nhỏ không đầy 10 mét vuông của hai bà đang chen chúc hai gia đình với hơn 10 người. Sáng bà Minh và bà Hoàng lân la sang nhà hàng xóm xem có việc gì phụ làm để kiếm vài ngàn đồng. Trước đây, hai bà giặt đồ thuê trong xóm. Sau này, máy giặt rẻ, nhà nào cũng có nên hai bà chỉ còn phụ bếp vài gia đình nhà giàu. Các con và cháu nội ngoại của hai bà túa ra, người bán vé số, người lượm rác, thu nhập không đến 50.000/ngày cho mỗi gia đình. Nhắc đến Tết, cả hai rưng rưng: "Mong các hội đoàn ở nhà thờ giúp đỡ có ít gạo, tương chao qua mấy ngày Tết. Quỹ người nghèo của phường năm nào cũng cho gia đình tôi hai phần quà. Thôi thì năm nào cũng đạm bạc cho xong cái Tết, không đói ba ngày Tết là tốt rồi".
Tại phường 21, quận Bình Thạnh có gia đình ông Hoành, 61 tuổi. Thập niên 80 thế kỷ trước, gia đình ông làm gia công cắt dán hoa giấy cho một tổ hợp tư nhân. Sau này hoa giả Trung Quốc, Thái Lan tràn vào, tổ hợp hoa giấy thu hẹp lại, chỉ sản xuất trong gia đình, ông Hoành thất nghiệp, sống bằng nghề bán vé số dạo. Con trai duy nhất của ông tốt nghiệp trung cấp có được việc làm nhưng chỉ đủ nuôi bản thân. Hỏi chuyện ăn Tết, ông vui vẻ: "Thằng con chắc cũng có thưởng, bao nhiêu cũng được, miễn có nồi thịt nhỏ với hộp mứt là đủ. Tôi không xin tiêu chuẩn hộ nghèo, vì dù sao tôi cũng còn cái nhà do ba tôi để lại, con trai cũng là thợ có tay nghề và có việc làm. Một cái Tết không đói như những năm trước là được rồi".
Đa số dù nghèo nhưng họ vẫn còn có mái nhà để chui ra chui vào, không phải bận tâm chuyện đi thuê nhà trọ. Vì vậy, trong họ vẫn còn một chút lạc quan và tự hào, như trường hợp ông Trường, 63 tuổi, ngụ tại phường 9, quận 3. Trước đây, vợ chồng ông may gia công cho một tổ hợp may tư nhân, bỏ mối tại các chợ An Đông, Chợ Lớn. Sau này, các hãng dệt may phát triển, tổ hợp may giải thể, vợ chồng ông xin vào làm việc tại một tổ hợp in. Được vài năm ông nghỉ hưu, không có lương hưu, hai con gái tốt nghiệp đại học, mới xin được việc làm vài tháng. Hỏi đến Tết, ông Trường cười: "Hai con gái tôi đưa bao nhiêu ăn Tết cũng được. Muốn đủ là đủ, muốn dư là dư, tùy vào sự chấp nhận và bằng lòng của mình mà thôi. Với tôi một nồi thịt nhỏ cho ba ngày Tết, một nồi chè trong đêm giao thừa...là đủ rồi. Chỉ cần vợ chồng con cái sum họp vui vẻ là hạnh phúc".
Theo VNE
Điều quý giá nhất trong tình yêu Ai cũng bảo Quang lấy được Hạnh chẳng khác nào chuột sa chĩnh gạo bởi gia đình Hạnh thuộc loại giàu có. Nhưng với Quang và Hạnh, cái mà họ có được là tình yêu chứ không phải bạc tiền. Quang sinh ra trong một gia đình nghèo. Bố Quang là thương binh, làm nghề sửa xe ở đầu phố. Mẹ Quang bán...