“Ém” câu hỏi về Biển Đông, chờ chất vấn Chính phủ
Từ Thủ tướng cho tới các Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ đã nhận được nhiều câu hỏi về nhiều khía cạnh liên quan đến diễn biến căng thẳng trên Biển Đông trước giờ bắt đầu phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7 vào chiều nay, 10/6.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Quốc hội (ảnh: Việt Hưng).
Nhiều đại biểu, cử tri vẫn trông đợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp này cũng vì muốn được thấy ý chí quốc gia thể hiện, các chức danh lãnh đạo cao nhất của nhà nước cùng nêu tiếng nói chung.
Không đề cập lại chuyện quan điểm đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, một đại biểu của Đà Nẵng gửi tới Thủ tướng chất vấn liên quan đến những mối lo trên đất liền. Trong tình hình Biển Đông phức tạp như hiện nay, theo đại biểu này, vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia, hiệu quả đầu tư… thật sự rất đáng lo ngại khi nhiều dự án hạ tầng lớn ở Việt Nam đều do doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu, thực hiện.
Thứ tự đăng đàn của các thành viên Chính phủ Bộ trưởng Tai chinh Đinh Tiên Dung: buổi chiêu Thứ ba, 10/6/2014 Bộ trưởng Giao duc va Đao tao Pham Vu Luân: buổi sang Thứ tư, 11/6/2014 Bộ trưởng Tư phap Ha Hung Cương: buổi chiêu Thứ tư, 11/6/2014 Tông Thanh tra Chinh phu Huynh Phong Tranh: buổi sang Thứ năm, 12/6/2014 Thu tương Chinh phu hoăc Pho Thu tương Chinh phu đươc Thu tương uy quyên: buổi chiêu Thứ năm, 12/6/2014.
Đại biểu dẫn chứng, theo số liệu của UB Tài chính ngân sách đã công bố, tính đến 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn thiết kế-cung cấp xây dựng-xây lắp, vận hành theo phương thức chìa khóa trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Trong đó, nhiều trường hợp dự án đã chậm trễ, kéo dài thời gian thi công rồi yêu cầu chủ đầu tư bù giá làm đội vốn đầu tư (Ví dụ: Nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ do nhà thầu Chalieco của Trung Quốc là đơn vị tổng thầu thi công, với tổng mức đầu tư vượt lên lần lượt tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng; tăng 3.800 tỷ đồng và 4.300 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu). Trong số này, có tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, có nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện…
Video đang HOT
Đại biểu yêu cầu người đứng đầu Chính phủ làm rõ trách nhiệm cá nhân cũng như các Bộ, ngành luên quan trong việc tham mưu đề xuất cho nhà thầu Trung Quốc trong thời gian vừa qua và đặt câu hỏi về giải pháp để sớm khắc phục tình trạng trong tình hình hiện nay.
Theo lịch, phần đăng đàn của Thủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng được uỷ quyền) sẽ là nội dung chốt phiên chất vấn vào chiều ngày 12/6. Còn chiều nay, 10/6, người “mở hàng” chất vấn là Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Ông Dũng cũng nhận nhiều câu hỏi từ chuyện Biển Đông không lặng sóng.
Một đại biểu của Thừa Thiên – Huế bắt đầu với câu chuyện về ngư dân. Theo đại biểu, Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.000 km, diện tích vùng biển lớn, trên 28 tỉnh, thành phố giáp biển với số lượng lớn ngư dân giàu lòng yêu nước và có nhiều kinh nghiệm đánh bắt thủy sản.
Trong tình hình hiện nay ở Biển Đông, đại biểu đặt câu hỏi, trên cương vị Bộ trưởng, ông Dũng tham mưu gì cho Chính phủ hay phối hợp thế nào với các bộ, ngành để đầu tư cho ngư dân (vay vốn lãi suất thấp hoặc vay không lãi) để đóng những tàu, thuyền lớn kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ biển đảo, đóng tàu kiểm ngư hiện đại kết hợp đánh bắt thủy sản, tổ chức các nghiệp đoàn kinh tế kết hợp quốc phòng…
Từ khía cạnh khác của yêu cầu chăm lo đời sống, hỗ trợ ngư dân, một đại biểu đến từ Kiên Giang đặt vấn đề, năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt đề án phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 là chủ trương được nhân dân, ngư dân biển, đảo phấn khởi, an tâm bám biển, bám đảo đánh bắt hải sản và lao động sản xuất. Tuy nhiên, việc cấp bảo hiểm y tế cho người dân sinh sống trên các đảo đến giờ vẫn chậm được thực hiện do đang phải chờ thông tư hướng dẫn. Đại biểu dẫn chứng, Kiên Giang có 17 xã đảo, riêng 2 huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải đã có gần 150.000 dân nhưng nay mới chỉ có 900 người được cấp thẻ bảo hiểm tượng trưng.
Trong tình hình Biển Đông hiện nay, đại biểu cho rằng, rất cần sự quan tâm đến người dân, ngư dân ở các vùng biển của Tổ quốc. Vậy khi nào ngư dân trên các xã đảo chính thức được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi nào thông tư được ban hành, trong khi chờ văn bản hướng dẫn, giải pháp nào để sớm cấp thẻ cho người dân?
Cùng một câu hỏi hướng đến cả Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, một đại biểu băn khoăn về việc các khoản dư nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, nợ công đều tăng hàng năm. Đại biểu lo quỹ dự trữ quốc gia hiện tại còn bao nhiêu, việc sử dụng quỹ thế nào, có xuất ra để đầu tư vào những công trình trọng điểm, đặc biệt cấp bách như mua sắm phương tiện bảo đảm giữ vững biển đảo của Tổ quốc?
Ngoài ra, các Bộ trưởng khác được yêu cầu “thường trực” tại các buổi chất vấn cũng được gửi gắm trước nhiều câu hỏi.
Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ đặt vấn đề với Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của UB Kinh tế của Quốc hội cho thấy, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp cùng kỳ trong 3 năm giảm từ 2,27% xuống 2,24% và 1,91%. Trước tình hình Biển Đông hiện nay, đại biểu lo ngại tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ còn giảm và yêu cầu người đứng đầu ngành trình bày nội dung tham mưu, kiến nghị với Chính phủ về sự sụt giảm này.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thì nhận nhiều chất vấn về giải pháp tháo gỡ tình trạng lệ thuộc trong quan hệ thương mại, bị người láng giềng Trung Quốc thao túng thị trường và chiến lược “tự cường” cho nền kinh tế Việt Nam.
Về khả năng Thủ tướng đăng đàn trả lời chất vấn tại một kỳ họp giữa năm, kết quả tổng hợp ý kiến đại biểu về danh sách người chất vấn thể hiện nhiều đại biểu đề nghị Thủ tướng trực tiếp trả lời tại hội trường, về quan điểm, biện pháp giải quyết vấn đề biển đảo, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp sau vụ Trung Quốc ha đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, UB Thường vụ Quốc hội sau đó đã giải thích, hoat đông đôi ngoai cua hê thông chinh tri nươc ta đa thông nhât trong chi đao đôi vơi viêc lam sai trai cua Trung Quôc. Thu tương đa co phat biêu chinh thưc tai môt sô diên đan trong nươc va quôc tê, gân đây nhât la tai phiên hop thương ky cua Chinh phu. Tại phiên họp đầu kỳ họp này, Quốc hội cũng đã có thông báo nêu rõ quan điểm, chính kiến của Quốc hội về sự kiện xảy ra trên Biển Đông. Dù vậy, tiếp thu ý kiến các bị đại biểu Quốc hội, lanh đao Quốc hội cũng trưc tiêp trao đôi vơi Thu tương đê bô tri chương trinh chât vân môt cach phu hơp. Nếu Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đăng đàn như thông lệ thì Thủ tướng vẫn sẵn sàng có ý kiến nếu có nội dung nào Phó Thủ tướng trả lời chưa rõ.
P.Thảo
Theo Dantri
Putin lệnh củng cố biên giới giáp Ukraine
Tổng thống Nga Putin hôm nay 7/6 đã ra lệnh cho lực lượng biên phòng củng cố biên giới quốc gia giáp với Ukraine.
Thông tin được các hãng thông tấn Nga dẫn nguồn tin từ văn phòng báo chí của Điện Kremlin cho biết. Ông Putin đã đưa ra chỉ thị trên cho lực lượng biên phòng, dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn các cuộc vượt biên trái phép.
Trong khi đó, vào thứ năm vừa qua, Kiev cho biết đã bỏ 3 cửa khẩu giáp với Nga ở vùng bất ổn Lugansk, miền đông Ukraine sau khi bị lực lượng đòi ly khai tấn công. Kiev cũng cho rằng các tay súng thường xuyên vào Ukraine qua Nga và một số đã tới vùng Bắc Caucasus của Nga.
Cũng vào ngày thứ năm, Thủ tướng Nga Medvedev cho biết hàng ngàn người Ukraine đã bỏ chạy khỏi vùng chiến sự vào các vùng biên giới của Nga và con số người tị nạn từ Ukraine sang đã lên tới 4.000.
Tuy nhiên, phía hải quan Ukraine lại cho biết không có người Ukraine yêu cầu tị nạn tại các cửa khẩu biên giới giáp Nga và số người ra vào nước này khá cân bằng.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 6/6, một máy bay của Ukraine đã bị bắn rơi trong khi giao tranh tiếp tục diễn ra tại khu vực miền Đông trong bối cảnh có các dấu hiệu cho thấy chính phủ Ukraine đang mất kiểm soát các phần biên giới với Nga.
Theo Dantri
Đọ sức các siêu cơ tối tân của Nga, Mỹ Trong số các loại chiến đấu cơ hứa hẹn tiến sâu vào thế kỷ 21 và xa hơn, máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ, Sukhoi T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc hiện đang đứng đầu bảng. T-50 đang được chào mời ở một số quốc gia và đồng minh của Nga vốn đang tìm kiếm một...