Em bé vừa lọt lòng đã biết cười với mẹ, ngay lập tức bị bác sĩ tát
Trong lúc bà mẹ trẻ đang rất xúc động, cô điếng người khi thấy bác sĩ lấy tay tát vào mặt em bé.
Bà mẹ nào rất thương con và rất xót xa khi thấy con khóc. Nhưng duy có một trường hợp đặc biệt, đó là tiếng khóc của trẻ sau khi chào đời lại khiến mẹ cảm thấy vui và thích thú. Việc em bé chào đời lại cười mà không khóc có thể sẽ lại khiến mẹ bối rối không yên. Nếu chưa hiểu nguyên nhân vì sao, đọc bài viết dưới đây mẹ sẽ hiểu rõ hơn.
Xiaomei là một bà mẹ trẻ Trung Quốc lần đầu mang bầu. Cô có thai kỳ suôn sẻ và rất háo hức chờ đến ngày sinh con. Đến ngày “vượt cạn”, cô được đẩy vào phòng sinh và sau nhiều nỗ lực, cô sinh thường thành công. Em bé ngay sau khi chào đời được bác sĩ bế lên. Bà mẹ trẻ đột nhiên thấy con đang cười với mình, cô cảm thấy thực sự hạnh phúc ngập tràn vì giống như con đang giao tiếp với mẹ vậy.
Tuy nhiên trong lúc Xiaomei đang rất xúc động, cô điếng người khi thấy bác sĩ lấy tay tát vào mặt em bé. Cô cực kỳ phẫn nộ, đặc biệt khi nghe thấy con khóc thét đầy đau đớn. Bà mẹ trẻ tức giận chất vấn bác sĩ. Nữ bác sĩ cười và giải thích: “ Một đứa trẻ biết khóc là điều tốt. Điều này có nghĩa là đứa trẻ khỏe mạnh, vì vậy đứa trẻ sơ sinh phải để nó khóc”".
Sau khi nghe bác sĩ giải thích kỹ hơn, Xiaomei phải rối rít cảm ơn. Và dưới đây là những điều y tá đã giải thích cho bà mẹ trẻ:
Thực tế tiếng khóc đầu tiên của trẻ sơ sinh thể hiện rất nhiều ý nghĩa. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Thực tế tiếng khóc đầu tiên của trẻ sơ sinh thể hiện rất nhiều ý nghĩa và các bậc cha mẹ mới sinh phải nắm được:
Sự ra đời của một cuộc sống mới
Tiếng khóc đầu tiên sau khi con chào đời cũng là tiếng mà sản phụ và gia đình muốn nghe nhất. Chỉ cần nghe thấy tiếng con khóc, người nhà chờ ngoài phòng sinh sẽ biết rằng cuối cùng bé cũng đã chào đời an toàn. Giống như một đứa trẻ sơ sinh đang thông báo rằng mình đã đến với thế giới này, đây là một cuộc sống mới, một hy vọng mới.
Trẻ khóc có nghĩa là trẻ thở êm
Khi em bé trong bụng mẹ sẽ không cần tự thở mà dây rốn chính là bộ phận đảm nhiệm vai trò của phổi khi bé còn ở trong bụng mẹ, giúp vận chuyển khí oxy đến cho bé. Còn sau khi sinh, lúc này phổi của bé lần đầu tiên bắt đầu hoạt động. Trẻ khóc lớn giúp oxy bên ngoài vào cơ thể trẻ và đi qua cổ họng. Trẻ có thể khóc tức là trẻ thở nhịp nhàng.
Ngoài ra, trong quá trình sinh, do trẻ được bao bọc bởi nước ối nên rất dễ lọt vào đường thở của trẻ trong quá trình chèn ép ống sinh. Nếu xảy ra trường hợp này, trẻ sẽ không thở được chứ chưa nói đến việc khóc. Khi trẻ không khóc, y tá sẽ tát để trẻ có thể khóc, để chứng minh rằng trẻ không bị ngạt thở.
Thể hiện sức khỏe của trẻ
Khi trẻ khóc, trẻ phải huy động 80% các cơ quan của toàn cơ thể. Do đó, bác sĩ có thể phán đoán đơn giản về sức khỏe của trẻ thông qua tiếng khóc của trẻ, chẳng hạn như âm lượng và tần số của tiếng khóc. Những điều này liên quan mật thiết đến sức khỏe của em bé, vì vậy một số người xưa luôn nói rằng trẻ khóc càng to thì cơ thể càng khỏe mạnh, điều này cũng dựa trên một số cơ sở nhất định.
Khi trẻ khóc, trẻ phải huy động 80% các cơ quan của toàn cơ thể. (Ảnh minh họa)
Trẻ khóc nghĩa là có chức năng phổi bình thường
Phổi không cần phải hoạt động trước khi đứa trẻ được sinh ra và sự phát triển của phổi chỉ bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ 3. Chức năng phổi càng bình thường thì tiếng khóc của trẻ càng to, nhưng nếu tiếng khóc của trẻ luôn ngắt quãng, thì lúc này các y tá và bác sĩ mới trở nên lo lắng, vì điều này có thể đồng nghĩa với việc trẻ có vấn đề về phổi. Khi đó phải đưa trẻ đi kiểm tra ngay, nếu tình hình nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ khóc nghĩa là có cảm xúc bình thường
Em bé có thể phát triển tự do trong nước ối trước khi chào đời, cảm giác này rất dễ chịu. Tuy nhiên em bé sẽ bị chèn ép bởi ống sinh và nước ối cũng sẽ mất đi trong quá trình sinh, ngoài ra nhiệt độ bên ngoài không cao như trong tử cung. Những điều này khiến trẻ cảm thấy chưa thích nghi được nên sẽ khóc không thành tiếng,do trẻ cảm thấy khó chịu, tiếng khóc thể hiện sự không hài lòng của trẻ. Hay có thể nói đây là một bản năng của bé, vì bé không có cách nào khác để thể hiện ngoài việc khóc.
Qua những điểm trên chắc hẳn ai cũng hiểu rằng tiếng khóc của trẻ sơ sinh có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ đều xúc động trước tiếng khóc này. Nhưng trong cuộc sống tương lai của trẻ, sẽ ngày càng có nhiều tiếng khóc. Cha mẹ cũng phải học cách phân biệt những tiếng khóc khác nhau của con để biết nó thể hiện cho điều gì, để có thể chăm sóc con tốt và mong rằng mỗi đứa trẻ đều có thể lớn lên khỏe mạnh.
Bộ Y tế hướng dẫn kê đơn thuốc trong thời gian phòng, chống dịch
Bác sỹ, y sỹ kê đơn thuốc cần căn cứ vào tình trạng người bệnh để có thể kê số lượng thuốc sử dụng trong đơn cho người bệnh là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày không quá 3 tháng.
Nhân viên y tế đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm cho người lớn tuổi, sức đề kháng kém có nguy cơ lây nhiễm cao. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng y tế của các ngành để hướng dẫn kê đơn thuốc trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, để bảo đảm công tác điều trị cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày; đồng thời để giảm, hạn chế lượng người đến khám tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Tiểu ban Điều trị thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc kê đơn thuốc, dự trữ thuốc điều trị trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa phương phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội.
Theo đó, bác sỹ, y sỹ kê đơn thuốc cần căn cứ vào tình trạng người bệnh để có thể kê số lượng thuốc sử dụng trong đơn cho người bệnh là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày không quá 3 tháng.
Các cơ sở khám, chữa bệnh phải cung cấp số điện thoại của đơn vị mình cho người bệnh để họ liên hệ khi cần thiết. Đồng thời, các cơ sở khám, chữa bệnh phải tăng cường khám bệnh và kê đơn, cấp phát thuốc cho người bệnh tại trạm y tế xã, phường, trong trường hợp đặc biệt có thể tổ chức cấp phát thuốc tại nhà.
Việc kê đơn thuốc này chỉ thực hiện trong thời gian giãn cách, cách ly xã hội của địa phương, khi hết thời gian giãn cách, cách ly xã hội phải thực hiện theo quy định hiện hành./.
TP.HCM: 'Buồng' khám sàng lọc giúp phòng lây nhiễm Covid-19 Trước nhiều trường hợp lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện, TP.HCM tiếp tục tăng cường kiểm soát người ra vào bệnh viện. Trong đó, nhiều bệnh viện đã áp dụng những sáng kiến để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 khi khám sàng lọc. "Buồng" kính ngăn cách phần đầu mặt giữa bệnh nhân nghi nhiễm và bác sĩ, có hệ thống hút và...