Em bé tự kỷ khiếm thị gặp gỡ Ông già Noel
Biết Matthew 6 tuổi bị tự kỷ và khiếm thính, người đóng vai Ông già Noel lập tức cúi xuống chào cậu bé và trò chuyện thật lâu với em.
Matthew đặc biệt yêu thích Ông già Noel, chị Wolf ở Watauga (Mỹ) quyết định tới cửa hàng Cabela thuê dịch vụ để giúp con trai thỏa ước nguyện. Người phụ nữ sau đó chia sẻ trên trang cá nhân dòng trạng thái “Ông già Noel tuyệt vời nhất” kèm những bức ảnh cảm động.
Chị Wolf kể người đàn ông đóng vai Ông già Noel vừa biết Matthew bị tự kỷ và khiếm thị đã lập tức cúi xuống chào cậu bé. “Ông ấy nói chuyện với Matthew rất lâu và để thằng bé chạm vào cảm nhận mọi đồ đạc trên người ông ấy”, bà mẹ thuật lại.
Matthew chạm vào mắt Ông già Noel để cảm nhận “đôi mắt lấp lánh”. Ảnh: FN.
Một lúc sau, Ông già Noel hỏi Matthew có muốn cảm nhận thêm gì không. Cậu bé nói khẽ: “Đôi mắt lấp lánh của ông” (trích từ bài thơ Đêm trước Giáng sinh). Và người đàn ông để Matthew chạm vào mắt mình thật lâu. Cuối cùng, Ông già Noel đưa bé đến khu trưng bày tuần lộc để cảm nhận bộ lông của con vật.
“Thật tuyệt vời. Tôi mãn nguyện khi thấy Matthew vui vẻ như vậy”, chị Wolf bày tỏ.
Video đang HOT
Kết thúc chuyến đi, Matthew xin Ông già Noel nước uống thay cho quà tặng vì “không thích những đứa trẻ muốn nhiều đồ chơi”. Mong ước lớn nhất của cậu bé chỉ là “khám phá Ông già Noel”.
Trên trang cá nhân, chị Wolf không tiết lộ danh tính Ông già Noel ở cửa hàng. Phóng viên báo Fox 4 tiết lộ tên người này là James Langley, một ông bố có con cần hỗ trợ đặc biệt.
“Tình yêu thương là tất cả những gì trẻ em cần”, ông Langley nói.
Mai Hương
Theo VNE
Đừng thấy con hiếu động, giảm chú ý là "gắn mác" tự kỷ
Một trường hợp nào đó có biểu hiện như không kết bạn, không tương tác, không giao tiếp bằng mắt với người xung quanh ở bất kỳ độ tuổi nào thường sẽ được "gắn mắc" tự kỷ.
Từ "Tự kỷ" đang được dùng khá phổ biến trong cộng đồng và là mối lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh nếu không may con trẻ bị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý để đánh giá một người nào đó bị tự kỷ hay rối loạn phát triển khác thì cần phải có đánh giá cụ thể của chuyên gia và theo những tiêu chuẩn đã được công nhận."
TS. Trần Thành Nam, Giảng viên Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, thành viên của Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam (VAPE) cho biết, chẩn đoán tự kỷ sai rất nhiều ở Việt Nam. Bởi nếu như ở nước ngoài để chẩn đoán trẻ tự kỷ chuyên gia đó phải được đào tạo bài bản thì ở Việt Nam hầu như bất cứ "chuyên gia" nào cũng có thể chẩn đoán tự kỷ, từ y tá, bác sỹ phục hồi chức năng, giáo viên giáo dục đặc biệt, cử nhân tâm lý và thậm chí cả tự chẩn đoán của cha mẹ sau khi nghiên cứu một số tin bài trên truyền thông về triệu chứng tự kỷ.
Sở dĩ có việc này là vì ở nước ngoài họ có các bộ công cụ trắc nghiệm được chuẩn hóa để hỗ trợ chẩn đoán. Chúng ta không có các công cụ định chuẩn. Người sử dụng không được đào tạo và không có kỹ thuật sử dụng nhưng vẫn tiến hành và đưa ra kết luận.
Khi phát hiện trẻ tự kỷ cần được can thiệp sớm giúp trẻ hoà nhập cộng đồng
Bổ sung cho nhận định trên, ThS Nguyễn Thị Quý, chuyên gia về tâm lý, người có nhiều năm nghiên cứu về tự kỷ trẻ em cho biết, có 2 bộ tiêu chuẩn để xác định một đứa trẻ có bị tự kỷ hay không. Đó là tiêu chuẩn DSM4 và ICD-10.
Theo đó, với tiêu chuẩn DSMIV, trẻ sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau:
Thứ nhất là trẻ có dấu hiệu suy giảm tương tác xã hội : biểu hiện của dấu hiệu này là gọi trẻ không (hoặc ít) đáp ứng mặc dù trẻ không có vấn đề về thính lực, không có cử chỉ giao tiếp : ạ ,xin, bye, chào, không biết chỉ ngón chỉ lôi tay người khác để đòi lấy gì đó; tương tác mắt ít, ít biết khoe mách, ít tạo ra được mối quan hệ với bạn cùng lứa.....
Thứ hai là suy giảm về mặt ngôn ngữ : Trẻ có thể chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói (2 tuổi không nói được từ nào) mà trẻ không cố gắng bù trừ bằng các hành vi giao tiếp không lời khác, hoặc nói được nhưng không duy trì được hội thoại, nói nhại lại lời người khác như một con vẹt , không biết khởi xướng giao tiếp, không hiểu được yêu cầu, ...).
Thứ 3 là trẻ có những vấn đề hành vi : hành vi định hình như hay đi kiễng chân; quay tròn người, lắc đầu; nghiến rang, vẩy tay , xem tay ...hoặc những hành vi không chủ định khác : nghiêng đầu, mắt liếc theo dọc tường....
Hoặc trẻ có những sở thích thu hẹp : trẻ tự kỷ bị cuốn hút vào chơi oto, bóc tem mác, chai lọ... hay trẻ thường chơi rập khuân như : xếp đồ chơi thành hàng dài, đập gõ đồ chơi...hoặc trẻ cuốn hút vào chi tiết của đồ vật như bánh xe oto...
Còn theo tiêu chuẩn DSMV, sẽ có thêm 1 yếu tố nữa là rối loạn cảm giác. Ví như với những trẻ bị rối loạn về thính giác, trẻ có thể thấy khó chịu khi nghe những âm thanh rất nhỏ (biểu hiện bịt tai, co rúm người), trẻ có thể bị rối loạn về mặc xúc giác (ôm ấp, sờ mó) - chỉ 1 kích thích nhỏ là gây khó chịu - mặc quần áo mới rất khó. Hay với những trẻ rối loạn thị giác sẽ thường thích xem tivi do sự thay đổi liên tục của hình ảnh...
Ở Việt Nam hiện mới chỉ dùng tiêu chuẩn DSM IV, tiêu chuẩn DSM V hiện đang được thử nghiệm tại Bệnh viện Nhi TƯ
Các chuyên gia cũng lưu ý, khi phát hiện con có các dấu hiệu của bệnh thì các cha mẹ hãy đưa con đến các cơ sở uy tín nơi có các chuyên gia được đào tạo bài bản để có thể đưa ra kết luận trẻ có bị tự kỷ hay chỉ đơn thuần là chậm nói, hoặc tăng động giảm chú ý...Còn khi đã có chẩn đoán chính xác là tự kỷ, trẻ có thể cần được can thiệp trị liệu sớm từ các nhà tâm lý trị liệu, giáo viên đặc biệt giúp cho trẻ hòa nhập với cộng đồng.
Theo baohatinh
Tự kỷ - Bệnh dễ gây nhầm lẫn! Tỉ lệ trẻ gặp rối loạn về phát triển như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển... tăng theo thời gian. Theo thống kê năm 2012 tỷ lệ này là 1/68 và hiện nay là 1/38 trẻ. Trong đó, tự kỷ dễ bị nhầm lẫn với chậm nói, tăng động giảm chú ý... Từ "tự kỷ" đang được sử dụng...