Em bé sống sót với khối não tràn ra khỏi hộp sọ
Mặc dù mắc chứng thoát vị não hiếm gặp nhưng bé Faith Martin vẫn có thể sống sót chào đời và hoàn toàn bình phục sau ca phẫu thuật cắt bỏ khối não thừa diễn ra vào ngày 10/1 vừa qua.
Ngay từ khi mới chào đời, bé Faith Martin, người Anh đã được các bác sĩ chẩn đoán khó có thể sống sót với một phần não bộ tràn và phát triển ngoài hộp sọ.
Bé Faith với phần não bộ thoát vị ra khỏi hộp sọ.
Được biết, bé Faith là con gái thứ hai của cặp đôi anh Aaron Martin, 21 tuổi và Jessica Williams, 20 tuổi. Ngay từ tuần thai thứ 17, bé Faith đã được chẩn đoán mắc chứng thoát vị não. Đây là một căn bệnh hiếm gặp khiến một phần não bộ được bao bọc bởi một lớp màng mỏng phát triển ra khỏi hộp sọ.
Theo phỏng đoán của các bác sĩ, đa số các trường hợp thoát vị não rất khó sống sót khi chào đời hoặc nếu có thường để lại di chứng về não bộ như tổn thương não hay mắc các chứng bệnh về thần kinh.
Tuy nhiên, với quyết tâm chào đón em bé kém may mắn này bằng tất cả tình thương, cặp đôi trẻ vẫn lựa chọn phương án cho bé chào đời. Lúc bé Faith chào đời, khối não tràn chỉ có đường kính 6cm. Nhưng sau 3 tháng, nó đã phát triển lên tới 21cm.
Hiện tại bé đã bình phục sau ca phẫu thuật cắt bỏ bộ phận thừa.
Cuối cùng, vào ngày 10/1 vừa qua, các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ khối não thoát vị để đem lại một cuộc sống bình thường cho bé Faith. Một lần nữa điều kỳ diệu đã xảy ra, bé không những có thể hồi phục bình thường mà còn được chẩn đoán sẽ không chịu bất cứ thương tổn nào nghiêm trọng.
Theo Kênh 14
Não bị tổn thương do việc nghiện internet
Một nghiên cứu mới đây cho biết, nghiện web có tác động tiêu cực đến sức khỏe não bộ của người chơi, tương tự người nghiện ma túy hay rượu. Phát hiện này có thể dẫn đến phương pháp điều trị mới cho hành vi gây nghiện, tờ Plos One đưa tin.
Nghiện internet là một rối loạn lâm sàng, có biểu hiện không kiểm soát được việc sử dụng internet.
Hao Lei, trưởng nhóm nghiên cứu cùng đồng nghiệp tại viện Khoa học Trung Quốc tiến hành chụp cắt lớp não của 35 thanh thiếu niên bao gồm cả nam và nữ, từ 14 đến 21 tuổi.
17 người trong số đó được xác định là bị rối loạn tâm thần do nghiện internet. Kết quả này dựa trên phần trả lời câu hỏi của các đối tượng tham gia nghiên cứu như: "Bạn liên tục gặp thất bại trong nỗ lực kiểm soát, cắt giảm hoặc ngừng sử dụng internet phải không"?
Chụp cộng hưởng từ (MRI scans) cho thấy có sự thay đổi chất trắng - phần chứa các sợi dây thần kinh trong não của các đối tượng nghiện web so với phần còn lại tham gia nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về việc kết nối các dây thần kinh bị gián đoạn trong vùng não liên quan cảm xúc, đưa ra quyết định và kiểm soát bản thân.
Tiến sĩ Hao Lei và đồng nghiệp nói trên tờ Plos One: "Nhìn chung nghiên cứu cho thấy nghiện web có ảnh hưởng tiêu cực đến chất trắng ở vùng não liên quan đến cảm xúc, xử lý thông tin và kiểm soát nhận thức. Đồng thời, thói quen xấu này gây hại đến tâm lý, có thể dẫn đến mất kiểm soát hành vi đối với những thứ đam mê khác".
Giáo sư Gunter Schumann, trưởng khoa Tâm thần học tại đại học King, London cho biết các kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở người nghiện game.
Ông nới trên BBC: "Đây là lần đầu tiên hai nghiên cứu cho thấy những thay đổi các kết nối dây thần kinh giữa các vùng não bộ cũng như thây đổi trong chức năng của não ở những người thường xuyên sử dụng internet hoặc chơi games".
Liên quan đến nghiên cứu Trung Quốc, tiến sĩ Henrietta, chuyên gia tư vấn tâm lý tại trường Imperial, London bình luận nghiên cứu mới là một bước đột phá. Và việc nghiên cứu trên số lượng lớn các đối tượng là cần thiết để xác nhận kết quả.
Bà nói thêm: "Sự rối loạn chất trắng và các vùng khác của não bộ bị gây ra không chỉ bởi các chất như ma túy, rượu mà còn bởi hành vi như nghiện internet".
Theo Datviet
45 tuổi trở đi não sẽ bắt đầu chết Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chứng minh rằng, quá trình lão hóa của não người bắt đầu không phải ở tuổi 60 như người ta thường quan niệm trước đây (dựa vào đó Luật Lao động nhiều nước lấy 60 làm tuổi về hưu), mà từ tuổi 45. Kết luận này rút ra từ công trình nghiên cứu của các...