Em bé sinh ra với tay chân khác biệt, chỉ mong được đi dép
Bàn chân xẻ hình chữ V, chỉ có ngón cái và ngón út bình thường khiến cô bé ở Hà Nam không thể xỏ dép.
Vào mùa đông, em cũng gặp khó khăn khi đi tất.
Ngày 14/10, chị Trần Thị Thơm (30 tuổi, trú tại Kim Bảng, Hà Nam) đưa con tới Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) thăm khám chuyên gia chỉnh hình nhi. Bé D.T.Đ.N (3 tuổi) bị dị tật cả tay và chân.
Trong suốt thai kỳ, chị Thơm có sức khỏe ổn định, siêu âm kiểm tra định kỳ không có bất thường. Ngày con chào đời, gia đình đã sốc khi nhìn thấy trẻ dị tật toàn bộ bàn tay và bàn chân.
“Khi con được bác sĩ bế lên, tôi thấy tay chân bé không rõ ngón. Tôi rất sốc, không thể ngờ rằng con bị dị tật nặng như vậy. Nằm trên bàn đẻ, tôi chỉ biết khóc”, chị Thơm nhớ lại.
Bàn tay của N. chỉ có 2 ngón út. Bàn chân xẻ hình chữ V, chỉ có ngón cái và ngón út bình thường khiến bé không thể xỏ dép. Vào mùa đông, em cũng gặp khó khăn khi đi tất.
Video đang HOT
Dị tật cả tay và chân nhưng N. vẫn khỏe mạnh, ít ốm vặt. Hằng ngày, bé tự ăn, học cách cầm đồ vật. Ở lớp, N. cố gắng đi lại dù bước còn nhiều khó khăn.
“Tháng 4, tôi đưa con tới đây khám, bác sĩ hẹn chờ dịp có chuyên gia nước ngoài tới đánh giá việc phẫu thuật cho trẻ. Gia đình tôi chỉ mong bác sĩ giúp con có thể đi dép”, người mẹ mong mỏi.
Dị tật bàn chân của bé N. Ảnh: P.Thúy.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình chi trên và chi dưới, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, việc điều trị các dị tật bẩm sinh vẫn là thách thức lớn. Nhiều trẻ đến viện trong tình trạng dị tật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và cuộc sống của các em.
Bác sĩ Đức cho biết sàng lọc sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố then chốt trong điều trị các dị tật phức tạp. Tuy nhiên, việc điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay, các biến dạng chi trên và các dị tật cơ xương khớp khác không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn yêu cầu sự tỉ mỉ và am hiểu sâu về giải phẫu.
Trong tháng 10, các bác sĩ Tây Ban Nha, Mỹ và Trung Quốc sẽ tham gia tư vấn, hội chẩn và phẫu thuật các ca bệnh khó tại bệnh viện. Các bệnh lý được khám và phẫu thuật như liệt đám rối thần kinh cánh tay, khớp giả xương chày bẩm sinh và đặc biệt là nhóm bệnh cứng đa khớp bẩm sinh.
Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.
Bệnh nhi N.G.H (trú tại Đoan Hùng, Phú Thọ), nhập viện trong tình trạng viêm phổi tái phát nhiều lần. Qua thăm khám, trẻ được các bác sĩ Khoa Ngoại nhi tổng hợp chẩn đoán có tình trạng thoát vị hoành bên trái.
Các bác sĩ ngoại khoa của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ sau đó đã liên hệ hội chẩn với các chuyên gia Khoa Phẫu thuật lồng ngực, Trung tâm Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Nhi Trung ương và được chỉ định phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị thoát vị hoành.
Ca phẫu thuật được trực tiếp thực hiện bởi TS.BS Tô Mạnh Tuân -Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực - Trung tâm Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC
Ca phẫu thuật được trực tiếp thực hiện bởi TS.BS Tô Mạnh Tuân -Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực - Trung tâm Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện ngoài tình trạng thoát vị hoành trái ở lỗ sau bên có màng bọc, trẻ còn có dị tật phổi biệt lập trái, kích thước 3x3.5cm.
Phổi biệt lập là một rối loạn phát triển thời kỳ bào thai dẫn đến hình thành một khối kén mô phổi không có chức năng, khối này được nuôi dưỡng bởi một động mạch bất thường. Các bác sĩ sau đó đã thực hiện cắt bỏ dị tật phổi biệt lập, khâu tạo hình cơ hoành trái qua phẫu thuật nội soi.
Sau phẫu thuật, trẻ được điều trị, chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Sau 6 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe hiện tại của bé ổn định.
Trước bé H., Khoa Ngoại nhi tổng hợp của Bệnh viện đã trực tiếp phẫu thuật thành công cho nhiều bệnh nhi mắc thoát vị hoành.
ThS.BS Nguyễn Đức Lân - Trưởng khoa Ngoại nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ thăm khám cho bệnh nhi H.
Thoát vị hoành là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em với tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 1/5000 đến 1/2000 trẻ. Nguyên nhân là trong quá trình phát triển, vì một lý do nào đó, cơ hoành không hoàn thiện đầy đủ và tạo ra khe hở cơ hoành khiến lồng ngực và ổ bụng không được phân tách hoàn toàn.
Điều này dẫn đến việc các cơ quan trong ổ bụng như dạ dày, ruột, gan, lách có thể di chuyển lên lồng ngực qua khe hở cơ hoành, gây ra bệnh thoát vị hoành. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho hệ hô hấp, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Cách xoa bóp khi đau mỏi cổ gáy Đau mỏi cổ gáy rất thường gặp, nhất là ở dân văn phòng, do nhiều nguyên nhân. Một số cách tự xoa bóp có thể giúp bạn giảm đau... 1. Nguyên nhân và cơ chế gây đau mỏi cổ gáy Theo BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, BV Đại học Y dược TP.HCM, nguyên nhân gây đau mỏi cổ gáy có thể do: Sai tư...