Em bé sinh non ở tuần 23 sống sót thần kỳ
Một em bé vượt qua thời khắc sinh tử để phát triển sức sống mạnh mẽ sau khi ra đời ở tuần thai thứ 23 thêm 1 ngày.
Một người phụ nữ tên Christie Malik gặp vấn đề và sinh non ở tuần 23 thêm 1 ngày. Sau khi sinh, em bé được đặt tên là Ayah Malik (Ayah – có nghĩa là kỳ diệu), các bác sĩ chẩn đoán bé chỉ có 5% cơ hội sống sót. Ngay cả khi đánh bại được tử thần, Ayah cũng bị khuyết tật nặng.
Em bé sinh ra khi mới 23 tuần 1 ngày tuổi.
Thế nhưng Ayah bắt đầu đánh bại thần chết, em bé được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính và từ đó đến nay đã phát triển cơ thể một cách thần kỳ. Christie Malik cho biết, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Wales đều kinh ngạc trước sức sống mãnh liệt của Ayah.
Đánh bại tử thần, Ayah thể hiện sức sống mãnh liệt trong lồng kính.
Christie Malik cho biết, vào thời điểm sinh bé Ayah, cô được thông báo rằng không còn hy vọng cứu sống em bé. Đó là một cú sốc, Christie hành sự như một người điên khi nhận tin. Trước khi Ayah được đưa vào lồng kính chăm sóc đặc biệt, Christie và chồng Wajahat chỉ có vài giây nhìn em bé.
Ayah đã đối mặt với nhiều cơn nguy kịch.
Sau nhiều tháng trời sống trong lo lắng, giờ đây bé Ayah đã 21 tháng tuổi. Ayah xinh xắn và không có dấu hiệu khuyết tật do sinh non, cô bé đang tất bật chuẩn bị cùng bố mẹ mừng Giáng sinh.
Video đang HOT
Giờ đây Ayah trở thành một cô bé xinh xắn, không có di chứng do sinh non.
Theo nguồn tổng hợp
'Quyền lực' của một bà mẹ ung thư và 'tối hậu thư' 2 tháng
"Nhờ" căn bệnh ung thư bạch cầu quái ác, người mẹ 41 tuổi khám phá trong mình sức mạnh, quyền lực, khả năng truyền cảm hứng mãnh liệt. Bà mẹ đã khiến cho rất nhiều người hành động để cứu người.
Tin sét đánh ung thư lại trở thành động lực cho những người như cô Neena để cố gắng giúp mình và giúp đời - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu bỗng một ngày, bác sĩ thông báo bạn bị ung thư bạch cầu? Không tin vào tai mình, sốc, hoảng loạn, sợ hãi, tuyệt vọng... - cũng như hầu hết những bệnh nhân ung thư khác, Neena Kumari-Sharma trải qua hết những cảm giác đó.
Càng sốc hơn bởi từ xưa đến nay, hai bên người thân nội ngoại cô không có ai bị ung thư.
Càng sợ hãi hơn khi Neena nhìn hai đứa con song sinh mới 5 tuổi của mình.
Để có cơ hội sống sót, Neena - người Anh - cần được cấy ghép tế bào gốc.
Hãng truyền thông BBC dẫn các số liệu thống kê cho thấy 1/3 các ca hiến tặng tế bào gốc đến từ người thân của bệnh nhân bởi sự trùng khớp về mặt di truyền đóng vai trò quyết định.
Riêng Neena không tìm được sự trùng khớp đó từ gia đình.
Trong 2/3 ca còn lại, bệnh nhân lệ thuộc vào nguồn hiến tặng, cả trong nước và quốc tế. Phần lớn những người bệnh tìm được nguồn hiến tặng thích hợp là người da trắng, còn lại người gốc châu Á như Neena hoặc người da đen thì cơ hội rất hiếm hoi.
Thất bại trong việc tìm kiếm người hiến tặng từ tất cả người thân, bạn bè cũng như các nguồn hiến tặng khác từ các cơ sở dữ liệu sẵn có, bà mẹ quyết định tự mình lập chiến dịch kêu gọi đăng ký hiến tặng tế bào gốc.
"Tôi chỉ muốn chắc chắn rằng sau này nếu các con tôi có thắc mắc, chúng có thể an lòng rằng mẹ đã làm tất cả những gì có thể, mẹ đã nỗ lực hết sức", cô Neena nói.
Cô đơn nhưng không cô độc
"Tôi thấy mình thật quyền lực khi đứng lên, can đảm và truyền tải thông điệp đến mọi người."
Neena Kumari-Sharma Neena
Cô quyết định không thụ động ngồi chờ cơ hội hiếm hoi rơi xuống đầu mình.
Thuyết phục được tổ chức từ thiện hỗ trợ bệnh nhân ung thư DKMS giúp đỡ, Neena bắt đầu dành toàn thời gian có thể sắp xếp được để đi khắp nước Anh vận động mọi người đăng ký hiến tặng tế bào gốc.
Không có người thân bên cạnh, bệnh nhân ung thư Neena vẫn tươi cười, mạnh mẽ xuất hiện khắp các nơi công cộng như trung tâm thương mại, đền thờ để truyền tải thông điệp đăng ký hiến tặng tế bào gốc cứu người.
Trong lần vận động trước một cuộc biểu diễn nhạc cổ điển hồi tháng trước, Neena đã có tới 1.600 khán giả lắng nghe. Nhiều người trong số đó đã bật khóc. Sự xúc động đã thúc đẩy họ hành động.
BBC dẫn lời cô Neena cho rằng sở dĩ thông điệp của cô chạm được tới trái tim của mọi người bởi cô là một bệnh nhân, một người mẹ chỉ mới 41 tuổi có 2 con.
Bạn chỉ còn 2 tháng!
Cứ thế, trong vòng có 9 tuần, Neena đã kêu gọi được 1.500 người đăng ký hiến tặng tế bào gốc. Cơ sở dữ liệu của họ được lưu để khi có bệnh nhân thích hợp, họ sẽ hiến tế bào gốc cứu người.
Nhưng trong số 1.500 người đông đúc đó, không ai hợp để hiến tặng cho Neena.
Bác sĩ thì mới "ra tối hậu thư" với cô rằng cô chỉ còn 2 tháng để tìm người hiến cho mình trước khi mọi chuyện trở nên quá trễ.
Trong tình cảnh lẽ ra rất tuyệt vọng đó, Neena vẫn tìm thấy sức mạnh và niềm hạnh phúc.
"Giờ đây tôi biết mình có khả năng tổ chức các sự kiện, biết rằng tôi có thể truyền tải thông điệp của mình đến cả thế giới, biết rằng tôi có thể dấn thân".
Trước khi bắt đầu chiến dịch, Neena không biết tương lai sẽ đi về đâu. Giờ đây cũng vẫn như thế. Tuy nhiên sự cảm nhận của cô thì khác hẳn.
"Tôi vẫn không biết điều gì sẽ xảy ra với tôi nhưng giờ đây tôi biết mình có thể cứu được mạng sống của người khác. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã là phần thưởng xứng đáng rồi!", cô Neena chia sẻ.
Theo thanhnien
Nuôi sống bé trai sinh non nặng 600 g Bé sinh ra nhẹ cân, nhịp tim đập rời rạc và phản xạ yếu, được các bác sĩ Bệnh viện sản nhi Nghệ An nuôi sống. Bé là con trai của chị Trương Thị An ở Yên Thành, Nghệ An. Chị An chuyển dạ ở tuần thai 26. Các bác sĩ quyết định để sản phụ sinh con tự nhiên. Bé chào đời...