Em bé Pháp mang bệnh sởi đến Costa Rica
Bé là bệnh nhân sởi đầu tiên trong hơn 5 năm qua tại Costa Rica.
Theo IFL, Bộ Y tế Costa Rica xác nhận em bé Pháp 5 tuổi đến nước này du lịch cùng gia đình ngày 18/2. Xuất hiện triệu chứng sởi, bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Monseor Sanabria ở Puntarenas điều trị trong phòng cách ly.
Sau khi xác định em bé dương tính với sởi và chưa tiêm vắcxin, chính quyền địa phương đã gấp rút tìm những người đã tiếp xúc với gia đình bệnh nhi, bao gồm cả hành khách trên chuyến bay từ Pháp đến Costa Rica.
Một em bé bị sởi. Ảnh: The Jewish Voice.
Từ nhiều năm nay, Costa Rica không chịu ảnh hưởng của bệnh sởi. Trường hợp mắc sởi cuối cùng của người dân nước này là vào năm 2006, còn bệnh nhân sởi cuối cùng là du khách được ghi nhận năm 2014.
Sởi là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan qua ho và hắt hơi. Các triệu chứng điển hình bao gồm sốt, ho, đỏ mắt và phát ban. Căn bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, song có thể được ngăn chặn bằng cách tiêm phòng đủ hai mũi vắcxin sởi.
Video đang HOT
Costa Rica sở hữu hệ thống y tế công tốt cùng chương trình tiêm chủng hiệu quả. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2017, ít nhất 96% dân số quốc gia này được tiêm vắcxin sởi mũi đầu tiên và 93% tiêm mũi thứ hai.
“Nhìn chung, đất nước chúng tôi có tỷ lệ tiêm chủng cao”, Bộ trưởng Y tế Costa Rica cho biết. “Tuy nhiên, để phòng ngừa các trường hợp đặc biệt và các biến chứng có thể xảy ra, các nhân viên y tế luôn đảm bảo chương trình tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em.”
Nguyên nhân bé trai người Pháp không tiêm vắcxin hiện chưa được xác định. Thực tế, ngoài một số trường hợp không thể tiêm phòng do hệ miễn dịch dễ bị tổn thương, nhiều phụ huynh ở các nước phát triển từ chối tiêm vắcxin cho con em vì niềm tin sai lệch rằng vắcxin phối hợp sởi, quai bị và rubella dẫn đến tự kỷ.
Năm 2018, châu Âu ghi nhận 82.596 ca mắc sởi mới, gấp ba lần năm 2017.
Mai Hương
Theo VNE
Chuyên gia báo động dịch sởi hoành hành trở lại trên đất Mỹ
Các chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo các ca bệnh sởi đã bùng phát trở lại ở nước này, chủ yếu tại những cộng đồng dân cư không tiêm vắcxin và được miễn tiêm vì lý do tôn giáo hoặc cá nhân.
Tiêm phòng sởi-quai bị-rubela cho học sinh Mỹ. (NGuồn: AFP/TTXVN)
Các chuyên gia y tế Mỹ ngày 27/2 đã cảnh báo các ca bệnh sởi đã bùng phát trở lại ở nước này, chủ yếu tại những cộng đồng dân cư không tiêm vắcxin và được miễn tiêm vì lý do tôn giáo hoặc cá nhân.
Kể từ đầu năm tới nay, tại Mỹ đã ghi nhận sáu đợt bùng phát dịch với 159 ca nhiễm bệnh tại ba bang Washington, Colorado và New York. Một đợt dịch được xác định khi có hơn năm người nhiễm bệnh.
Giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về chứng dị ứng và các bệnh lây nhiễm, Antony Fauci, nhấn mạnh việc dịch sởi hoành hành trở lại "thực sự không thể chấp nhận được."
Theo Giám đốc Fauci, để đảm bảo khả năng miễn dịch trên diện rộng, tỷ lệ người tiêm vắcxin phải chiếm từ 92-95% trong tổng dân số của một quốc gia.
Giám đốc Trung tâm Quốc gia về miễn dịch và các bệnh hô hấp (NCIRD), Nancy Messonnier, cho biết có rất nhiều người do dự với việc tiêm vắcxin. Cách đây 15 năm, có tới 95% học sinh 5 tuổi tại Hạt Clark được tiêm vắcxin phòng sởi, song năm học 2017-2018, tỷ lệ này đã giảm xuống 84%. Đáng quan ngại hơn, ở một số trường học, đặc biệt là trường tư, tỷ lệ tiêm vắcxin vô cùng thấp, chỉ khoảng 20-30%.
Theo bà Messonnier, vắcxin MMR ngăn ngừa sởi, rubella "an toàn một cách đáng kinh ngạc." Kể từ khi được điều chế vào những năm 60 của thế kỷ 20, hàng triệu hàng triệu liều vắcxin đã được sử dụng. Tuy nhiên, khi số ca nhiễm sởi đã giảm tới 99%, các bậc cha mẹ kaij ít chú ý hơn tới nguy cơ tiềm ẩn từ căn bệnh này.
Giới chuyên gia cho rằng tin đồn thất thiệt về vắcxin là một yếu tố khiến nhiều người do dự tiêm chủng, đồng thời đổ lỗi cho các mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin sai sự thật về các nguy cơ của việc tiêm vắcxin.
Trong khi đó, gần đây, trước sức ép của Quốc hội Mỹ, mạng xã hội Facebook, YouTube và Pinterest đã công bố nhiều biện pháp chặn các nội dung bài trừ vắcxin.
Virus sởi là một trong những loại virus có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất. Virus này vẫn có thể lưu lại trong không gian phòng kín hoặc trên một bề mặt nào đó tới tận 2 giờ sau khi người nhiễm sởi rời khỏi những khu vực này.
Dịch sởi cướp đi sinh mạng của 400-500 người mỗi năm tại Mỹ. Ngoài triệu chứng cúm kèm các nốt mẩn đỏ và một số triệu chứng khác, dịch bệnh này còn kéo theo nhiều biến chứng, trong đó có viêm tai (với tỷ lệ 1/10, cứ 10 ca sẽ có 1 ca mắc), phế cầu khuẩn (tỷ lệ 1/20 ca) và viêm não (1/1.000 ca)./.
Theo vietnamplus
10 mối đe dọa sức khỏe nhân loại 2019 Lần đầu tiên không tiêm vắcxin được WHO đưa vào nhóm 10 mối đe dọa sức khỏe con người bởi khiến các bệnh truyền nhiễm trỗi dậy. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm 2019. Trong số này, lần đầu tiên xuất hiện vấn đề không tiêm vắcxin. Theo Live Science,...