Em bé “người cá” chào đời tại Ấn Độ
Các bác sĩ ở Ấn Độ vô cùng kinh ngạc khi thấy em bé chào đời với cặp chân dính liền nhau giống như nàng tiên cá trong truyền thuyết.
Em bé “người cá” chào đời tại Ấn Độ,
Em bé với hai chân dính liền nhau nhau giống như “nàng tiên cá” đã chào đời ngày 29.4 tại bệnh viện Sahi Ram ở thành phố Sahranpur thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nhưng em chỉ sống sót được khoảng 10 phút sau khi sinh.
“Tôi chưa từng thấy trường hợp nào như thế này trước đây. Chúng tôi đã gặp nhiều trẻ sơ sinh bị dị tật, nhưng đây là trường hợp vô cùng hiếm. Em bé có cơ thể giống như cá và tay có màng giống như vây”, bác sĩ Vandana Arya nói.
Bác sĩ Arya cho biết em bé bị mắc hội chứng Sirenomelia hay còn được gọi là “Hội chứng người cá”. Dị tật bẩm sinh hiếm gặp đã khiến hai chân của bé dính vào nhau giống như đuôi cá trong quá trình phát triển trong bụng mẹ.
Tiến sĩ Lindsey Fitzharris, thuộc trường đại học Oxford (Anh), cho biết hội chứng Sirenomelia xảy ra khi dây rốn không hình thành 2 động mạch, khiến thai nhi không được cung cấp đủ máu trong quá trình phát triển.
Do dinh dưỡng được ưu tiên cung cấp cho phần trên của cơ thể, nên thai nhi không phát triển hai chân riêng biệt. Theo tiến sĩ Fitzharris, hội chứng này ảnh hưởng khoảng 1/100.000 trẻ sơ sinh và thường xảy ra ở những cặp sinh đôi cùng trứng.
Video đang HOT
“Hội chứng Sirenomelia rất hiếm gặp và rất ít trẻ mắc dị tật này có thể sống sót sau khi chào đời. Phần lớn trẻ tử vong vài ngày sau khi sinh do suy thận và bàng quang”, tiến sĩ Fitzharris cho biết.
Một vài trường hợp “người cá” sống sót hiếm gặp:
Tiffany Yorks có thể sống tới năm 27 tuổi.
Năm 1988, bé gái Tiffany Yorks đã được phẫu thuật tách hai chân dính liều nhau do mắc hội chứng Sirenomelia. Dị tật bẩm sinh đã khiến cô bé di chuyển do khăn và phải dùng tới nạng và xe lăn. Tiffany đã qua đời vào tháng 2 năm nay và trở thành trường hợp “người cá” sống lâu nhất từ trước tới nay.
Bé gái Milagros Cerron.
Một trường hợp mắc hội chứng Sirenomelia nổi tiếng khác là bé gái Milagros Cerron đến từ Peruvia. Cô bé có biệt danh là “Nàng tiên cá nhỏ” chào đời năm 2004 với hai chân dính liên nhau và thận trái bị biến dạng, nhưng được các bác sĩ phẫu thuật tách hai chân thành công 2 năm sau đó.
Sau khi phẫu thuật, Milagros có thể tự đứng một mình và bước đi không cần người khác trợ giúp. Năm 2012, bé trái đã trải qua một ca ghép thận và chỉnh sửa đường bài tiết nước tiểu.
Theo Danviet
Thi nhau đặt tên con là Không lực Một
Hai em bé mới chào đời tại Kenya đã được đặt tên là Không lực Một, nhân chuyến về thăm quê nhà của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tại làng Kogelo, quê hương của đương kim Tổng thống Mỹ, những đứa trẻ mang tên Barack Obama không hề hiếm. Tuy nhiên, sau khi ông tới làng này tối 24/7, hai bà mẹ tại thành phố Kisumu ở phía tây Kenya đã quyết định đặt tên con là Không lực Một.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trên chiếc Không lực Một.
"Tôi đã quyết định gọi con trai tôi là Không lực Một Barack Obama, để chúng tôi có thể nhớ về chuyến đi tới Kenya của ông Obama, vì đó là một hạnh phúc to lớn", Lucky Akinyi Okoth, một trong số hai bà mẹ nói.
Trong khi đó, bà mẹ thứ hai, Lucy Atieno quyết định chỉ gọi con trai cô là Không lực Một. "Tôi nghe nói đó là chiếc phi cơ tốt nhất, vì nó chở người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ, người cũng mang dòng máu Kenya", Lucy nói.
Con trai của Lucky và Lucy nằm trong số 8 em bé chào đời tối 24/7/2015 tại Bệnh viện Jaramogi Oginga Odinga ở Kisumu, y tá Dolphin Akinyi nói, đồng thời cho biết tất cả các bé đều khỏe mạnh.
Ba bé gái cũng được đặt tên liên quan tới ông Obama. Một bé được gọi là Michelle theo tên của Đệ nhất phu nhân Mỹ và một bé khác được gọi là Malia, con gái lớn của Tổng thống Mỹ, trong khi bé thứ ba được đặt là Malia Sasha, ghép tên của hai ái nữ nhà Obama.
"Tôi không thể gọi con mình bằng bất cứ cái tên nào khác", Wilkister Anyango nói. Bà mẹ này đã lấy tên của các cô gái nhà Obama đặt cho con mình.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Cuộc đời bi kịch của tác giả bức ảnh 'kền kền chờ ăn thịt em bé' Nhiếp ảnh gia Kevin Carter đã tự sát bằng khí độc carbon monoxide. Ông ra đi và để lại nhiều câu hỏi về bức ảnh nổi tiếng... Carter bắt đầu sự nghiệp bằng phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983, nhưng nhanh chóng sau đó ông chuyển ra mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh về sự đàn áp,...