‘Em bé Napalm’ được điều trị bỏng, chấm dứt nỗi đau sau hơn 40 năm
Bà Phan Thị Kim Phúc, nhân vật chính trong bức ảnh nổi tiếng Em bé napalm đã bắt đầu quá trình điều trị bỏng nhằm chấm dứt đau đớn từ những vết sẹo trong quá khứ.
Bức ảnh bà Kim Phúc, 9 tuổi vừa khóc vừa chạy trước ống kính của nhiếp ảnh gia Nick Út vì đau đón sau cuộc tấn công bằng bom napalm năm 1972 đã trở thành minh chứng tàn khốc trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Bà Phúc sẽ phải trải qua quá trình điều trị bằng laser kéo dài gần một năm.
Video đang HOT
“Khi còn nhỏ tôi rất thích trèo cây. Tôi chọn những quả ổi ngon nhất và hái xuống cho bạn bè”, Phúc kể lại. “Sau khi bị bỏng, tôi không bao giờ còn có thể trèo cây hay chơi với bạn bè như trước. Thật sự rất khó khăn”. Hơn 4 thập kỷ trôi qua, bà vẫn bị các cơn đau hành hạ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa.
Bác sĩ Waibel cho rằng bà Phúc sẽ cần đến 7 đợt điều trị trong vòng 8-9 tháng tới, mỗi lần tiêu tốn khoảng 1.500-2.000 USD. Waibel sẵn sàng thực hiện miễn phí cho “em bé Napalm” năm xưa sau khi bà Phúc liên lạc để nhờ tư vấn.
Trong buổi chữa trị đầu tiên, bà Phúc nắm tay chồng để cầu nguyện. Bà miêu tả cơn đau của mình là “10 trên 10″, điều tồi tệ nhất trong những điều tồi tệ.
Một vài tuần sau ở Canada, bà Phúc nói rằng các vết sẹo đỏ lên và rất ngứa, nhưng bà khẳng định mình sẽ tiếp tục. “Có thể phải mất đến một năm nhưng tôi rất vui mừng và biết ơn”, bà chia sẻ.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
EU, Iran hối thúc chấm dứt cuộc chiến tại Syria
Tuyên bố của EU cho biết, EU và Iran đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt cuộc chiến ở Syria, vốn đã gây ra quá nhiều đau thương, mất mát.
Cảnh đổ nát sau một vụ không kích ở Al-Shaar, Aleppo. (Nguồn: Reuters/TTXVN)
Bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), tối 25/9 Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã có cuộc gặp nhằm thảo luận về cuộc chiến ở Syria.
Tuyên bố của EU cho biết hai bên đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt cuộc chiến ở Syria, vốn đã gây ra quá nhiều đau thương, mất mát. Hai bên cũng bày tỏ sẵn sàng hợp tác với những nỗ lực do Liên hợp quốc (LHQ) đứng đầu cũng như trao đổi quan điểm về cách thức góp phần kết thúc cuộc chiến.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh các cường quốc châu Âu như Đức, Pháp đã kêu gọi tổ chức hội nghị hòa bình mới về Syria, nhằm giúp chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của khoảng 250.000 người, gây bất ổn cho toàn khu vực Trung Đông và kéo theo làn sóng người di cư tràn sang châu Âu. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng không chỉ Mỹ, Nga mà các đối tác quan trọng tại Trung Đông như Iran và Saudi Arabia đều có thể tham gia hội nghị hòa bình này. Trong khi đó, Mỹ và Nga cũng đề cập khả năng đối thoại nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria.
Dự kiến, một loạt các cuộc gặp bên lề phiên họp của ĐHĐ LHQ năm nay, trong đó có cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin, sẽ nỗ lực tìm kiếm một sự đồng thuận mới về giải pháp cho cuộc nội chiến tại Syria.
Theo NTD
Mỹ sẵn sàng đàm phán để chấm dứt khủng hoảng Syria Ngoại trưởng John Kerry ngày 19/9 khẳng định, Mỹ sẵn sàng đàm phán nhưng vẫn giữ nguyên lập trường yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi. Reuters dẫn lời ông Kerry cho biết: "Chúng tôi cần một cuộc hội đàm. Đó là những gì chúng tôi đang trông đợi và hy vọng cả Nga và Iran, hay bất kỳ quốc gia...