Em bé Mường Lát không mảnh vải che thân ngồi co ro giữa đường trong mùa đông 3 năm trước giờ ra sao?
Sau khi được nhận nuôi, cô bé Mường Lát được bố mẹ cho đi học và tập vật lý trị liệu để phục hồi đôi chân.
Nói đến cái lạnh cắt da cắt thịt mỗi màu đông về ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, hẳn ai cũng còn nhớ về cô bé ở Mường Lát, Thanh Hóa 3 năm trước. Bức ảnh về 1 đứa trẻ với dáng người nhỏ nhắn, không áo quần giữ ấm ngồi bệt co ro dưới đất khiến mạng xã hội dậy sóng thời điểm cuối năm 2017.
Danh tính của cô bé là Vàng Thị Pàng, khi ấy chỉ mới 6 tuổi nhưng chỉ cao nhỉnh hơn một đứa trẻ lên 2 một chút. Em bị khuyết tật, không thể đi đứng bình thường, hoàn cảnh cũng hết sức khó khăn khi cha mất sớm, mẹ thì bệnh về tâm thần, nhà nghèo đông anh em mà lại còn bị liệt. Ai nghe qua cũng cảm thấy xót xa cho em.
Bức ảnh gây chấn động mạng xã hội hồi cuối năm 2017
Thương cảm với số phận của cô bé mà vợ chồng anh chị Huỳnh Quốc Tín – Nguyễn Thị Ngọc Phượng lặn lội từ TP.HCM lên tận Mường Lát để xin nuôi dưỡng bé. Về đến thành phố, em được đưa đi bệnh viện để theo dõi tình hình hai chân, ngoài ra em còn bị phát hiện ra nhiều chứng bệnh khác như trĩ, hai thận ứ nước, viêm đường tiểu nặng, viêm đường máu nhẹ.
Với sự tận tình của đôi vợ chồng, cô bé Mường Lát được điều trị bệnh và phục hồi chức năng cho đôi chân. Từ một cô bé người Mông sống ở miền núi xa xôi, giờ đây, Pàng phải tập làm quen với một cuộc sống mới, nếp sống mới. Nhưng không bao lâu sau khi tạm rời xa bản làng, em nhận được tin mẹ và ông qua đời. Số phận dường như muốn thử thách ý chí cô bé nhiều hơn.
Ngày đầu tại TP.HCM của Pàng
Video đang HOT
Những thay đổi từng bước một của cô bé
Sau 1 thời gian, cô bé nhem nhuốc, xanh xao ngày nào đã có sự thay đổi. Pàng ngày một trở nên hồng hào, tươi tắn và hòa đồng hơn. Em bắt đầu có những bước đi đầu tiên trong đời dù phải có những công cụ hỗ trợ. Những bước chân cùng nụ cười rạng rỡ lanh lợi ấy chính là kết quả của hành trình dài điều trị không mệt mỏi cho cô bé khuyết tật 6 tuổi.
Sau 1 thời gian đã xinh xắn và hồng hào thế này đây!
Ngày càng xinh xắn và đáng yêu, em đang luyện tập đi lại
Pàng cũng được bố mẹ nuôi cho đi học một trường mẫu giáo tại quận 7, TPHCM thời gian đầu khi đón bé về nuôi. Sau này, vợ chồng anh Tín cùng chị Phương đã sắp xếp cho bé học tại trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật (quận 3). Ở đây ngoài việc em được tập trung trị liệu đôi chân mà em còn được học chữ. Được biết, do công việc, em được bố mẹ gửi nội trú và đón về nhà vào mỗi cuối tuần.
Sau thời gian đi học, Pàng không chỉ biết nhiều tiếng Kinh hơn mà còn ngoan và “có da có thịt” hơn. Gần đây, cộng đồng mạng vui mừng vì thấy trong các chia sẻ của cặp vợ chồng tốt bụng, cô bé Mường Lát đã 9 tuổi và tự đi được mà không cần phải gắn nẹp hay sử dụng các dụng cụ hỗ trợ dù còn chưa vững. Đó là thành quả của những nỗ lực từ anh Tín, chị Phượng và đặc biệt là của bé Pàng.
Những hình ảnh mới nhất của bé Pàng được bố mẹ nuôi ghi lại
Ảnh: Facebook nhân vật
Nóng trên mạng xã hội: Chàng trai Pháp gốc Việt quyết cả đời đi tìm mẹ ruột
"Tôi không muốn đến khi chết đi vẫn không biết được nguồn cội của mình, không biết được người sinh ra mình là ai", anh Loic Langeard (tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Tân) chia sẻ về quyết tâm tìm lại mẹ ruột của mình.
Anh Tân cùng gia đình bố mẹ nuôi tại Pháp - ẢNH: NVCC
Bị mẹ bỏ rơi khi vừa sinh với lý do "không có chồng", Nguyễn Văn Tân (nay 27 tuổi, sống tại Pháp) khi đó được đưa đến Nhà nuôi trẻ mồ côi Gò Vấp "Mầm non 4" để nuôi dưỡng. 8 ngày tuổi, anh được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi và có một cuộc sống hạnh phúc tại đất nước này. Tuy nhiên, Tân chưa bao giờ thôi trăn trở về nguồn cội.
"Cảm ơn mẹ vì tất cả"
Đến Pháp ngày 5.12.1993, lớn lên tại xã Athis-Mons yên bình trong vùng đô thị Paris, Tân nhận được tình yêu thương rất lớn từ bố mẹ nuôi. "Thực lòng, tôi biết ơn họ vì đã cho tôi có được một cuộc sống tốt nhất", anh tâm sự.
Anh Tân lúc vừa chào đời
Tuổi thơ của Tân là những ngày anh không ngừng thắc mắc về ngoại hình khác biệt của mình. Anh vẫn thường hỏi bố mẹ tại sao mình không có làn da trắng, tóc vàng hay đôi mắt xanh như các bạn. "Lúc nào cũng vậy, bố mẹ luôn nhắc nhở tôi phải tự hào về vẻ ngoài và kể cho tôi nghe về đất nước nơi tôi sinh ra. Nhờ có bố mẹ, tôi biết đến Việt Nam nhiều hơn và bắt đầu tìm hiểu, khám phá về nó", Tân kể.
Từng đến Việt Nam hơn 5 lần, Tân xem đó là hành trình "trở về nhà" của mình. Anh hiểu thêm về vẻ đẹp con người, văn hóa Việt và rồi khát khao tìm mẹ ào về. "Đến một lúc nào đó, ai rồi cũng sẽ mong muốn tìm về với nguồn gốc của chính mình. Mẹ tôi trông ra sao? Tại sao bà ấy lại bỏ tôi lại? Bà ấy vẫn còn sống khỏe mạnh chứ? Bà ấy còn nhớ tới tôi không?", những thắc mắc đó thôi thúc Tân tìm lại mẹ.
Tân chưa bao giờ có suy nghĩ oán trách bố mẹ ruột. Anh tin rằng: "Không có người mẹ nào lại muốn vứt bỏ con mình. Có lẽ mẹ tôi đã gặp phải điều gì đó kinh khủng lắm mới bỏ tôi mà đi. Và có lẽ, bà đã dằn vặt vì điều đó suốt phần đời còn lại của mình. Thực tâm, tôi biết ơn bà đã sinh ra tôi, và nhờ bà ấy mà tôi có được cuộc sống tuyệt vời ở hiện tại. Cảm ơn mẹ vì tất cả".
Bà Nelly Laneard (61 tuổi, mẹ nuôi Tân) xúc động cho biết: "Loic là một người hiền lành và tử tế, lại rất chăm chỉ". "Từ ngày nhận nuôi cháu, tôi sinh thêm một đứa con trai. Vì vậy, chúng tôi xem cháu là phước lành mà Chúa ban tặng cho gia đình. Tôi mong cháu tìm được mẹ, để không phải băn khoăn về gốc gác của mình", bà Nelly Laneard nói.
Dành cả cuộc đời để tìm mẹ
Năm 2018, Tân trở về Việt Nam tìm lại mẹ mình. Trước khi đi, bố mẹ nuôi đã đưa cho anh những thông tin mà họ có. Họ vẫn giữ gìn cẩn thận nó suốt gần 30 năm nay, chỉ chờ đến ngày anh cần. Do khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa cũng như không có người quen tại Việt Nam nên hành trình tìm mẹ của anh không có nhiều kết quả. Anh đã đăng thông báo trên các diễn đàn người Pháp ở Việt Nam nhưng cũng không có phản hồi. "Ngày gặp được mẹ chắc chắn là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời tôi. Nếu được gặp bà, câu đầu tiên tôi nói với bà ấy sẽ là "Con cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con. Mong mẹ đừng cảm thấy tội lỗi, vì cuộc sống của con rất tốt", Tân nói.
Trên giấy chứng sinh, Nguyễn Văn Tân sinh ngày 12.10.1993 tại BV Hùng Vương (Q.5. TP.HCM), nặng 2,5 kg. Mẹ của anh tên Nguyễn Thị Mai, khi đó 18 tuổi và thường trú tại địa chỉ 341/C Đầm Sen, P.5, Q.11, TP.HCM. PV Thanh Niên theo địa chỉ trên đã tìm đến nhưng người dân ở đây cho biết địa chỉ này khá mơ hồ do không có tên đường, số nhà cụ thể. Bà Ngọc Hoa (50 tuổi) đã sống tại đây hơn 25 năm, cho biết: "Hầu hết những người ở đây đều mới chuyển đến chục năm nay. Không loại trừ trường hợp người mẹ khai thông tin không chính xác để bỏ lại con".
Xúc động câu chuyện bố mẹ nuôi chăm con như 'công chúa': 'Phải có duyên lắm mới từ người lạ thành người nhà' Cô gái tên T.M (quê ở Hưng Yên) phải xa bố mẹ ruột khi mới vài tuần tuổi, may mắn nhận được sự chăm sóc, nâng niu của những người không cùng huyết thống trong 23 năm qua. Xuất phát từ tình yêu thương chân thành, gạt đi mọi trở ngại họ đã thực sự gắn bó như người nhà, người thân ruột...