Em bé may mắn sống sót trong thảm kịch “không vận trẻ em” tìm về quê hương
Landon Carnie cùng chị gái sinh đôi đã sống sót một cách thần kỳ sau khi một máy bay đang vận chuyển trẻ em rời Việt Nam sang Mỹ bị rơi cách đây 40 năm, khi cuộc chiến tranh Việt Nam sắp đi tới hồi kết. Hiện Landon đã về Việt Nam định cư và làm việc.
Hai chị em sinh đôi Landon và Lorie Carnie khi mới 17 tháng tuổi. (Ảnh: Daily Mail)
Daily Mail đưa tin anh Landon Carnie và chị gái sinh đôi Lorie đã may mắn sống sót sau khi chiếc phi cơ vận chuyển gần 80 trẻ sơ sinh rời Sài Gòn bị rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh vào ngày 4/4/1975.
Sau vụ tai nạn, những mảnh vỡ máy bay rơi rải rác trên một khu vực dài vài km. Hai chị em nhà Carnie mới 17 tháng tuổi rất may mắn khi một ngày sau vụ rơi, họ được tìm thấy đang hoảng sợ nằm cạnh nhau trên cánh đồng lúa, giữa những mảnh vỡ và chỉ bị thương nhẹ. Hai chị em sau đó đã được những người Mỹ nhận nuôi.
Anh Landon về lại cánh đồng lúa nơi anh và chị gái rơi xuống sau vụ tai nạn máy bay. (Ảnh: Daily Mail)
Đến nay, khi đã 41 tuổi, anh Landon mới về lại cánh đồng lúa nơi những người nông dân Việt Nam đã phát hiện anh và người chị gái.
Anh Landon cho hay, anh và chị gái đã được đặt vào chung một ghế. “Một ngày sau vụ tai nạn máy bay, chúng tôi được một người nông dân tìm thấy, khi nằm cạnh nhau trên cánh đồng”, anh Landon nói.
Video đang HOT
“Cha mẹ nhận nuôi chúng tôi đã nhận được một bức điện báo rằng chúng tôi đã chết. Nhưng sau đó, người ta lại tìm thấy hai chị em tôi”, Landon kể.
Hình ảnh của Landon sau khi được nhận nuôi. (Ảnh: Daily Mail)
Hai chị em sinh đôi đã được nuôi dưỡng tại Mỹ, mang họ Carnie của cha mẹ nuôi. Đến năm 2000, tròn 25 năm kể từ khi Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố phải đưa tất cả trẻ em Việt mồ côi rời khỏi Sài Gòn trong chiến dịch “không vận trẻ em”, anh Landon quyết định sẽ về lại nơi chôn rau cắt rốn, tìm hiểu nguồn cội của mình.
Landon được kể lại rằng cha anh đã quyết định đem cho anh và chị gái sau khi mẹ ruột của anh chết khi sinh, và gia đình anh không còn ai có thể chăm sóc cho hai đứa trẻ sinh đôi. Dù biết thị trấn nơi mình sinh ra, Landon vẫn chưa thể liên lạc được với bất kỳ ai trong gia đình mình.
Hai chị em sinh đôi Landon và Lorie Carnie khi đã trưởng thành. (Ảnh: Daily Mail)
Khi được hỏi liệu việc may mắn sống sót có ảnh hưởng đến cuộc sống của anh không, Landon tin rằng điều đó khiến anh có một tâm hồn rộng mở. “Tôi luôn sẵn sàng đón nhận cuộc sống”, anh nói.
Hiện anh Landon là giảng viên bộ môn truyền thông của trường Đại học RMIT tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2002, anh đã quyết định sẽ định cư tại Việt Nam, nơi anh được sinh ra.
Anh Landon tâm sự rằng cha mẹ nuôi của anh ban đầu có đôi chút lo lắng khi anh về thăm lại Việt Nam. Nhưng 13 năm đã trôi qua và đến giờ, anh Landon hoàn toàn hiểu rõ về những điều anh muốn làm tại Việt Nam.
Anh Landon hiện là giảng viên Đại học RMIT tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Daily Mail)
Ngày 3/4/1975, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam đi đến hồi kết, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố phải đưa tất cả trẻ em Việt mồ côi rời khỏi Sài Gòn bằng máy bay ngay lập tức. Kế hoạch này được gọi là “chiến dịch không vận trẻ em”. Phía Mỹ tuyên bố phần lớn trẻ mà họ đưa rời khỏi Việt Nam là trẻ mồ côi, có thể đã mất bố, mẹ trong chiến tranh, bị bỏ rơi, hay là con của lính Mỹ với phụ nữ Việt trong thời chiến.
Quân đội Mỹ đã tiến hành chiến dịch từ ngày 5/4 đến 26/4 với hơn 30 chuyến bay. Theo ước tính của Mỹ, các phi cơ đã đưa gần 2.700 trẻ em rời Việt Nam. Các em sau đó đã trở thành con nuôi trong các gia đình ở Mỹ, Canada, Úc và Pháp.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Daily Mail
Sợ nép vế IS, Taliban khẳng định thủ lĩnh còn sống
Taliban ở Afghanistan tung ra tài liệu khẳng định thủ lĩnh của nhóm, Mullah Omar, còn sống và vẫn nắm rõ tình hình hiện tại, trong bối cảnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo đang ngày càng lớn mạnh.
Mullah Omar, thủ lĩnh của Taliban. Ảnh: Rferl
Trong tiểu sử dài 5000 từ về Mullah Omar được đăng tên một trang web của Taliban hôm 5/4 bằng 4 ngôn ngữ, nhóm muốn dập tắt tin đồn cho rằng thủ lĩnh sống ẩn dật hơn một thập kỷ qua đã chết hoặc mắc bệnh nặng.
"Ông ấy vẫn nắm rõ tình hình trong nước và thế giới bên ngoài", tài liệu viết.
Tiểu sử mô tả lịch làm việc hàng ngày của Mullah Omar, bắt đầu bằng việc cầu nguyện, nghiên cứu kinh Quran, và sau đó "ra lệnh cho các chỉ huy jihad bằng một cách nào đó".
"Theo tôi, Taliban cho rằng đây là thời điểm quan trọng để công bố tiểu sử của Omar, nhằm khẳng định ông ta còn sống và tại vị", một thành viên cũ của Taliban, Sayyed Muhammad Akbar Agha nói với CNN.
Việc công bố tài liệu này dường như còn nhằm nhắc nhở thế giới về người cầm đầu phong trào jihad ở Afghanistan, khi thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi tự tuyên bố mình là "vua" của thế giới Hồi giáo. "Taliban có vấn đề lớn về lãnh đạo tại thời điểm chính trị quan trọng", Graeme Smith, một nhà phân tích tại Kabul của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nhận định.
"Một vị 'vua Hồi giáo' khác đã tuyên bố với thế giới, còn Taliban vẫn giữ im lặng. Điều đó nhận được sự chú ý của các chiến binh trên khắp Nam Á", Smith nói.
Omar sinh năm 1960 tại tỉnh Kandahar. Taliban do ông ta cầm đầu năm 1996 chiếm quyền kiểm soát Kabul và áp đặt luật lệ Hồi giáo hà khắc tại phần còn lại của đất nước. Omar hoàn toàn biến mất sau một chiến dịch ném bom Taliban do Mỹ dẫn đầu năm 2001. Washington treo thưởng 10 triệu USD để bắt ông ta.
Taliban từng công khai các tuyên bố viết tay được cho là của Omar. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua mà không có video hay ghi âm của ông ta làm dấy lên nhiều đồn đoán rằng Omar có thể đã chết.
Phương Vũ
Theo VNE
Mỹ: Sập trần nhà thờ trong lễ Phục sinh, 15 người bị thương Giới chức Mỹ cho hay, trong lễ Phục Sinh ngày 5/4, trần của một nhà thờ thuộc Hội thánh Giám lý ở Rahway, bang New Jersey đã bất ngờ đổ sập xuống, làm 15 người bị thương. Lực lượng cứu hỏa phong tỏa nhà thờ. Trang tin NJ dẫn lời đội trưởng đội cứu hỏa Rahway Daryl Rutter cho biết, trong số những...