Em bé đầu tiên ở Phú Thọ ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã đón em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Ảnh minh họa.
Phương pháp IVF được áp dụng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh cho chị Đỗ Thị Loan – 32 tuổi, ở phường Nông Trang, thành phố Việt Trì.
Sau 7 năm hiếm muộn, từng thực hiện nhiều biện pháp thụ thai nhưng không thành công, vào tháng 7/2020, chị Loan cùng chồng đến làm hồ sơ thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản Nhi.
Chị Loan đã thành công ngay trong lần thụ tinh đầu tiên.
Sau 40 tuần mang thai khỏe mạnh, 3h sáng ngày 17/5, sản phụ đã hạ sinh bé gái nặng 3,3kg.
Video đang HOT
Em bé đánh dấu trở thành trường hợp đầu tiên thụ tinh trong ống nghiệm ra đời bằng phương pháp sinh thường.
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đã được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh từ tháng 07/2020 với sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia đến từ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia và Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
Việc làm chủ được kỹ thuật IVF không chỉ đánh dấu bước phát triển của Bệnh viện Sản Nhi mà còn của ngành Y tế tỉnh Phú Thọ trong điều trị vô sinh hiếm muộn.
Việc triển khai thành công các kỹ thuật cao trong hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh không chỉ giúp người bệnh có điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, chăm sóc mà còn giảm được nhiều chi phí so với lựa chọn thực hiện kỹ thuật này tại các bệnh viện tuyến Trung ương.
Sinh con xong, bác sĩ có hành động khác thường nhưng sản phụ lại cảm ơn rối rít
Khi cả hai vợ chồng sản phụ đang vui mừng khôn xiết, không ngờ rằng bác sĩ lại bảo sản phụ nằm yên, giữ nguyên tư thế khi sinh con rồi đột ngột cho tay vào khám trong khiến chị đau nhói, hét lên một tiếng.
Nhiều sản phụ nghĩ rằng sinh con xong thì mọi chuyện sẽ ổn, nhưng đôi khi sẽ có một số trường hợp khiến các mẹ không ngờ. Cách đây không lâu, chị Ngô sống ở Đồng Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đã gặp phải một biến cố đặc biệt trong quá trình sinh nở.
Cũng giống như những người phụ nữ khác, khi bước vào phòng sinh chị Ngô cũng vô cùng lo lắng. Nhưng với sự đồng hành của chồng, nỗi sợ hãi của chị từ từ tan biến và không lâu sau khi vào phòng sinh chị đã thuận lợi hạ sinh một bé gái.
Khi cả hai vợ chồng chị Ngô đang vui mừng khôn xiết, không ngờ rằng bác sĩ lại bảo chị nằm yên, giữ nguyên tư thế khi sinh con rồi đột ngột cho tay vào khám trong khiến chị đau nhói, hét lên một tiếng. Chứng kiến cảnh này, chồng sản phụ vô cùng tức giận, liền hỏi bác sĩ đang làm cái gì.
Bác sĩ bất ngờ cho tay vào khám trong sau khi sản phụ sinh con khiến chị đau nhói. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, đối mặt với cơn giận của người chồng, bác sĩ chỉ nhẹ nhàng giải thích: " Việc này là để tốt cho người mẹ, tôi đang lấy nhau thai ra ngoài. Nếu không làm vậy thì sẽ rất bất lợi cho sản phụ ".
Sau khi nghe câu trả lời của bác sĩ, vợ chồng chị Ngô rối rít xin lỗi, cúi đầu xấu hổ vì đã hiểu lầm bác sĩ. Nhưng khi nói về việc bác sĩ lấy nhau thai bằng tay, sản phụ nói rằng nỗi đau đó còn kinh khủng hơn việc sinh con.
Trên thực tế, trong trường hợp sinh thường, nhau thai sẽ tự động bong trong quá trình sinh nở, sau đó sẽ được đẩy ra ngoài cùng với thai nhi. Thế nhưng, cũng có một số trường hợp đặc biệt như nhau thai còn sót lại một phần trong tử cung hoặc nhau thai không tự bong như trường hợp của chị Ngô. Lúc này, bác sĩ cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết để lấy nhau thai ra, nhưng quá trình bóc bánh nhau bằng tay thực sự sẽ khiến sản phụ chịu nhiều đau đớn.
Vợ chồng chị Ngô vô cùng hạnh phúc khi chào đón con gái. (Ảnh minh họa)
Vậy những đối tượng nào dễ bị sót nhau thai sau khi sinh?
1. Phụ nữ có tiền sử đa thai
Dù là sinh mổ hay sinh thường, nếu bị sót nhau thai thì đều gây hại lớn để tử cung của người phụ nữ. Theo nghiên cứu, phụ nữ có tiền sử mang đa thai rất dễ bị sót nhau thai. Đặc biệt, nếu khoảng thời gian mang thai ngắn thì việc sót nhau thai càng dễ xảy ra hơn.
Sự kết dính của nhau thai thực sự không thể tách rời khỏi tử cung của phụ nữ và những phụ nữ đã trải qua tiền sử đa thai, dù là sinh mổ hay sinh thường, đều có tác hại lớn đến tử cung. Đặc biệt là nếu khoảng thời gian mang thai ngắn. , khi đó sự kết dính nhau thai dễ xảy ra hơn.
2. Phụ nữ có tiền sử sẩy thai
Sau khi sẩy thai, phụ nữ cần phải làm sạch tử cung để tránh các mô của bào thai còn sót lại làm tổn thương tử cung. Trong quá trình này, ít nhiều sẽ làm tổn thương tới tử cung. Vì vậy, những phụ nữ có tiền sử sẩy thai cũng rất dễ bị sót nhau thai.
1 nữ sinh mắc ung thư nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện K Theo thông tin từ CDC Hà Nội, sáng 9/5 Bệnh viện K vừa báo cáo ghi nhận thêm 1 bệnh nhân (BN) nhiễm Covid-19 tại bệnh viện. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân, người nhà người bệnh tại Bệnh viện K Đó là bệnh nhân N.H.T.H., 21 tuổi, là học sinh trường Dự bị dân tộc nội trú,...