Êm ả Cồn Chim
Cồn Chim là một đảo nhỏ nằm giữa đầm Thị Nại thuộc thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Cách TP Quy Nhơn chỉ chừng 15 km, Cồn Chim mang trong mình vẻ đẹp bình dị với màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng ngập mặn, dưới tán rừng là hệ sinh thái đa dạng với chim muông, tôm cá, cua ốc… quần cư, sinh sôi nảy nở.
Cồn Chim mang nét đẹp bình dị, người dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Ngọc Nhuận
Di chuyển dọc theo QL 19 mới đến ngã tư cầu Tuy Phước, rẽ phải đi theo tỉnh lộ 640 về đến bến đò thôn Vinh Quang 2, bạn dễ dàng thuê được thuyền, đò ra Cồn Chim tham quan; bạn yên chí nhé ở bất cứ thời điểm nào trong ngày Cồn Chim cũng đẹp – khi bình dị, lúc lung linh.
Đò rời bến đưa bạn đến Cồn Chim, giữa không gian khoáng đạt những cây đước, cây mắm vươn mình vững chãi nhô lên trên mặt nước hòa mình giữa không gian xanh mát của mây trời tạo thành một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Những nếp nhà nhỏ bé ẩn hiện dưới tán rừng ngập mặn, những con đường đất nhỏ uốn lượn nối những xóm chài nhỏ bé, những đìa nuôi thủy sản luôn có tiếng nói cười của ngư dân, chốc chốc tiếng chèo khua gõ nhịp trên sóng nước, tiếng thuyền máy nổ cành cạch lướt trên sóng thoảng qua giữa không gian tĩnh lặng cũng khiến ta thấy lòng thật bình yên giữa thiên nhiên tươi đẹp.
Video đang HOT
Đến với Cồn Chim, bạn có thể thư thả đi bộ giữa những lối đi nhỏ, hai bên là rừng ngập mặn bạt ngàn màu xanh mơn mởn. Trên những triền đê, bạn vừa đi vừa ngắm những khóm hoa dại, chốc chốc dưới mặt nước những con tôm, con cá nhỏ bơi dưới tán rừng. Bạn cũng có thể ghé đến chòi canh thủy sản để trò chuyện cùng ngư dân, để nghe ngư dân xóm Cồn Chim kể về việc bảo vệ rừng ngập mặn, đời sống của họ để bạn hiểu hơn trong chuyến tham quan đảo nhỏ này.
Dạo quanh những con đường nhỏ uốn lượn dưới tán rừng ngập mặn, ta thấy lòng nhẹ nhõm giữa thinh không.Ảnh: Ngọc Nhuận
Hoàng hôn dần buông xuống, vùng trời nước Cồn Chim mang vẻ đẹp huyền ảo. Từng đàn chim rủ nhau bay về tổ sau một ngày bay đi muôn nơi để kiếm ăn; ngư dân dùng sõng chèo, thuyền máy tỏa nhau chạy đến đìa nuôi thủy sản để cho cá, tôm, cua ăn mồi, rồi ở lại canh giữ. Từng tốp người bì bõm lội dưới dòng nước để mò cua, bắt ốc, phễnh, hàu… Cuộc sống của ngư dân Cồn Chim cứ bình yên từng ngày trôi qua như thế. Họ gắn bó với sông nước, với hệ sinh thái dưới tán rừng ngập mặn được bảo vệ, phát triển.
Chiều về, Cồn Chim rộn tiếng chim muông với từng đàn chim rủ nhau về tổ sau một ngày kiếm ăn.Ảnh: Ngọc Nhuận
Đêm đến, Cồn Chim càng chìm dần vào tĩnh lặng giữa không gian lồng lộng gió. Phía xa xa là chốn thị thành, cầu Thị Nại lung linh ánh đèn huyền ảo trong đêm. Sáng sớm, khi ánh bình minh vừa ló dạng, mặt nước trên đầm óng ánh phản chiếu màu mây, màu nước quyện vào nhau, thấp thoáng một vài thuyền sõng của ngư dân đang kéo lưới thu hoạch thủy sản sau đêm đánh bắt. Phụ nữ lên đò vào bờ để đi chợ, bán thủy sản; cánh đàn ông lại tiếp tục công việc chuẩn bị mồi cho thủy sản nuôi, ra đầm đánh bắt thủy sản, cuộc sống vùng sông nước Cồn Chim cứ như vậy trôi qua mỗi ngày, đến đây rồi bạn sẽ cảm nhận được bức tranh vùng quê không ồn ào, náo nhiệt mà bình dị đến lạ thường, cảm thấy người mình sẽ thong thả hơn.
Mặt trời lặn dần cũng là lúc người dân Cồn Chim ra đầm mưu sinh. Ảnh: Ngọc Nhuận
Tại Cồn Chim hiện chưa có các dịch vụ hậu cần, vì vậy muốn lưu lại Cồn Chim vui chơi, bạn nên tự thiết kế chuyến phượt tự do trong ngày hoặc kết nối với cư dân trên đảo để được đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Người dân Cồn Chim chân chất, hiếu khách, tin chắc khi rời Cồn Chim, trong bạn sẽ vương vấn nhiều điều thật đẹp.
Một lần "lạc trôi" đến hồ Đa Mi
Ẩn mình giữa cánh rừng Đa Mi bạt ngàn và trùng điệp núi đá xanh là hồ Đa Mi đẹp như tranh vẽ.
Lòng hồ thiên tạo độc đáo này sẽ lãng đãng hơn khi mùa mưa đến. Trong con mưa núi bất ngờ, tôi chợt thấy mình như đang "lạc trôi" đến một tiên cảnh giữa thiên nhiên Hàm Thuận Bắc hùng vĩ.
(Hồ Đa Mi; Ảnh: Nguyên Vũ)
Với diện tích mặt nước gần 200 héc-ta được bao bọc bởi gần 20 ngọn núi lớn nhỏ khác nhau, hồ Đa Mi trông càng kỳ bí và quyến rũ. Dù đứng ở một triền đồi rộng mà người địa phương gọi là "sân bay", hay từ một ngôi chùa nhỏ ven núi tôi đều lặng người trước vẻ thư thái đến ngỡ ngàng của mặt hồ mênh mông màu ngọc bích. Đã vậy, giữa sự bình yên của sắc xanh ấy còn xuất hiện nhiều nốt lặng là những cù lao vàng nâu như một bức tranh thủy mặc đủ sức hấp dẫn để níu chân không chỉ tôi mà chắc chắn còn với mọi du khách.
Đa Mi. Thật ra là Đạ Mí mới đúng tên gọi. Theo tiếng K'ho, Raglay, Đạ nghĩa là nơi có nước, Mí là tên riêng. Đạ Mi là sông Mi, con sông tạo nên hồ Đạ Mi. Trước kia, Đa Mi thuộc Đồng Nai, về sau thuộc huyện Di Linh (Lâm Đồng) và hiện thuôc xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận. Hồ Đa Mi nằm giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90 km và cách thành phố Bảo Lộc gần 60 km. Từ thành phố Phan Thiết đi theo đường ĐT22, QL55 rồi băng qua những con đường đèo ngoằn nghèo sẽ đến hồ Đa Mi xanh biếc giữa núi rừng bao la.
Tạm xa cái chói chang và náo nhiệt của thành phố đến với hồ Đa Mi, không chỉ tận mắt chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, mà còn tận hưởng đủ đầy cái se lạnh của miền sơn cước, cảm nhận trọn vẹn không gian ngập tràn bình yên, hòa nhịp thở với những đồi cà phê, luống chè, vườn cây ăn trái thơm ngọt và những cụm hoa rừng ngát hương... tôi thấy mình như đã "lạc trôi" mất rồi!
Hồ Đa Mi - Viên ngọc xanh của Bình Thuận Ẩn mình trong cánh rừng Đa Mi (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) bạt ngàn là hồ Đa Mi đẹp tựa viên ngọc xanh. Hồ Đa Mi (Ảnh: Leepee) Đa Mi - Hàm Thuận là 2 hồ thủy điện trên sông La Ngà, chảy qua địa phận huyện Thuận Bắc (Bình Thuận) cách Phan Thiết hơn 60 km. Đây là vùng rừng núi còn...