“Ém” 85.000 lít dầu DO trên tàu đánh cá
Ngày 27/6, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 cho biết đã bắt giữ một c chở 85.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc và đang lập hồ sơ để tiến hành xử lý các đối tượng.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15h10 ngày 25/6, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên khu vực biển cách Đông Nam Côn Đảo khoảng 110 hải lý, lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã phát hiện tàu cá số hiệu TG- 92008TS có dấu hiệu nghi vấn nên tiến hành kiểm tra.
Thời điểm kiểm tra, trên tàu cá này có 5 thuyền viên do ông Nguyễn Ngọc Đức (SN 1971, ngụ tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) làm thuyền trưởng. Lúc này, trên tàu cũng phát hiện một lượng lớn dầu DO trong các hầm chứa.
Tàu cá chở dầu DO không rõ nguồn gốc bị dẫn giải về cảng để điều tra xử lý.
Theo khai nhận của ông Đức, tàu đang vận chuyển khoảng 85.000 lít dầu DO, được mua từ một tàu không rõ số hiệu. Đồng thời, những người trên tàu cũng không xuất trình được hóa đơn, giấy tờ liên quan chứng minh nguồn gốc của hàng hóa.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, qua kiểm tra cho thấy thuyền trưởng và các thuyền viên cũng không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Với các vi phạm trên, lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, đưa tàu về bờ để tiếp tục điều tra làm rõ.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa trên tàu cá TG-92008TS.
Hiện tàu cá vi phạm đã được đưa về cảng của Hải đội 301, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Vụ xâm nhập bất thường của tàu tuần duyên Trung Quốc ở lãnh hải Nhật
Nhật Bản ngày 24/6 cho biết 2 tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi qua vùng lãnh hải gần một chuỗi đảo tranh chấp trong hơn 64 giờ.
Đây là lần xâm nhập dài nhất trong một thập kỷ qua.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm 24/6 cho biết các tàu Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải của nước này ở biển Hoa Đông vào đầu ngày 21/6 và ở lại để khảo sát một tàu đánh cá Nhật Bản đang hoạt động trong khu vực này, trước khi rời khỏi vùng biển vào tối 23/6.
Lực lượng này cũng nói rằng vào một thời điểm hôm 23/6, một trong các tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải 3 km từ quần đảo Senkaku (nơi Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư), vượt quá giới hạn 19,3 km được quốc tế công nhận đối với lãnh hải của một quốc gia.
Trước tình trạng này, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã cử các tàu tuần tra đến khu vực và yêu cầu tàu Trung Quốc ngay lập tức rời khỏi lãnh hải của Nhật Bản, CNN đưa tin.
Các tàu tuần duyên Trung Quốc nhiều lần tiền vào vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku, do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Ảnh: Kyodo.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết vụ xâm nhập hôm 21/6 đánh dấu khoảng thời gian dài nhất mà các tàu Trung Quốc hiện diện ở vùng biển này kể từ năm 2012, sau khi Tokyo mua một số hòn đảo từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật Bản. Trước đó, lần xâm nhập dài nhất là vào tháng 10/2020, khi một tàu Trung Quốc ở lại hơn 57 giờ.
Những vụ xâm nhập tương tự từng xảy ra nhiều lần trong khu vực tranh chấp giữa hai nước. Cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền với các đảo không có người ở, nhưng Nhật Bản đã quản lý chúng từ năm 1972. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.
Vụ xâm nhập xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước láng giềng ngày càng gia tăng, đặc biệt là khi Trung Quốc "thận trọng" nhìn nhận mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ.
Tháng trước, Tokyo đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ. Bắc Kinh coi nhóm này là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.
'Đây là nồi cá nóc anh em tôi đánh được từ vùng biển Hoàng Sa' "Đây là nồi cá nóc anh em tôi đánh được từ vùng biển Hoàng Sa, rất hiếm, thơm ngon và không có độc. Ở đâu đó họ nói lệnh cấm biển chứ anh em ngư dân tụi tôi chẳng quan tâm, biển mình mình cứ đi...". Ngư dân Trần Anh khoe những con cá tươi ngon được đưa về từ ngư trường chủ...