Elon Musk và Bezos giành dự án 967 triệu USD lên Mặt Trăng
NASA vừa công bố các công ty của tỷ phú Elon Musk và Jeff Bezos sẽ tham gia thiết kế trạm vũ trụ đưa đón con người lên không gian trong sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng Artesmis.
Theo Dailymail, trận chiến khốc liệt để giành hợp động xây dựng trạm vũ trụ đưa con người lên không gian đầy tham vọng của cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ – NASA vừa được công bố 3 cái tên cuối cùng.
Hợp đồng đắt giá đã được trao cho các hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk, Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos và Dynetics, một nhà thầu quốc phòng Mỹ với tổng trị giá hợp đồng lên tới 967 triệu USD.
Cái tên gây tiếc nuối nhất là Boeing, hãng sản xuất hàng không – vũ trụ khổng lồ của Mỹ đã bị bỏ qua sau những bê bối về trong hợp đồng trước đó.
Tham vọng quay lại Mặt Trăng sau một nửa thế kỷ
Sau hơn một nửa thế kỷ, sứ mệnh chinh phục mặt trăng Atermis đầy tham vọng của Mỹ đã được trao cho các hãng công nghệ Mỹ, đẩy mạnh quá trình thiết kế và phát triển hệ thống tàu đổ bộ mặt trăng.
Các bên sẽ tiếp tục cùng nhau làm việc đến năm 2021, trước khi NASA quyết định chọn ra thiết kế cuối cùng để bắt tay vào xây dựng.
Tỷ phú Elon Musk và Jeff Bezos trúng gói thầu thực hiện sứ mệnh Artemis trị giá gần 1.000 tỷ USD của NASA. Ảnh: Getty
Sứ mệnh Artemis của NASA là một trong những tham vọng chinh phục không gian được trông đợi nhất của người Mỹ. Sau gần nửa thế kỷ từ khi những con người đầu tiên trên tàu vũ trụ Apollo 11 đặt chân lên Mặt Trăng, NASA vẫn hứa hẹn về những dự án tầm vóc hơn thế. Tuy nhiên, kể từ năm 1972, Mỹ vẫn chưa triển khai tiếp hệ thống đưa người lên vũ trụ. Hạng mục phát triển và do thám vũ trụ vẫn là nội dung trọng yếu trong kế hoạch thám hiểm không gian của Mỹ.
Dự án quay lại vũ trụ do NASA công bố đã trở thành cuộc chạy đua không gian cực kỳ đắt đỏ của các tỷ phú Mỹ.
Video đang HOT
Theo thông báo của NASA hôm 30/4, hãng Blue Origin của người giàu nhất thế giới Jeff Bezos và SpaceX của tỷ phú công nghệ Elon Musk đã được chọn mặt gửi vàng để phát triển hệ thống trạm vũ trụ vào năm 2024. Cùng với hai ông trùm công nghệ, NASA cũng đã trao một phần hợp đồng kéo dài 10 tháng cho nhà thầu Dynetics.
Để thực hiện giấc mơ đưa con người quay lại Mặt Trăng, NASA đang chạy đua gấp rút khi thời hạn sứ mệnh Artemis chỉ còn 4 năm. Lần này, mục tiêu được đặt ra là “đưa người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên bề mặt mặt trăng”.
Trong nhiệm vụ của mình, NASA sẽ tiến hành thăm dò và nghiên cứu khu vực gần cực nam Mặt Trăng để thiết lập căn cứ lâu dài tại đây. Hãng đã chú ý đến các dấu hiệu và tảng băng trong các miệng hố, với hy vọng có thể tận dụng để duy trì sự sống hoặc làm nhiên liệu.
Jim Bridenstine, nhân viên quản trị của NASA hay “Điều quan trọng là NASA sẽ làm điều này ngay bây giờ, khi đất nước chúng ta và toàn cầu đều đang bị rung chuyển bởi đại dịch Covid-19. Chúng tôi mong muốn mang đến cho mọi người niềm tin và hy vọng có thể truyền tải cảm hứng cho nước Mỹ và toàn thế giới”.
Kể từ khi đưa người đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1972, NASA mới công bố kế hoạch đưa người quay lại vũ trụ. Ảnh: NASA
Theo hợp đồng, Blue Origin trúng hợp đồng trị giá lớn nhất 579 triệu USD, trong khi SpaceX là 135 triệu USD và Dynetics với 253 triệu USD.
Trước đó, tham gia trọng đường đua tranh giành hợp đồng với NASA còn có Boeing. Liên kết với Aerojet Rocketdyne, Boeing đề xuất xây dựng tên lửa để nâng cấp Hệ thống phóng không gian (SLS) nhưng không được duyệt.
Cuộc chạy đua khốc liệt giữa các tỷ phú
Hồi năm 2019, Bezos bất ngờ chia sẻ tham vọng “lên mặt trăng” và giới thiệu về tàu đổ bộ Blue Moon của mình.
Gợi nhớ đến bộ phim viễn tưởng Interstella (Thám hiểm liên hành tinh), ông chủ của Amazon chia sẻ những viễn cảnh chi tiết về vũ trụ và không gian mà hãng vũ trụ Blue Origin hướng tới.
Tính đến 7/2014, Bezos đã đầu tư hơn 500 triệu USD cho Blue Origin. Hãng tiết lộ tàu đổ bộ Blue Moon được phát triển âm thầm suốt nhiều năm qua, với bề mặt có khả năng chịu tải trọng lên tới hàng nhiều tấn. CEO Bob Smith nhấn mạnh các trạm không gian sẽ mở đường cho “sự hiện diện bền vững của con người trên Mặt Trăng”, và cho biết đã có 6 khách hàng đăng ký với hãng.
Xe tích hợp trên mặt đất (ILV), hay còn gọi là Trăng Xanh của Blue Origin có tải trọng lên tới hàng tấn. Ảnh: Getty
Tàu đổ bộ được hãng phát triển trên công nghệ 3 giai đoạn, dựa trên hệ thống New Glenn Rocket System và ULA Vulcan. Công nghệ này được Blue Origin phát triển và thử nghiệm trong vài năm qua với tên lửa New Shepard, với ưu thế lực đẩy và hướng dẫn chính xác cùng với hệ thống hạ cánh thẳng đứng.
Trong khi đó, SpaceX cũng đã gia nhập đường đua và được biết đang thúc đẩy phát triển tên lửa có tên Starship ở Texas. SpaceX cho biết sẽ cho ra đời “tàu Starship tối ưu hóa quỹ đạo Mặt Trăng”, có khả năng đưa phi hành đoàn từ quỹ đạo mặt trăng lên bề mặt Mặt trăng theo chương trình Artemis của NASA.
Hãng hàng không trị giá 33,3 tỷ USD của tỷ phú Elon Musk cho hay “Một tàu vũ trụ được tối ưu hóa quỹ đạo Mặt Trăng có thể bay nhiều lần giữa bề mặt Mặt Trăng và quỹ đạo của nó mà không cần nắp hoặc che nhiệt cần thiết khi quay lại Trái Đất”.
Việc SpaceX trúng thầu với NASA gây bất ngờ lớn vì tỷ phú Elon Musk vốn nổi tiếng với các ý tưởng và phát biểu có phần dị biệt, thêm đó là hãng SpaceX nhiều lần trì hoãn mốc tiến trình chinh phục vũ trụ trước đó.
Năm 2019, CEO Bridenstine từng chỉ trích SpaceX vì trì hoãn các mốc thời gian để phát triển tàu vũ trụ Crew Dragon, cảnh báo các nhà đầu tư và nhà thầu vũ trụ Mỹ.
Tuy nhiên, trong dự án lần này, đại diện NASA khẳng định “Dự án này sẽ sớm trở thành hiện thực, chúng tôi đã tính đến cả chi phí và lịch trình cụ thể. Do đó, tôi đã đưa ra các thông báo cho cả SpaceX lẫn các nhà thầu khác, nhấn mạnh tới các mốc thời gian thực tế để phát triển dự án”.
Hiện tỷ phú Musk hợp tác với NASA phát triển tàu Crew Dragon để đưa đón phi hành gia đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Trong khi đó, Dynetics nắm giữ hạng mục thiết kế hệ thống hạ cánh cho con người Dynetics (DHLS). Hãng sẽ thiết kế các cấu phần hữu ích cho không gian như vệ tinh, hệ thống đẩy, xe cộ, vệ tinh…
Trong thời gian các nhà thầu điều chỉnh kế hoạch, NASA sẽ tiếp tục đánh giá các hợp đồng để lựa chọn thiết kế cuối cùng cho sứ mệnh Artemis.
Ấn Độ công bố sứ mệnh Mặt Trăng 3, dự kiến thực hiện năm 2021
Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ thông báo chính phủ nước này đã phê chuẩn sứ mệnh Mặt Trăng thứ 3 mang tên "Chandrayaan-3," dự kiến được thực hiện vào năm 2021.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Newsdig)
Giám đốc Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) K.Sivan ngày 1/1 thông báo chính phủ nước này đã phê chuẩn sứ mệnh Mặt Trăng thứ 3 mang tên "Chandrayaan-3." Chuyến bay dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2021.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn phát biểu họp báo của ông Sivan cho hay, Chandrayaan-3 sẽ có các đặc điểm kỹ thuật giống với sứ mệnh Chandrayaan-2, tức cũng bao gồm một tàu đổ bộ và thiết bị tự hành cùng với một mô-đun đẩy.
Người đứng đầu ISRO khẳng định tất cả các hoạt động liên quan đến sứ mệnh Mặt Trăng thứ 3 đang diễn ra suôn sẻ và Chandrayaan-3 sẽ không ảnh hưởng đến các chương trình vệ tinh khác.
Về vị trí hạ cánh của Chandrayaan-3, ông Sivan nói rằng ISRO đang lên kế hoạch hạ cánh xuống cùng địa điểm với Chandrayaan-2.
Tại nơi này, tàu đổ bộ Chandrayaan-2 đã va chạm với bề mặt Mặt Trăng chỉ vài khoảnh khắc trước khi được cho là hạ cánh mềm.
Liên quan đến chi phí của Chandrayaan-3, theo ông Sivan, tàu đổ bộ và thiết bị tự hành sẽ tiêu tốn khoảng 35 triệu USD. Tuy nhiên tổng chi phí của dự án sẽ vào khoảng 86 triệu USD, so với 140 triệu USD của Chandrayaan-2.
Lý giải về mức chi phí này, ông Sivan lưu ý các kinh nghiệm thu được từ Chandrayaan-2 và cơ sở hạ tầng sẵn có sẽ giúp cắt giảm chi phí của Chandrayaan-3.
Ngoài Chandrayaan-3, Ấn Độ cũng sẽ triển khai ít nhất 25 nhiệm vụ không gian trong năm nay. Theo ông Sivan, quá trình chuẩn bị cho sứ mệnh Gaganyaan đang diễn ra đồng thời với Chandrayaan-3. Gaganyaan là chuyến bay vào quỹ đạo vũ trụ có người điều khiển của Ấn Độ, với kế hoạch đưa 3 phi hành gia lên vũ trụ trong ít nhất 7 ngày vào năm 2022.
Chuyến bay này là một phần trong Chương trình tàu vũ trụ có người điều khiển của New Delhi./.
Theo TTXVN/Vietnam
Thương vụ thế kỷ: Hơn 30 năm lách luật, triệu phú Mỹ kiếm bộn tiền từ bán đất Mặt Trăng? Rất nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới tin rằng họ sở hữu đất đai trên Mặt Trăng... Ảnh minh họa: Một mẫu đá Mặt Trăng do phi hành đoàn Apollo 15 của NASA mang về Trái Đất. Photo: NASA 01. Lỗ hổng trên Mặt Trăng Cách đây 5 thập kỷ có lẻ, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (trong đó...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Intel công bố lộ trình chiến lược

Nhiều nước EU muốn 'mở khóa' để tăng chi tiêu quốc phòng

Chuyến tàu cao tốc tê liệt vì một con rắn

Bà Harris công kích 100 ngày đầu nắm quyền của ông Trump

Tesla bác tin tìm người thay thế ông Elon Musk

Quyền Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố từ chức

Những ứng cử viên sáng giá để lãnh đạo thành quốc Vatican

Lính thủy đánh bộ Mỹ cần vũ khí cho tiêm kích mới

Trung Quốc bất ngờ tố ngược Mỹ về nguồn gốc Covid-19

Campuchia chuẩn bị giai đoạn 2 dự án kênh đào Phù Nam Techo

Khởi công cầu đường bộ đầu tiên nối liền Triều Tiên và Nga

Hàn Quốc lục soát nhà riêng cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol
Có thể bạn quan tâm

Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Nguy cơ bùng nổ xung đột Ấn Độ - Pakistan

Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025