Elon Musk sắp hầu tòa
Elon Musk dự kiến sẽ ra tòa ngày 12/7 vì liên quan đến thương vụ mua lại công ty SolarCity trị giá 2,6 tỷ USD của Tesla năm 2016.
CEO Tesla sẽ bảo vệ vai trò của chính ông trong thương vụ mua lại SolarCity cách đây 5 năm tại tòa án ở thành phố Wilmington, bang Delaware (Mỹ). Nếu thua kiện, Elon Musk phải trả 2 tỷ USD từ tài khoản cá nhân của mình.
Elon Musk trong một sự kiện của SolarCity.
Trước đó, các cổ đông đã kiện Elon Musk và các thành viên trong hội đồng quản trị Tesla, cáo buộc rằng thương vụ năm 2016 chỉ mang ý nghĩa vỏ bọc của một gói cứu trợ cho SolarCity. Nhóm này cũng cáo buộc thương vụ đã “làm giàu không chính đáng” cho gia đình Musk và các cổ đông lớn nhất của SolarCity, đồng thời cho rằng việc mua bán không được tiết lộ chi tiết và gây thiệt hại cho họ.
Trong khi đó, Elon Musk khẳng định việc mua bán hoàn toàn minh bạch. Năm ngoái, các thành viên trong hội đồng quản trị Tesla nằm trong danh sách bị khởi kiện đã đồng ý thỏa thuận 60 triệu USD cho nhóm cổ đông. Tuy vậy, Musk là người duy nhất trong nhóm từ chối và quyết định đưa vụ việc ra tòa.
Theo các luật sư của Elon Musk, thỏa thuận mua lại SolarCity hoàn toàn không gây hại cho các cổ đông. Tại thời điểm diễn ra thương vụ, SolarCity cũng gặp rất nhiều khó khăn về tiền mặt và việc thâu tóm giúp giải quyết được vấn đề này.
Dù vậy, kể cả khi thua kiện, nhóm cổ đông khởi kiện cũng không nhận được tiền đền bù. Theo CNBC , vụ kiện này được nộp bởi các nhà đầu tư thay mặt cho một công ty thay vì chính các cá nhân hoặc quỹ. Do đó, số tiền thắng kiện sẽ thuộc về Tesla.
SolarCity là doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp năng lượng đến các hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ. Công ty thành lập năm 2006 bởi Peter và Lyndon Rive, hai anh em họ của Elon Musk. Elon Musk sau đó tham gia ban lãnh đạo công ty với vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị. Năm 2016, Tesla đã mua lại SolarCity và sáp nhập với Tesla Energy – bộ phận chuyên về các thiết bị năng lượng mặt trời.
Trong quá khứ, Elon Musk nhiều lần bị các cổ đông kiện vì kém minh bạch. Năm 2018, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã cáo buộc ông tội gian lận. Khi đó, ông nói trên Twitter về việc đưa hãng xe điện Tesla về làm doanh nghiệp tư nhân ở mức giá cổ phiếu 420 USD. SEC đã kiện lên toà án rằng thông tin trên là “sai lệch và gây nhầm lẫn” và không thông báo đúng cho giới quản lý về thông tin doanh nghiệp. Cuối cùng Musk phải đóng khoản phạt 20 triệu USD, từ chức chủ tịch Tesla trong ít nhất 3 năm. Công ty cũng phải chịu phạt thêm 20 triệu USD.
Video đang HOT
Hồi tháng 3, Elon Musk cũng bị các cổ đông kiện vì những phát ngôn của ông trên Twitter đã gây thiệt hại về tài chính cho Tesla lẫn các cổ đông. Cả Tesla và Elon Musk cũng đang nằm trong tầm ngắm của liên bang.
Những điểm yếu có thể khiến vị thế thống trị của Bitcoin bị xói mòn
Bitcoin không ẩn danh như mọi người vẫn tưởng và việc khai thác đồng tiền có hại cho môi trường. Điều đó khiến những loại tiền mã hóa khác trở thành lựa chọn tốt hơn.
Theo dữ liệu của Coin Desk hôm 18/6 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin có thời điểm rơi xuống mức 37.235 USD/đồng, giảm hơn 2.000 USD/đồng từ ngưỡng cao trong vòng 24 giờ (39.500 USD/đồng).
Tính đến 11h ngày 18/6, Bitcoin được giao dịch quanh mức 37.900 USD/đồng, giảm 2,38% so với một ngày trước đó. Giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền cũng bị thu hẹp còn hơn 710 tỷ USD.
Mới đây, giáo sư kinh tế Eswar Prasad tại Đại học Cornell đã chỉ ra một vài khiếm khuyến lớn của Bitcoin - đồng tiền mã hóa phổ biến nhất thế giới. Điều đó khiến những loại tiền mã hóa khác trở thành các lựa chọn khả thi hơn.
Thị phần của Bitcoin trên thị trường tiền mã hóa đã giảm từ 70% hồi đầu năm 2021 xuống còn hơn 45%.
Giá Bitcoin lao dốc mạnh từ ngưỡng cao trong ngày.
Tiêu tốn năng lượng
Theo ông Prasad, Bitcoin không ẩn danh như mọi người vẫn tưởng và việc khai thác đồng tiền có hại cho môi trường.
Thuật toán của Bitcoin quy định rằng các đồng tiền mới chỉ có thể được tạo ra bằng cách dùng máy tính để giải phương trình toán học. Do đó, cần có một mạng lưới toàn cầu sử dụng rất nhiều năng lượng để duy trì và khai thác đồng tiền mã hóa này.
Tổng mức tiêu thụ năng lượng của mạng lưới này mỗi năm vượt quá nhu cầu điện hàng tháng của cả nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, điện của Nhật Bản cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và cuộc sống của người dân. Trong khi đó, việc đào Bitcoin chỉ có tác dụng tạo nhiều Bitcoin hơn.
Để đào nhiều Bitcoin hơn, độ phức tạp của các thuật toán tăng dần, đòi hỏi sức mạnh tính toán ngày càng lớn. Năng lượng cần tiêu thụ cứ thế nhiều thêm.
Thuật toán của Bitcoin quy định rằng các đồng tiền mới chỉ có thể được tạo ra bằng cách dùng máy tính để giải phương trình toán học.
Hồi tháng 5, CEO Tesla Elon Musk thông báo hãng xe điện sẽ ngừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin vì vấn đề môi trường. Chỉ vài phút sau thông báo của ông, giá Bitcoin lao dốc 5%. Mới đây, Musk cho biết sẽ chấp nhận Bitcoin nếu loại tiền mã hóa này được xác nhận "hợp lý" và "các thợ mỏ sử dụng năng lượng sạch".
Mặt khác, đồng Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ hai - được coi là giải pháp thay thế của Bitcoin. Loại tiền mã hóa này đang đưa ra một phương pháp khai thác đòi hỏi ít năng lượng hơn, theo ông Prasad.
Phương pháp mới không cần dùng đến lượng lớn sức mạnh tính toán để xác thực các giao dịch. Theo Ethereum Foundation, phương pháp này sử dụng ít năng lượng hơn 99,95% so với trước đây.
"Điều đó sẽ giúp giảm tiêu thụ năng lượng hơn rất nhiều và vẫn mang lại những lợi ích như Bitcoin. Các giao dịch cũng có thể rẻ và nhanh hơn nhiều", ông Prasad khẳng định.
Không ẩn danh như kỳ vọng
Hồi đầu tháng, các quan chức Mỹ đã thu hồi 2,3 triệu USD Bitcoin - hơn một nửa số tiền chuộc mà công ty Colonial Pipeline trả cho nhóm tin tặc tấn công mạng lưới đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ bằng mã độc tống tiền tháng trước.
Theo Reuters, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã sở hữu chìa khóa mở một ví Bitcoin nhận phần lớn tiền chuộc của Colonial Pipeline. Hiện chưa rõ FBI có được chìa khóa này bằng cách nào. Bitcoin là loại tiền thường được các tin tặc lựa chọn để yêu cầu trả tiền chuộc nhằm mở khóa dữ liệu bị khóa bởi mã độc tống tiền.
"Hóa ra, nếu bạn sử dụng Bitcoin nhiều, nhất là để mua hàng hóa và dịch vụ, việc liên kết địa chỉ và danh tính thực với danh tính kỹ thuật số của bạn là hoàn toàn có thể", vị giáo sư tại Đại học Cornell khẳng định.
Nhiều loại tiền mã hóa khác đang cố gắng khắc phục và gia tăng tính ẩn danh. Ông Prasad lấy dẫn chứng Monero và Zcash.
"Hóa ra, nếu bạn sử dụng Bitcoin nhiều, nhất là để mua hàng hóa và dịch vụ, việc liên kết địa chỉ và danh tính thực với danh tính kỹ thuật số của bạn là hoàn toàn có thể" - Giáo sư kinh tế Eswar Prasad.
"Bitcoin đã bắt đầu như một giải pháp thay thế tốt, khi mọi người tìm kiếm một phương tiện trao đổi không yêu cầu thông qua một tổ chức đáng tin cậy như chính phủ hoặc ngân hàng thương mại. Nhưng hóa ra, Bitcoin không phải thứ được tìm kiếm", ông nhận định.
"Về lý thuyết, Bitcoin được cho là cung cấp một phương tiện trao đổi ẩn danh và hiệu quả, nhưng nó đã không hoạt động", vị giáo sư kinh tế nhận xét.
"Thay vào đó, việc sử dụng bitcoin để thanh toán hàng hóa và dịch vụ rất chậm và cồng kềnh, trong khi thị trường rất dễ biến động", ông Prasad giải thích.
Giá Bitcoin có xu hướng biến động mạnh. Chỉ trong một ngày vào tháng 5, giá có lúc lao dốc đến 30%. "Các vị mang Bitcoin đến một cửa hàng và nhận lại một tách cà phê. Nhưng vào một ngày khác, các vị có thể đổi lấy một bữa ăn xa xỉ. Do đó, đồng tiền này không thể hoạt động tốt như một phương tiện trao đổi", ông Prasad bình luận.
Theo ông, Bitcoin đã trở thành một tài sản đầu cơ vì những nhà giao dịch muốn kiếm lời từ giá tăng, thay vì muốn sử dụng đồng tiền như một phương tiện thanh toán.
Có tài sản 125 tỷ USD nhưng Elon Musk nộp thuế rất ít Báo cáo từ ProPublica không nhắc đến các khoản thuế thu nhập tiểu bang. Elon Musk vẫn đóng thuế ở California mặc dù đang sinh sống tại Texas. Một cuộc điều tra gây chấn động về dữ liệu từ Sở Thuế vụ (IRS) được ProPublica công bố cho thấy Elon Musk, cùng nhiều tỷ phú hàng đầu nước Mỹ, đã trả rất ít...