Elon Musk – ngôi sao công nghiệp ôtô Mỹ
Bấm vào chuyên mục “Ôtô” của tạp chí Forbes thời gian gần đây, cái tên được nhắc tới nhiều nhất là ông chủ của hãng xe điện Tesla với những tham vọng khác thường.
Trong nhiều năm, Johanna Quandt và các con, Stefan Quandt và Susanne Klatten, từng là những nhân vật giàu có nhất trong ngành công nghiệp ôtô nhờ vào gần 50% cổ phần ở hãng xe Đức BMW. Ba tỷ phú thừa kế tài sản từ người chồng, người cha quá cố, Herbert Quandt, nhà công nghiệp Đức đã gây dựng đế chế từ việc cứu BMW khỏi phá sản vào đầu những năm 1960.
Elon Musk là một nhân vật khá đặc biệt trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Ảnh: Forbes.
Những mức doanh số kỷ lục cộng điểm cho giá cổ phiếu BMW trên sàn chứng khoán, giúp ba người nhà họ Quandt trở nên giàu có hơn vào năm 2014: Klatten hiện có 17,4 tỷ USD (xếp thứ 49), em trai bà có 14,9 tỷ USD (đứng thứ 66) và người mẹ nắm 12,8 tỷ USD (xếp thứ 82), theo danh sách tỷ phú toàn cầu 2014 mà Forbes công bố.
Xếp sau ba người nhà họ Quandt là Elon Musk, 42 tuổi, một người gốc Nam Phi, nhà sáng lập của Tesla Motors với tổng số tài sản đã tăng gấp hơn 3 lần trong năm qua và đạt con số 8,4 tỷ USD (đứng thứ 158). Vào tháng 2, Musk tuyên bố kế hoạch xây dựng một nhà máy 5 tỷ USD để sản xuất pin Li-ion tiên tiến với chi phí thấp cho các mẫu xe điện thế hệ mới giá cả phải chăng cho thị trường phổ thông.
Video đang HOT
Trong khi khoảng hai phần ba số tài sản là nhờ Tesla, thì của cải ngày một phình to của Musk còn phải kể đến 340% kiếm được từ cổ phiếu của SolarCity, một hãng thiết kế và lắp đặt tấm năng lượng mặt trời do anh em họ Lyndon Rive và hãng chế tạo tàu không gian SpaceX do Musk đồng sáng lập đồng điều hành. SolarCity có giá trị ước tính hơn 4 tỷ USD.
Là CEO ở Tesla, Elon Musk còn là nhà đồng sáng lập của X.com, PayPal và SpaceX. Ảnh: The Sunday Times.
Là giám đốc điều hành hãng xe điện nổi tiếng của Mỹ, ngoài kế hoạch xây dựng nhà máy 5 tỷ USD để sản xuất pin, Elon Musk còn có tham vọng đưa Tesla trở thành hãng sản xuất ôtô tự lái với sự hợp tác của Apple. Tỷ phú 42 tuổi cho biết, xe tự lái Tesla sẽ không giống các sản phẩm của Google, mà sẽ gần với khái niệm “Autopilot” sử dụng trên máy bay. Điều đó có nghĩa xe sẽ không tự lái hoàn toàn, mà chế độ “autopilot” cho phép chiếc xe tự điều khiển một quãng thời gian nào đó, cho đến khi tài xế có thể hoặc muốn lấy lại quyền kiểm soát.
Báo chí từng ví Musk là một người hiếm hoi với tài năng nghĩ ra những giải pháp thực thi và hữu ích cho những ý tưởng phi thực tế, giống như xe điện cao cấp (Tesla Motors) hay thương mại hóa việc bay vào vũ trụ (SpaceX). Vì thế, khi Musk tiết lộ tham vọng lập thuộc địa ở sao Hỏa, dường như không mấy người tỏ ra ngạc nhiên.
Trước đó, từ khi còn nhỏ, cậu bé sinh ra ở Nam Phi đã bán mã máy tính cho một trò chơi video với 500 USD. Musk đến Mỹ vào năm 17 tuổi và tạo ra khối của cải đầu tiên khi trở thành nhà đồng sáng lập của hãng thanh toán trực tuyến PayPal.
Không phải nhà sáng lập của Tesla Motors, nhưng Musk có công góp vốn đầu tư và sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, ông đảm đương vai trò lãnh đạo hãng này. Hiện Musk được cho là nắm giữ 32% cổ phần tại Tesla, hãng có giá trị ước tính 18 tỷ USD vào tháng 11/2013. Nhưng tiền lương hàng năm của Musk ở Tesla chỉ là 1 USD, giống Steve Jobs và nhiều vị giám đốc điều hành của các hãng khác.
Theo VNE
Na Uy - thiên đường của xe điện
Tổng số tiền miễn thuế mà một chiếc ôtô thể thao chạy điện như Tesla Model S được hưởng lên tới 134.000 USD, cao hơn cả giá bán tiêu chuẩn, là lý do dễ hiểu nhất cho việc hãng xe Mỹ lấy Na Uy làm trọng tâm.
Tesla Motors thực sự hướng tập trung vào Na Uy bên cạnh việc phát triển toàn cầu. Lý do sự ưu ái khách hàng tại thị trường này là mẫu xe sedan hạng sang chạy điện Model S của Tesla có giá siêu cạnh tranh với những đối thủ dùng động cơ xăng tại quốc gia đặc biệt ưu tiên việc bảo vệ môi trường.
Tesla Model S - sedan hạng sang chạy điện đến từ Mỹ tận hưởng mức miễn thuế khó tin tại Na Uy.
Theo website Na Uy Budstikka, cho thấy 100 khách hàng đầu tiên mua Model S tại đây có thu nhập trung bình hàng năm khoảng 285.000 USD, hoặc 82% trên mức trung bình 157.000 USD tại hai thành phố lớn có số xe Tesla tập trung đông nhất.
Tờ IBTimes cho biết, những khách hàng này tận hưởng mức miễn thuế khó tin khoảng 135.000 USD khi mua một chiếc Model S có giá bán từ 112.000 USD. Trong trường hợp dùng động cơ xăng, Model S sẽ có giá gần 250.000 USD.
Tại Na Uy, Tesla Model S có giá bán khoảng 112.000 USD, trong khi hai mẫu xe dùng động cơ xăng là Porsche Panamera S và Audi S6 có giá lần lượt khoảng 290.000 USD và 240.000 USD. Ảnh: IBTimes.
Chính sách ưu đãi đặc biệt với xe điện giúp Model S tại Na Uy có doanh số tốt hơn bất cứ thị trường nào khác tại châu Âu. Hãng xe Mỹ cũng vì thế dành sự quan tâm đặc biệt tới quốc gia này. Không chỉ khách hàng được lợi khi mua xe, mà họ còn có quyền điều khiển xe điện chạy trên làn đường dành cho xe buýt, miễn phí khi qua phà và giảm phí sử dụng hàng năm.
Tận hưởng chính sách miễn thuế cho xe điện tại Na Uy, ngoài Tesla Model S còn có sản phẩm của các hãng khác như Nissan Leaf hay Mitsubishi i-MiEV. Tính đến hết tháng 9 năm nay, tại Na Uy có tổng số 14.902 ôtô điện đăng ký, chưa tính khoảng 600 chiếc plug-in hybrid.
Nếu tính theo đầu người, Na Uy là quốc gia có lượng xe điện lớn nhất thế giới và thủ đô Oslo được coi như thủ đô của xe điện trên thế giới. Đây cũng là thị trường duy nhất mà xe điện đứng đầu danh sách xe bán chạy nhất. Trên cả nước có hơn 4.000 điểm sạc điện và 127 trạm sạc nhanh.
Theo VNE
BMW i3 - xe sang chạy điện công nghệ cao Là xe điện đầu tiên của BMW, i3 còn là sản phẩm đầu tiên trong ngành công nghiệp ôtô được sản xuất hàng loạt với bộ khung liền khối bằng chất dẻo-sợi carbon CFRP. Xe không cần cột B và có kiểu cửa mở ngược độc đáo. BMW i3 sử dụng động cơ điện cho công suất 170 mã lực và mô-men xoắn...