Elon Musk: “Học Đại học không phải bằng chứng của năng lực hơn người. Đại học cơ bản chỉ để cho vui, không phải để học”
Đối với “ông trùm” giới công nghệ Elon Musk, việc học Đại học không quyết định bạn thành công mà phụ thuộc nhiều vào năng lực và kỹ năng thực tế bạn học hỏi được.
Trong giới startup, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ 4.0, có một gương mặt luôn khiến người khác phải rùng mình khi nghĩ đến là Elon Musk. Ông hiện đang giữ toàn chức cao vọng trọng khi là Chủ tịch, người đồng sáng lập và CEO của loạt công ty đình đám là SpaceX, Tesla, SolarCity, Neuralink và Boring Company.
Một điều Elon Musk luôn chia sẻ ở mọi cuộc phỏng vấn là ông không hề quan tâm đến bằng cấp, đặc biệt là bằng đại học. Mới đây, trong hội nghị về ngành công nghệ vệ tinh Satellite 2020, khi được hỏi về việc các trường đại học và ngành công nghiệp nên làm gì để giúp sinh viên tiếp cận được nhiều cơ hội hơn thì Musk không ngần ngại trả lời: “ Tôi nghĩ đại học cơ bản chỉ để cho vui… nhưng không phải để học“.
Ông cũng thể hiện sự ngưỡng mộ và lấy dẫn chứng về hàng loạt giám đốc khác cũng nổi tiếng khi bỏ học đại học để thành lập công ty như Bill Gates, Steve Jobs và Larrry Ellison. “ Học đại học không phải bằng chứng của năng lực hơn người. Thực tế, bạn có thể bỏ học và làm cái gì đó cũng đều ổn. Rất nhiều giám đốc thành công vì họ dám bỏ học để thành lập công ty“, Elon Musk chia sẻ.
Elon Musk cho rằng đại học chỉ cho vui chứ không phải dành để học.
Video đang HOT
Elon Musk luôn khẳng định đối với ông, bằng cấp không hề quan trọng. Khi được hỏi “học vấn nào mới được tham gia buổi họp về AI (trí tuệ nhân tạo) do Elon Musk tổ chức”, ông không ngại chia sẻ: “ Cái quan trọng là bạn phải có hiểu biết sâu về AI cũng như khả năng ứng dụng mạng thần kinh nhân tạo một cách hiệu quả. Bạn không cần bằng Đại học, mà tôi cũng chẳng quan tâm nếu như bạn chưa tốt nghiệp cấp 3, miễn là bạn có khả năng“.
Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2014, Ellon Musk cũng cho biết ông đánh giá cao những người thể hiện được khả năng của mình trong điều kiện thực tế hơn là những người có hồ sơ đẹp, bằng cấp cao.
Tuy vậy, thực tế Elon Musk lại là người có khá nhiều “duyên nợ” với việc học khi ông liên tục có cơ hội học tập tại các trường đại học danh tiếng. Ông tốt nghiệp ngành Kinh tế học, Vật lý của trường ĐH Pennsylvania và từ bỏ việc học Thạc sĩ ở ĐH Stanford chỉ sau 2 ngày học tập để mở công ty riêng có tên Zip2.
Đặc biệt, tuy luôn khẳng định bằng cấp không quan trọng ở công ty Tesla nhưng khi lướt qua những vị trí cần tuyển trên trang web, có đến 1141 trên tổng số 1715 vị trí cần tuyển tại Bắc Mỹ yêu cầu ứng viên phải đạt đến trình độ học vấn nhất định và có bằng cấp kèm theo. Và, hóa ra mảng công việc mà chính Elon Musk nói rằng không cần ứng viên phải có bằng cấp khi ứng tuyển là Engineering và IT, lại chính là mảng yêu cầu bằng cấp nhiều nhất tại Tesla.
Elon Musk từng tốt nghiệp ngành Kinh tế học, Vật lý của trường ĐH Pennsylvania trước khi từ bỏ việc học Thạc sĩ ở ĐH Stanford chỉ sau 2 ngày để thành lập công ty riêng.
Theo GenK
Bộ GDĐT phê duyệt hơn 100 tỉ đồng thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Bộ GDĐT vừa thông báo các quyết định phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ đặt hàng thực hiện từ năm 2020-2021.
Cụ thể, trong 4 quyết định phê duyệt danh mục đề tài khoa học do Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc ký (Quyết định số 103/QĐ-BGDĐT, 104/QĐ-BGDĐT, 105/QĐ-BGDĐT, 106/QĐ-BGDĐT), ban hành ngày 13/01/2020, tổng số kinh phí thực hiện là 105,62 tỉ đồng, giao cho các đại học, trường đại học chủ trì thực hiện.
Ảnh minh họa
Trong đó, tại quyết định số 103/QĐ-BGDĐT phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ đặt hàng của Bộ GDĐT thực hiện từ năm 2020 với tổng kinh phí là 84,4 tỷ đồng.
Danh mục các đề tài phê duyệt cho các đại học/trường đại học trên cả nước thực hiện, đề tài có kinh phí nhiều nhất là đề tài Nghiên cứu phát triển mô hình dự báo sóng chấn động nổ mìn cho các mỏ than lộ thiên sử dụng trí tuệ nhân tạo và các thuật toán máy, do trường ĐH Mỏ - Địa chất thực hiện trong thời gian 2020-2021, với tổng kinh phí 760 triệu đồng (trong đó, NSNN 532 triệu đồng, Nguồn khác 228 triệu). Một số đề tài khác cũng có kinh phí thực hiện 750 triệu đồng, như đề tài của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Giao thông Vận tải, trường ĐH Thái Nguyên, Đại học Huế...
Tại quyết định số 104/QĐ-BGDĐT phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ đặt hàng thực hiện từ năm 2020 thuộc Chương trình phát triển Khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025, với tổng kinh phí là 10,31 tỷ đồng, từ nguồn NSNN. Danh mục gồm 17 đề tài do các trường ĐH tổ chức chủ trì thực hiện trong thời gian 2020-2021.
Tại quyết định số 105/QĐ-BGDĐT phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ đặt hàng thực hiện từ năm 2020 thuộc Chương trình phát triển Vật lý với tổng kinh phí là 5,6 tỉ đồng, từ nguồn NSNN. Danh mục gồm 10 đề tài do các ĐH/trường ĐH tổ chức chủ trì thực hiện trong thời gian 2020-2021.
Tại quyết định số 106/QĐ-BGDĐT phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ đặt hàng thực hiện từ năm 2020 thuộc Chương trình phát triển Toán học với tổng kinh phí là 5,39 tỉ đồng, từ nguồn NSNN. Danh mục gồm 10 đề tài do các trường ĐH tổ chức chủ trì thực hiện trong thời gian 2020-2021.
Theo Tổ Quốc
Câu chuyện về chiếc siêu máy tính được tạo ra từ những chiếc máy PlayStation 3 Với một chiếc PS3, bạn có thể chơi được rất nhiều tựa game khác nhau. Còn với hàng trăm chiếc PS3, bạn sẽ có một siêu máy tính. Trong một thùng container đặt tại khuôn viên trường Đại học Massachusetts Dartmouth là hàng chục chiếc máy PlayStation 3 đang hoạt động hết công suất. Những chiếc PS3 này không phải để phục vụ...