Elon Musk gọi quá trình tinh chế lithium trong sản xuất pin xe điện là ‘giấy phép in tiền’
“Về cơ bản, tinh chế lithium giống như việc đào tiền. Chính vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh rằng, mọi người nên tham gia vào ngành công nghiệp tinh chế lithium.
Bạn không thể thua trong cuộc chơi này”, Elon Musk nói.
Business Insider đưa tin, CEO hãng xe điện Tesla, tỷ phú Elon Musk đang kêu gọi nhiều doanh nhân tham gia vào lĩnh vực tinh chế lithium, một trong những nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin xe điện. Ông cho biết lĩnh vực này không khác gì “giấy phép để in tiền.”
“Về cơ bản, tinh chế lithium giống như việc đào tiền. Chính vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh rằng, mọi người nên tham gia vào ngành công nghiệp tinh chế lithium.
Bạn không thể thua trong cuộc chơi này”, Elon Musk nói.
Tuy nhiên, đi đôi với lợi ích mà lithium mang lại, Musk cũng đề cập đến những khó khăn trong khâu xử lý, làm sao để loại khoáng sản này đạt đủ tiêu chuẩn và có thể sử dụng trong lĩnh vực sản xuất pin.
“Bạn phải tinh chế lithium thành lithium carbonate và lithium hydroxide cấp pin – những thứ vốn có độ tinh khiết cực cao”, Musk nói.
Video đang HOT
Được biết lithium, thứ được coi là trung tâm của quá trình chuyển dịch sang ô tô điện, đã vướng vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tình trạng cầu vượt xa cung khiến giá bị đẩy lên gần 500% chỉ sau 1 năm, đồng thời làm gián đoạn mọi nỗ lực ngăn chặn sự nóng lên của toàn cầu.
Tỷ phú Elon Musk cũng thể hiện rõ quan điểm ủng hộ lithium, đồng thời coi đây là một loại “dầu mỏ kiểu mới”
Khủng hoảng lithium trầm trọng đến mức chính phủ Trung Quốc, quốc gia sản xuất khoảng 80% lượng pin lithium-ion trên thế giới, phải lên tiếng khuyến khích các nhà cung cấp giảm giá bán. Chuyên gia thuộc tổ chức Macquarie Group cảnh báo về một viễn cảnh “thâm hụt lithium vĩnh viễn”, trong khi Citigroup dự báo giá kim loại quý này sẽ tăng gấp đôi một cách “cực đoan” trong năm 2022 – thời điểm ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu chuyển đổi sang kỷ nguyên điện khí hóa.
Điều này khiến một số chuyên gia lo ngại, rằng thế giới sẽ không có đủ lithium để đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà sản xuất ô tô. Cuộc tranh giành kim loại quan trọng đã khuyến khích nhiều công ty khởi nghiệp tham gia vào lĩnh vực khai thác lithium và đẩy nhanh quá trình củng cố vị thế.
Mới đây, tỷ phú Elon Musk cũng thể hiện rõ quan điểm ủng hộ lithium, đồng thời coi đây là một loại “dầu mỏ kiểu mới”.
“Chắc chắn là như vậy rồi. Pin lithium là dầu mỏ kiểu mới”, Musk chia sẻ trên Twitter.
Bài đăng này ngay lập tức thu hút hơn 26,5 nghìn lượt thích và gần 2 nghìn lượt retweet, với đông đảo ý kiến ủng hộ của người dùng mạng xã hội. Đây không phải lần đầu tiên vị tỷ phú giàu nhất hành tinh khẳng định tầm quan trọng của công nghệ pin lithium – loại pin áp dụng công nghệ tiên tiến giúp đảm bảo tính an toàn, giảm nguy cơ cháy nổ và có tuổi thọ khá cao.
Citigroup dự báo giá lithium sẽ tăng gấp đôi một cách “cực đoan” trong năm 2022 – thời điểm ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu chuyển đổi sang kỷ nguyên điện khí hóa
Trước đó, hồi tháng 4, Musk cũng từng chia sẻ trên Twitter rằng Tesla có thể tham gia vào lĩnh vực tinh chế và khai thác pin lithium vì giá của chúng đang tăng phi mã. Theo thống kê của Benchmark Mineral Intelligence, giá loại pin này đã tăng 280% trong năm 2021.
“Lithium tăng giá thật điên rồ!. Trừ khi chi phí đầu vào được cải thiện, nếu không, Tesla có thể phải trực tiếp khai thác lithium quy mô lớn”, Musk nói.
Cuối tháng 4, một nửa số xe điện mà Tesla sản xuất được trang bị pin lithium thay vì pin niken và coban vốn được các nhà sản xuất phương Tây ưa chuộng. Nhiều chuyên gia cho rằng nhiều nhà sản xuất ô tô khác, trong đó có Tesla, cần cân nhắc đầu tư thêm vào niken và coban để phòng tránh rủi ro sốc giá hàng hóa.
Báo cáo kết quả kinh doanh mập mờ của Tesla
Không ai biết Tesla đã được lợi hay bị tổn hại thế nào với việc bán đi phần lớn Bitcoin nắm giữ.
Tờ Bloomberg đưa tin, vào tuần này Tesla đã gây sóng gió khi thông báo rằng họ đã bán phần lớn lượng Bitcoin của mình. Nhà sản xuất xe điện của Elon Musk cho biết, việc bán 75% lượng tài sản kỹ thuật số đã mang lại cho công ty một khoản tiền mặt gần 1 tỷ USD, nhưng giá trị chênh lệch của số Bitcoin còn lại mà họ nắm giữ thì lại làm giảm lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, chính xác thì lượng tài sản kỹ thuật số đã giúp ích hay làm tổn hại như thế nào đến lợi nhuận của Tesla? Câu hỏi này đặc biệt trở nên rắc rối nếu dựa trên những gì công ty nói trong buổi họp báo cáo kết quả kinh doanh vào tuần này. Việc tuân thủ các quy tắc kế toán hiện hành - hoặc bỏ qua các quy tắc đó - đóng một vai trò lớn.
Vivian Fang, giáo sư kế toán tại Trường Quản lý Carlson của Đại học Minnesota cho biết: "Tiết lộ của Tesla thực sự mơ hồ và không minh bạch. Rất khó để nhận ra chính xác đâu là lợi nhuận có được và đâu là phí tổn thất".
Đây là những gì chúng ta có thể biết, dựa trên thư cổ đông của công ty: Việc bán Bitcoin đã bổ sung 936 triệu USD tiền mặt vào bảng cân đối kế toán của công ty, nhưng việc giá đồng tiền kỹ thuật số này sụt giảm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Tổng tài sản kỹ thuật số còn lại của công ty tính đến ngày 30/6 trị giá 218 triệu USD, giảm hơn một tỷ USD so với quý trước. Công ty đã ghi nhận khoản chi phí "khấu hao" là 922 triệu USD, nhưng lại không diễn giải chi tiết những gì được ghi trong con số đó. Bản trình chiếu dài 30 trang, trong đó 9 trang là hình ảnh, và chỉ đề cập đến Bitcoin hai lần.
Những người tham dự cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh của Tesla hôm thứ tư có thêm một chút thông tin nữa, nhưng không nhiều. Giám đốc tài chính Zachary Kirkhorn nói với các nhà phân tích rằng lợi nhuận mà công ty thu được khi bán Bitcoin được đối ứng bởi khoản phí suy giảm, dẫn đến việc ghi nhận trên báo cáo lãi lỗ của công ty tăng chi phí 106 triệu USD. Tesla đã ghi lại khoản phí trong mục chi phí, "tái cấu trúc và khác", Kirkhorn nói.
Thư cổ đông liệt kê chi phí tái cấu trúc lên tới 142 triệu USD, nhưng công ty không giải thích rõ những gì khác trong nhóm chi phí đó. Thư cổ đông không đề cập đến 106 triệu USD. Tesla đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Mập mờ
Sự thiếu thông tin này để lại những câu hỏi có thể có hoặc có thể không được trả lời khi công ty nộp hồ sơ 10-Q một tài liệu bao gồm nhiều chi tiết hơn một báo cáo thu nhập ngắn gọn trong những ngày tới.
Aaron Jacob, người đứng đầu bộ phận giải pháp kế toán tại TaxBit, một công ty phần mềm cho biết: "Tôi rất nóng lòng muốn xem các hồ sơ thực tế - để xem liệu họ có tiết lộ ngày bán, giá mà họ bán Bitcoin hay không. Họ không tiết lộ bất kỳ điều gì trong số đó".
Trên thực tế, Tesla không bắt buộc phải làm như vậy. Không có phần nào trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ giải thích cách các công ty phải hạch toán tiền số hoặc các tài sản kỹ thuật số khác, cũng như không bắt buộc loại thông tin mà các công ty phải tiết lộ trong phần tiết lộ chú thích của họ.
Điều này có nghĩa là các công ty ghi lại tài sản kỹ thuật số trên bảng cân đối kế toán của họ theo nguyên giá, trừ đi giá trị giảm trong kỳ. Kết quả là các công ty chỉ có thể ghi nhận mức giảm giá, tức là lỗ, dù đó chỉ là lỗ trên giấy tờ
Phạt 7,5 triệu đồng đối tượng đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội vừa ký Quyết định số 47 /QĐ-XPVPHC, ngày 15/7 xử phạt ông Nguyễn Duy Hậu, sinh ngày 17/9/1975; địa chỉ tại 78 hẻm 29/70/2 Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân (Hà Nội) làm nghề kinh doanh tự do đã vi phạm hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng vì đưa tin sai sự...