Elon Musk gọi những người đang chế tạo tiêm kích F35 là ‘kẻ ngốc’, chuyên gia nói gì?
Elon Musk cho rằng, ‘một số kẻ ngốc vẫn đang chế tạo máy bay chiến đấu có người lái như F-35′. Theo ông chủ của Tesla, máy bay không người lái mới là tương lai.
Elon Musk đang ch.ỉ tríc.h F-35. Ảnh: Business Insider.
Elon Musk, người chuẩn bị tham gia đội ngũ tư vấn của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào năm 2025, đã có những lời ch.ỉ tríc.h gay gắt đối với chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Lầu Năm Góc trong các bài đăng trên mạng xã hội. Vị tỷ phú công nghệ này không chỉ gọi F-35 là một sản phẩm “tệ hại” mà còn đưa ra ý tưởng thay thế máy bay có người lái bằng các máy bay không người lái tiên tiến.
Ch.ỉ tríc.h chương trình F-35
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X vào ngày 24/11, Elon Musk đã chia sẻ video về máy bay không người lái và viết: “Trong khi đó, một số kẻ ngốc vẫn đang chế tạo máy bay chiến đấu có người lái như F-35″. Ông còn đính kèm biểu tượng cảm xúc “thùng rác” để nhấn mạnh sự bất mãn.
Khi một người dùng khác bảo vệ F-35, Musk đáp trả rằng mẫu máy bay chiến đấu này có thiết kế kém hiệu quả và nhấn mạnh rằng máy bay không người lái có thể làm tốt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ thả bom hoặc tấ.n côn.g mục tiêu mà không cần phi công. “Việc bắ.n hạ các máy bay chiến đấu là quá dễ dàng”, Elon Musk viết trong một bài đăng khác.
Đây không phải lần đầu tiên Elon Musk ch.ỉ tríc.h các dự án quốc phòng của Mỹ. Trong một bài viết trên The Wall Street Journal gần đây, ông và Vivek Ramaswamy, người sẽ đồng hành cùng ông Trump trong Bộ Hiệu quả Chính phủ mới, đã ch.ỉ tríc.h ngân sách chi tiêu quốc phòng thiếu hiệu quả.
Phản hồi từ chuyên gia và các bên liên quan
Mauro Gilli, nhà nghiên cứu cấp cao về công nghệ quân sự tại ETH Zurich, nhận định rằng những lời ch.ỉ tríc.h của Musk không phải không có cơ sở. Gilli thừa nhận chương trình F-35 gặp nhiều vấn đề về chi phí và thời gian. Tuy nhiên, ông cho rằng các vấn đề chính không liên quan đến việc F-35 là máy bay có người lái mà nằm ở hệ thống điện tử và phần mềm phức tạp.
Gilli cũng cảnh báo rằng các máy bay không người lái sẽ không giải quyết được vấn đề chi phí. Ông giải thích: “Một máy bay không người lái hoạt động trong không phận của đối phương cần mức độ tự chủ rất cao, điều này đòi hỏi các hệ thống điện tử và phần mềm thậm chí còn phức tạp và đắt đỏ hơn cả máy bay có người lái”.
Lockheed Martin, nhà sản xuất F-35, đã phản bác lại những lời ch.ỉ tríc.h của Musk. Phát ngôn viên của công ty chia sẻ với Business Insider: “F-35 là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất, có khả năng sống sót cao và đóng vai trò răn đe quan trọng trong các chiến dịch chung trên mọi lĩnh vực”.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc khẳng định: “F-35 là máy bay chiến đấu mà các phi công của chúng tôi lựa chọn khi cần đối đầu với các mối đ.e dọ.a lớn nhất”.
Chi phí khổng lồ và tương lai của F-35
Chương trình F-35, do Lockheed Martin phát triển, là dự án máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc với tổng chi phí lên tới 485 tỷ USD. Mức chi phí đã tăng 10% chỉ trong năm nay do nhu cầu cải tiến khả năng làm mát động cơ.
Đến nay, hơn 1.000 chiếc F-35 đã được giao cho quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh, trong tổng số 3.000 chiếc dự kiến được sản xuất. Tuổ.i thọ hoạt động của loại máy bay này được dự đoán kéo dài đến năm 2088. Tuy nhiên, Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ Hoa Kỳ ước tính rằng toàn bộ chương trình có thể tiêu tốn hơn 2 nghìn tỷ USD để sản xuất và duy trì.
Tác động từ vai trò mới của Musk
Không rõ Elon Musk sẽ tận dụng vị trí trong nhóm tư vấn của chính phủ dưới thời ông Donald Trump để gây ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến F-35 hay không. Tuy nhiên, ông đã nhiều lần kêu gọi Lầu Năm Góc xem xét các giải pháp thay thế máy bay chiến đấu có người lái để tăng tính cạnh tranh và giảm chi phí.
Với việc trở thành cố vấn chính phủ, Elon Musk có thể sẽ tiếp tục đưa ra các đề xuất cải cách táo bạo trong lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, những ý tưởng này vẫn cần được đán.h giá kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn.
Kế hoạch cải tổ chính phủ Mỹ của 2 'ông trùm' công nghệ
Hai tỉ phú công nghệ Elon Musk và Vivek Ramaswamy hé lộ kế hoạch cải tổ chính phủ Mỹ, sau khi được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn để thực thi nhiệm vụ này.
Hai tỉ phú công nghệ Elon Musk và Vivek Ramaswamy vừa cho biết họ sẽ xác định "hàng ngàn" quy định để Tổng thống đắc cử Donald Trump hủy bỏ, giúp cắt giảm quy mô lớn về nhân sự trong bộ máy chính quyền.
Ông Musk và ông Ramaswamy ( phải) đã tích cực ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Trump. ẢNH: REUTERS
Thông tin được đưa ra trong bài báo đăng trên tờ The Wall Street Journal ngày 21.11, được viết chung bởi ông Musk và ông Ramaswamy, 2 nhân vật được ông Trump chọn lãnh đạo Ban Hiệu quả chính phủ (DOGE) trong chính phủ mới. Ông Musk (53 tuổ.i) là CEO của Tesla và nhà sáng lập SpaceX, hiện là người giàu nhất thế giới với tài sản trị giá 315,7 tỉ USD. Ông Ramaswamy (39 tuổ.i) sáng lập Công ty dược phẩm Roivant Sciences và có tài sản khoảng 1 tỉ USD, chủ yếu từ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và tài chính.
Hai tỉ phú được ông Trump giao xóa quan liêu, giảm lãng phí, tái cấu trúc bộ máy
Tinh giản bộ máy
Bài viết trên được đăng trong bối cảnh có nhiều hoài nghi về khả năng DOGE tạo ra những thay đổi đáng kể. "Chúng tôi sẽ tư vấn cho DOGE ở mọi bước nhằm theo đuổi 3 nhóm cải cách chính, gồm việc bãi bỏ quy định, cắt giảm hành chính và tiết kiệm chi phí. Chúng tôi sẽ tập trung đặc biệt vào việc thúc đẩy thay đổi thông qua hành động hành pháp dựa trên luật hiện hành thay vì luật mới", theo bài viết.
Viện dẫn một số quyết định gần đây của Tòa án Tối cao nhằm vào quyền lực của nhà nước hành chính, bài viết lập luận rằng "hàng loạt quy định hiện hành của liên bang" đang vượt quá thẩm quyền và có thể bị bãi bỏ. Theo đó, việc cắt giảm quy định sẽ cho phép cắt giảm đáng kể nhân lực. Các cơ quan liên quan cũng sẽ ban hành ít quy định hơn, một khi thẩm quyền bị hạn chế.
Trước khả năng xảy ra những tranh cãi liên quan việc bảo vệ công chức, 2 tỉ phú Musk và Ramaswamy cho biết luật pháp trao cho ông Trump thẩm quyền rất rộng, bao gồm việc sa thải quy mô lớn cho đến việc dời các cơ quan liên bang khỏi khu vực Washington DC. Trong khi đó, theo Reuters, nhiều nhân viên chính phủ đang thuê các luật sư và chuẩn bị các chiến dịch với hy vọng quốc hội sẽ vào cuộc nếu họ bị buộc thôi việc.
Những gương mặt mới
Liên quan việc đề cử các quan chức cho chính quyền mới, Đài CBS ngày 21.11 dẫn lời ông Trump thông báo việc chọn cựu quyền Bộ trưởng Tư pháp Matthew Whitaker (55 tuổ.i) làm đại sứ Mỹ tại NATO. Vị tổng thống đắc cử cho rằng ông Whitaker sẽ "tăng cường mối quan hệ với các thành viên NATO và kiên định trước các mối đ.e dọ.a đối với hòa bình và ổn định". Ông Whitaker đã tích cực tham gia Viện Chính sách nước Mỹ trước tiên, nhóm nghiên cứu thiên hữu đang giúp định hình chính sách cho nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump.
Bên cạnh đó, ông Trump chọn ông Pete Hoekstra (71 tuổ.i) làm đại sứ tại Canada. Ông Hoekstra hiện là chủ tịch bộ phận đảng Cộng hòa tại bang Michigan. Ông từng là hạ nghị sĩ và đại sứ Mỹ tại Hà Lan. Về vị trí giám đốc Văn phòng quản lý Hành chính và Ngân sách, các nguồn tin cho hay ông Trump chọn ông Russ Vought (48 tuổ.i) cho chức vụ này. Ông Vought từng nắm vị trí này vào cuối nhiệm kỳ trước của ông Trump. Ngoài ra, Reuters loan tin ông Trump có thể chọn phẫu thuật gia Martin Makary lãnh đạo Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ. Ông Makary có quan điểm ủng hộ miễn dịch tự nhiên và phản đối tiêm vắc xin Covid-19 bắt buộc.
Bà Harris sẽ tái tranh cử vào năm 2028 ?
Tờ The Hill ngày 21.11 dẫn một khảo sát mới công bố cho thấy hầu hết các cử tri đảng Dân chủ muốn đề cử Phó tổng thống Kamala Harris đại diện đảng ra tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2028, bất chấp việc bà vừa thất cử. Khảo sát của Puck News/Echelon cho thấy 41% cử tri Dân chủ sẽ bỏ phiếu đề cử bà vào kỳ bầu cử tới.
Xếp thứ 2 là Thống đốc California Gavin Newsom với 8% và thứ 3 là Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro với 7%. Thống đốc Minnesota Tim Walz và Bộ trưởng Giao thông Pete Buttigieg giành 6%, bên cạnh những người khác. Về phía đảng Cộng hòa, Phó tổng thống đắc cử JD Vance dẫn đầu với 37%, theo sau là 2 cựu ứng viên tổng thống của đảng là bà Nikki Haley và ông Vivek Ramaswamy, mỗi người được 9%. Thống đốc Florida Ron DeSantis giành 8%, bên cạnh những nhân vật khác. Khảo sát được tiến hành từ ngày 14 - 18.11 với sự tham gia của 1.010 cử tri.
Hậu trường căng thẳng trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump Theo tờ Washington Post ngày 24/11, quá trình chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang diễn ra trong bầu không khí căng thẳng và đầy biến động. Ông Trump (trái) và tỷ phú Elon Musk trong một cuộc vận động tranh cử. Ảnh: REUTERS/TTXVN Một trong những sự cố đáng chú ý gần đây là vụ việc...