Elon Musk đổi thông tin đại diện thành ’sếp Twitter’
Ngày 26/10, Elon Musk vừa đổi thông tin đại diện trên mạng xã hội Twitter thành ‘ChiefTwit’ ( sếp Twitter), trong bối cảnh người giàu nhất hành tinh đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để thâu tóm nền tảng mạng xã hội này.
Động thái trên có thể là dấu hiệu cho thấy Musk có kế hoạch đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành Twitter sau khi mua lại công ty, hoặc chỉ đơn giản là một chức danh “tự nghĩ ra” giống như tại Tesla, nơi Musk gọi mình “Technoking”.
Elon Musk tới thăm trụ sở Twitter trước thời điểm hạn chót hoàn tất thương vụ. (Ảnh: The Guardian)
Vào tháng 5, CNBC cho biết Musk có khả năng tự chỉ định là giám đốc điều hành tạm thời sau khi hoàn tất thương vụ 44 tỷ USD. Theo đó, thời gian tạm thời có thể kéo dài “vài tháng”. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay đã có nhiều sự thay đổi xảy ra và CEO Tesla hoàn toàn có thể trở thành CEO Twitter vô thời hạn.
Theo phán quyết của thẩm phán tòa án Delaware, Musk và Twitter có hạn chót đến 5 giờ chiều ngày thứ Sáu tuần này (28/10) để hoàn tất giao dịch giữa hai bên. Nếu thỏa thuận không đạt được, một phiên tòa sẽ được tiếp tục vào tháng 11, điều mà giới phân tích nhận định Musk không có nhiều khả năng giành chiến thắng.
Trước đó, CEO Tesla đã tìm cách thoát khỏi thỏa thuận này, nhưng sau cùng đã đồng ý tiếp tục thực hiện theo lời đề nghị ban đầu.
Ngoài ra, còn có thông tin cho rằng mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa CEO hiện tại Twitter Parag Agrawal và Elon Musk là nguyên nhân khiến người giàu nhất hành tinh muốn rút lui khỏi thỏa thuận.
Video đang HOT
'Một sự cố an ninh mạng nghiêm trọng có thể làm ngưng trệ chương trình chuyển đổi số'
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay, chỉ cần 1 sự cố an toàn, an ninh mạng nghiêm trọng có thể làm ngưng trệ chuyển đổi số của một ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Nhiều tổ chức chưa triển khai đầy đủ phương án đảm bảo an toàn thông tin
Ngày 8/9, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT, IEC Group và Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security) phối hợp tổ chức hội nghị bàn tròn cấp cao Lãnh đạo CNTT và An toàn thông tin năm 2022, với chủ đề "Tối ưu nguồn lực - Tăng cường hiệu quả đầu tư an toàn thông tin trong kỷ nguyên số".
Theo ông Nguyễn Thành Phúc, thời lượng người Việt trực tuyến trên mạng sẽ tiếp tục tăng, đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn thông tin mạng sẽ cao hơn.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhận định, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, doanh nghiệp số đang diễn ra mạnh mẽ, là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện.
Trong thời kỳ chuyển đổi số, toàn bộ hoạt động của con người được chuyển lên môi trường mạng, tạo ra thách thức vô cùng lớn cho những người chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng. Chỉ cần một sự cố an toàn, an ninh mạng nghiêm trọng có thể làm ngưng trệ chương trình chuyển đổi số của cả một ngành, một địa phương, một doanh nghiệp.
Mỗi ngày, trung bình một người Việt Nam hoạt động trực tuyến gần 7 tiếng, thời lượng này sẽ tiếp tục tăng lên, đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn thông tin mạng cao hơn.
Ông Nguyễn Thành Phúc cho biết, thống kê trên thế giới có 900 cuộc tấn công mạng, 5 mã độc mới sinh ra trong mỗi giây, phát hiện 40 điểm yếu lỗ hổng mỗi ngày. Thiết bị di động hiện là mục tiêu của các cuộc tấn công tinh vi, trên diện rộng. An toàn thông tin chuỗi cung ứng; tấn công có chủ đích, mã độc tống tiến và nguy cơ tin tặc xâm nhập hệ thống của các doanh nghiệp sẽ gia tăng...
Xu hướng chuyển dữ liệu và ứng dụng sang sử dụng nền tảng đám mây đã rõ ràng. Theo dự báo của ResearchAndMarkets.com, thị trường điện toán đám mây toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 371,4 tỷ USD năm 2020 lên 832,1 tỷ USD vào năm 2025.
"Điện toán đám mây đang tạo ra các mối đe dọa mới về an toàn, an ninh mạng. Một nghiên cứu công bố gần đây cho thấy gần 80% công ty tham gia khảo sát đã gặp vấn nạn rò rỉ dữ liệu, tấn công mạng trên đám mây, trong đó 43% doanh nghiệp báo cáo đã có hơn 10 lần dữ liệu bị xâm phạm", ông Nguyễn Thành Phúc cho hay.
Cùng với đó, số vụ tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán - PV) được dự đoán tăng gấp đôi, từ con số 7,9 triệu vụ được phát hiện vào năm 2018 tới hơn 15 triệu vụ trong năm 2023. Trung bình, mỗi giờ ngừng truy cập Internet các tổ chức, doanh nghiệp sẽ thiệt hại khoảng từ 300.000 USD tới 1 triệu USD. Vì thế, chỉ cần một cuộc tấn công DDoS ngắn cũng gây thiệt hại nghiêm trọng.
Nhưng Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cũng chỉ rõ, mặc dù nguy cơ mất an toàn thông tin rất rõ ràng nhưng phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp chưa triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin để giảm thiểu rủi ro.
Chiến lược an ninh mạng cần gắn với chiến lược kinh doanh
Cùng quan điểm với đại diện Cục An toàn thông tin, ông Robert Trọng Trần, Phó Tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn, lãnh đạo mảng rủi ro, công nghệ và an ninh mạng EY Việt Nam cho biết, vì nhiều lý do, không ít doanh nghiệp đã "bỏ qua" an ninh mạng trong chuyển đổi số.
Khảo sát an toàn thông tin toàn cầu của EY thực hiện trong năm ngoái cho thấy có tới 81% lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp được khảo sát cho biết đại dịch Covid-19 buộc họ phải bỏ qua các quy trình kiểm soát an ninh mạng. Trong khi đó, 77% số người tham gia khảo sát phản hồi đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công an ninh mạng hơn trong 12 tháng gần nhất.
Ông Robert Trọng Trần, chuyên gia FY Việt Nam chia sẻ về tầm nhìn và chiến lược an ninh mạng gắn với chiến lược kinh doanh.
Khẳng định quan điểm tầm nhìn và chiến lược an ninh mạng, bảo mật phải gắn với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, ông Robert Trọng Trần cũng khuyến nghị các doanh nghiệp, tổ chức về cách bảo đảm chiến lược an ninh mạng đồng hành cùng chiến lược kinh doanh.
Theo vị chuyên gia này, các doanh nghiệp, tổ chức cần xây dựng văn hóa bảo mật và quyền riêng tư từ thiết kế; tích hợp bảo mật và quyền riêng tư trong tất cả các chiến lược và quyết định kinh doanh; định kỳ đánh giá rủi ro và bảo mật; tự động hóa quy trình bảo mật; và triển khai kiến trúc Zero Trust. Zero Trust là mô hình tập trung vào bảo mật dựa trên ý tưởng rằng doanh nghiệp không nên có tùy chọn tin cậy mặc định cho bất kỳ thứ gì bên ngoài hoặc bên trong ranh giới của họ.
Tại sự kiện, nền tảng giám sát và điều hành an toàn thông tin thế hệ mới - SOC Platform của Viettel Cyber Security đã chính thức ra mắt.
Trong khuôn khổ hội thảo, ở phần thảo luận mở, các lãnh đạo phụ trách CNTT tại tổ chức, doanh nghiệp đã chia sẻ về chiến lược, giải pháp của đơn vị mình nhằm ứng phó với những mối đe dọa từ tội phạm mạng; việc để lọt các lỗ hổng, điểm yếu tồn tại trong hệ thống CNTT giữa bối cảnh các cuộc tấn công ngày càng tinh vi.
Ngoài ra, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp cũng chia sẻ về khó khăn gặp phải trong quá trình cải thiện quy trình ứng phó tấn công mạng và tối ưu vận hành Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC).
Giá Bitcoin biến động mạnh, tụt xuống chạm mốc 18.000 USD Động thái giảm giá sốc rồi bất ngờ tăng giá của Bitcoin cho thấy sự khó đoán của đồng tiền này, cũng như cả thị trường tiền mã hóa. Tối 13/9, giá Bitcoin bất ngờ có sự điều chỉnh mạnh. Theo đó, từ mức giá 19.000 USD hồi đầu giờ tối, giá Bitcoin đã liên tục giảm sốc và có lúc chạm mốc...