Elon Musk bị vượt mặt: Một công ty khởi nghiệp máy tính não đã đánh bại Neuralink, cấy thiết bị đầu tiên cho một bệnh nhân ở Mỹ
Neuralink của Elon Musk cũng có sứ mệnh tương tự, nhưng công ty vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của FDA.
Synchron, một công ty trong lĩnh vực giao diện máy tính-não, được cho là đã cấy thiết bị đầu tiên của mình vào một bệnh nhân ở Mỹ vào đầu tháng này, vượt mặt Neuralink của Elon Musk.
Công ty khởi nghiệp này đã cấy một thiết bị 1,5 inch (khoảng 3,81 cm) vào não của một bệnh nhân mắc hội chứng ALS (Bệnh xơ cứng teo cơ một bên) tại trung tâm y tế Mount Sinai West ở New York vào ngày 6/7, theo Bloomberg. Người phát ngôn của Synchron đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Cận cảnh thiết bị stentrode của Synchron.
Mục đích của thiết bị là cho phép bệnh nhân giao tiếp – ngay cả khi họ đã mất khả năng di chuyển – bằng cách sử dụng suy nghĩ để gửi email và tin nhắn. Báo cáo của Bloomberg cũng cho biết Synchron đã cấy thiết bị này cho 4 bệnh nhân ở Úc, cho phép họ sử dụng thiết bị cấy ghép trong não để gửi tin nhắn trên WhatsApp và mua sắm trực tuyến.
Năm ngoái, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Úc này đã nhận được sự cho phép của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để bắt đầu thử nghiệm trên người trên sáu bệnh nhân Mỹ bị liệt nửa người. Vào năm 2019, công ty đã cấy thiết bị của mình vào bệnh nhân đầu tiên là con người ở Melbourne, Australia.
Video đang HOT
Trong khi đó, Neuralink vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của FDA, mặc dù Elon Musk đã dự đoán công ty có thể bắt đầu thử nghiệm trên người sớm nhất là vào năm 2020. Gần đây nhất, ông cho biết vào năm 2021 rằng công ty có kế hoạch bắt đầu cấy chip máy tính của mình lên người vào năm 2022. Thông báo này được đưa ra sau khi tỷ phú kiêm nhà đồng sáng lập chia sẻ video quay cảnh một con khỉ chơi trò chơi điện tử bằng cách sử dụng trí óc thông qua chip não Neuralink.
Đầu năm nay, người đồng sáng lập và cựu chủ tịch của Neuralink, Max Hodak, tiết lộ rằng ông đã đầu tư vào Synchron sau khi rời khỏi công ty khởi nghiệp của Musk.
Mô phỏng cách lắp đặt thiết bị của Neuralink.
Các thiết bị cấy ghép của Synchon và Neuralink có hiệu quả tương tự nhau. Cả hai đều được thiết kế để chuyển những suy nghĩ của con người thành các lệnh máy tính và có thể giúp cải thiện cuộc sống của những bệnh nhân mắc các bệnh về thần kinh như Parkinson hoặc ALS.
Tuy nhiên, các mục tiêu của Musk dành cho Neuralink có vẻ tham vọng hơn một chút. Trước đây, Musk từng tuyên bố giao diện não-máy có thể mang lại cho con người sức mạnh “thần giao cách cảm” và khiến con người cộng sinh với trí thông minh nhân tạo. Ông thậm chí gọi thiết bị này là “một chiếc Fitbit trong hộp sọ của bạn”. Fitbit là thương hiệu smartwatch nổi tiếng của Mỹ.
Nhưng các sản phẩm của Neuralink và Synchron có một số điểm khác biệt chính, đó là kích thước và cách cài đặt. Sản phẩm của công ty khởi nghiệp từ Australia có thể được lắp vào hộp sọ người mà không cần cắt vào hộp sọ, bằng cách sử dụng một ống thông đưa thiết bị qua tĩnh mạch hình vòng cung vào mạch máu trong não. Quá trình này đòi hỏi tới hai cuộc phẫu thuật riêng biệt.
Ngược lại, Neuralink có kế hoạch tạo ra một thiết bị nhỏ hơn và mạnh hơn nhiều, nhưng yêu cầu cắt bỏ một phần hộp sọ của bệnh nhân và quá trình này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một con robot.
iPhone tròn 15 năm tuổi
Ngày 29.6 của 15 năm về trước, nhiều người tiêu dùng đã vây quanh các Apple Store để cố vào bên trong mua thiết bị mới "nóng hổi" từ công ty - đó là iPhone.
Theo PhoneArena, vào ngày 29.6.2007, Apple đã phát hành iPhone thế hệ đầu tiên sau khi được giới thiệu lần đầu vào ngày 9.1 của năm đó. Tính ra Apple và chuỗi cung ứng của họ đã mất hơn 5 tháng để tạo ra đủ thiết bị cầm tay bán cho thị trường.
iPhone gốc ra mắt vào năm 2007 bởi Steve Jobs đã gây ngạc nhiên cho cộng đồng công nghệ
AFP
iPhone gốc là một sản phẩm không quá hoàn hảo ở thời điểm đó nhưng đủ làm thay đổi ngành công nghiệp điện thoại di động. Máy không hỗ trợ Bluetooth âm thanh nổi, không có MMS hoặc sao chép/dán. Điện thoại cũng không hỗ trợ mạng 3G của AT&T mà chỉ sử dụng mạng EDGE 2.5G của AT&T, điều này ngăn người dùng chạy trình duyệt và thực hiện cuộc gọi cùng một lúc.
Những gì iPhone đã làm là một màn hình cảm ứng ấn tượng và giao diện người dùng tuyệt vời. Mọi người đều muốn có iPhone, và hồi đó chưa có Android.
Khi iPhone đến tay người dùng vào ngày 29.6.2007, nhiều khách hàng đã cảm thấy vui mừng, mặc dù họ bị chế giễu đã chi đến 499 USD cho một smartphone - vốn là con số cao ở thời điểm đó. Bất chấp lời chế giễu, lượng người mua iPhone ngày càng cao khi công ty đạt doanh số 1 triệu chiếc chỉ sau 74 ngày phát hành.
iPhone gốc có màn hình LCD 3,5 inch độ phân giải 320 x 480 pixel. Máy tích hợp chip lõi đơn 412 MHz, pin 1.400 mAh, camera 2 MP không có đèn flash. Sau đó, Apple đã bổ sung App Store, giới thiệu Siri, Touch ID, tăng kích thước màn hình và cải thiện đáng kể khả năng chụp ảnh.
Không lâu sau, smartphone ngày càng rẻ hơn và các mẫu iPhone cũ hạ giá xuống mức hầu như tất cả những ai muốn có smartphone đều có thể mua một chiếc.
iPhone ngày nay vẫn luôn duy trì sức hút lớn từ cộng đồng người hâm mộ
Không phải ai trong ngành cũng dự đoán được sự thành công mà iPhone mang lại. CEO Microsoft Steve Ballmer từng cười nhạo iPhone về giá bán cao, trong khi bàn phím ảo không hấp dẫn khách hàng doanh nghiệp vì không thể bằng bàn phím vật lý.
Đồng CEO Jim Balsillie và Mike Lazaridis của Research In Motion (RIM), công ty tạo ra điện thoại BlackBerry, cũng đưa nhận xét về bàn phím của iPhone. Balsillie nói: "iPhone đặt ra một thách thức thực sự cho người dùng. Hãy thử gõ phím web trên màn hình cảm ứng của iPhone, đó là một thách thức".
Tuy nhiên, những nhận định này đều đã gặp sai lầm khi chứng kiến sự phát triển vượt bậc của iPhone qua từng năm.
Nổi tiếng vì bảo vệ quyền riêng tư, nhưng trình duyệt DuckDuckGo bị phát hiện cho phép Microsoft theo dõi người dùng Thông qua một thỏa thuận tuyệt mật, trình duyệt của DuckDuckGo cho phép các tracker của Microsoft theo dõi người dùng mà không ai biết.Dù không có nhiều tiếng tăm đối với người dùng thông thường, nhưng trình duyệt DuckDuckGo vẫn được giới công nghệ ưa chuộng vì danh tiếng bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng. Bản thân công ty cũng...