El Nino “hút cạn” nguồn nước của 68 triệu dân châu Phi
Khoảng 68 triệu người dân ở khu vực Nam Phi đối mặt tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng do không đủ nước tưới tiêu trong bối cảnh đợt hạn hán gây ra bởi El Nino đang tấn công khu vực.
Tại cuộc họp diễn ra hôm nay (17/8) của nguyên thủ 16 quốc gia Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC) tại thủ đô Harare của Zimbabwe, thư ký điều hành SADC Elias Magosi thông báo, 68 triệu người, tương đương 17% dân số khu vực, đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp để sinh tồn, Reuters đưa tin.
Hạn hán khiến sản lượng ngô ở khu vực Nam Phi sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh: GettyImages
“Hiện tượng El Nino biến mùa mưa 2024 thành giai đoạn đầy thách thức”, ông Magosi nói, cho biết hầu hết khu vực Nam Phi đều đang đối mặt tình trạng hạn hán nghiêm trọng do El Nino.
El Nino là một hình thái khí hậu tư nhiên mà khi nó diễn ra, nhiệt độ bề mặt nước biển ở vùng nhiệt đới trung tâm và phía Đông Thái Bình Dương ấm hơn mức trung bình, dẫn đến những thay đổi bất thường về nền nhiệt và lượng mưa trên khắp thế giới.
Video đang HOT
Tại Nam Phi, tình trạng hạn hán đã bắt đầu từ đầu năm nay, khiến mùa màng thất thu, hoạt động chăn nuôi bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng thiếu lương thực diện rộng. Tại một số nước, mưa ít và nhiệt độ cao khiến sản lượng ngô sụt giảm tới 60% so với những năm trước đó.
Một loạt quốc gia, trong đó có Zimbabwe, Zambia và Malawi đã tuyên bố tình trạng thảm họa liên quan đến nạn đói, trong khi Lesotho và Namibia kêu gọi quốc tế viện trợ khẩn cấp.
Tổng thống Angola Joao Lourenco, người giữ chức Chủ tịch SADC, nói rằng khu vực này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ 5,5 tỷ USD để ứng phó hạn hán, nhưng chưa nhận được khoản quyên góp nào.
Người dân một khu vực châu Phi xếp hàng chờ lấy nước sinh hoạt do ao hồ cạn nước vì hạn hán. Ảnh: GettyImages
Theo một báo cáo mới đây của Liên hợp quốc (LHQ), châu Phi đang nóng lên nhanh hơn các khu vực khác của hành tinh và mức nhiệt độ cao kỷ lục sẽ xuất hiện ngày một thường xuyên tại “lục địa đen” do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia, với nền nhiệt độ tăng thêm một độ C, sản lượng nông nghiệp tại các nước đang phát triển ở châu Phi sẽ giảm 3%. Dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế khẳng định, vùng châu Phi cận Sahara sẽ giảm từ 5-17% sản lượng nông nghiệp từ nay đến năm 2050, mặc dù dân số đang tăng nhanh.
Có một nghịch lý là, dù chịu nhiều thiệt hại từ biến đổi khí hậu, châu Phi không phải tác nhân chính dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu. Thống kê của LHQ chỉ ra rằng, châu Phi chiếm khoảng 17% dân số Trái đất, nhưng chỉ đóng góp 4% lượng khí thải nhà kính.
Tính bình quân đầu người, mỗi người dân tại châu Phi thải ra khoảng một tấn CO2 mỗi năm, thấp hơn so với con số 2,5 tấn của Nam Mỹ; 4,6 tấn của châu Á; 7,1 tấn của châu Âu; 10 tấn của Châu Đại Dương và 10,3 tấn của Bắc Mỹ. Tuy vậy, năng lực ứng phó của châu Phi với thời tiết cực đoan lại kém hơn. Lục địa châu Phi có diện tích lớn hơn Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ cộng lại.
Cảnh sát Zimbabwe bắt giữ thủ lĩnh phe đối lập
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 17/6, luật sư của thủ lĩnh phe đối lập Jameson Timba tại Zimbabwe cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ và buộc tội ông Timba và hơn 70 người khác về hành vi gây rối trật tự trong một cuộc họp riêng được tổ chức vào cuối tuần qua.
Cảnh sát Zimbabwe tuần tra tại Harare. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/ TTXVN
Ông Timba, người nắm quyền lãnh đạo lâm thời của Liên minh Công dân vì Thay đổi (CCC) đối lập sau khi ông Nelson Chamisa từ chức hồi tháng 1 năm nay, đã bị bắt cùng với con trai ông.
Theo văn phòng luật sư Gumbo của ông Timba, nhóm người bị bắt tại một nhà riêng ở vùng ngoại ô Avondale, thủ đô Harare đã bị buộc tội có hành vi gây mất trật tự và tham gia một cuộc tụ tập bất hợp pháp.
Cảnh sát cáo buộc đã bị họ ném đá và cuộc họp là không được phép. Nhóm người bị bắt sẽ ra tòa vào ngày 18/6. Nhóm này đang bị giam giữ tại 2 đồn cảnh sát khác nhau ở thủ đô Harare.
Năm ngoái, phe đối lập ở Zimbabwe phải đối mặt với làn sóng bắt giữ sau cuộc bầu cử gây tranh cãi ngày 23/8 ở nước này.
Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc - châu Phi có gì? Hàn Quốc cho biết ký kết gần 50 thỏa thuận ban đầu với các quốc gia châu Phi nhằm tăng cường hợp tác về thương mại, năng lượng, khoáng sản quan trọng và một loạt lĩnh vực công nghiệp và kinh tế khác. Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc - châu Phi diễn ra từ ngày 4 - 5.6, quy tụ các phái...