EgyptAir tăng số lượng các chuyến bay tới Nga
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Hãng hàng không quốc gia Ai Cập (EgyptAir) ngày 17/12 thông báo sẽ tăng các chuyến bay từ Cairo đến Moskva từ 11 lên 14 chuyến hằng tuần bắt đầu áp dụng từ ngày 18/12.
Máy bay của Hãng hàng không quốc gia Ai Cập (EgyptAir) tại sân bay quốc tế ở Cairo. Ảnh: AFP/TTXVN
EgyptAir cho biết đang phối hợp với các đại lý du lịch để tăng các chuyến bay thẳng giữa Moskva và các thành phố nghỉ dưỡng bên bờ Biển Đỏ là Sharm El-Sheikh và Hurghada của Ai Cập lên 28 chuyến mỗi tuần bắt đầu từ đầu năm 2023, tăng từ mức 10 chuyến hiện nay. EgyptAir cho biết động thái này nhằm thúc đẩy số lượng khách du lịch Nga đến các khu nghỉ dưỡng trên bờ Biển Đỏ của Ai Cập.
Quyết định trên được đưa ra sau thông báo của Jordan vào tuần trước rằng nước này đóng cửa không phận đối với các máy bay chở khách của Nga do các lệnh trừng phạt. Hàng nghìn du khách Nga đi du lịch Ai Cập đã bị mắc kẹt tại các sân bay của Nga, sau khi Jordan cấm hãng hàng không iFly đi vào không phận nước này trên đường tới Ai Cập.
Cơ quan Vận tải hàng không Liên bang Nga đã khuyến nghị hãng iFly bố trí cho hành khách chỗ ngồi trên máy bay của các hãng hàng không khác để bù đắp cho sự chậm trễ này. Theo hãng thông tấn TASS của Nga, hãng hàng không iFly đã yêu cầu giấy phép bay trong không phận Syria, tuy nhiên Cơ quan Vận tải hàng không Liên bang Nga cho biết công ty hàng không này đã không tuân thủ tất cả các yêu cầu để được bay qua Syria.
iFly là hãng hàng không thứ hai bị ảnh hưởng bởi quyết định của Jordan, sau khi công ty lữ hành Pegas Touristik của Nga phải thay đổi đường bay đến Ai Cập.
Theo Bộ trưởng Du lịch và Cổ vật Ai Cập Ahmed Eissa, số lượng khách du lịch Nga đến Ai Cập đã tăng gấp đôi từ tháng 6 đến tháng 10 so với đầu năm nay. Báo cáo của Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nga cho biết Ai Cập nằm trong số 5 điểm đến hàng đầu của khách du lịch Nga trong mùa Hè.
COP27: WB đánh giá cao tính hiệu quả của các dự án về khí hậu tại Việt Nam
Ngày 8/11, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã tham dự sự kiện về đẩy mạnh hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, do Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) tổ chức, bên lề Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ giải pháp và lộ trình của Việt Nam trong thực hiện các cam kết với WB về chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Nguyễn Trường/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, phát biểu tại sự kiện với sự tham dự của Chủ tịch WB David Malpas, Tổng thống Tanzania và Tổng thống Mozambique, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chia sẻ về các dự án, giải pháp và lộ trình của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với WB về chống biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao các sáng kiến của WB, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Theo Bộ trưởng, vai trò của WB là rất quan trọng, đặc biệt tập trung vào những vấn đề mang tính toàn cầu, với những ưu tiên tài chính trong từng giai đoạn. WB đã hỗ trợ Việt Nam từ xóa đói giảm nghèo, tới phát triển và ưu tiên tập trung vào chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và chuyển đổi năng lượng hiện nay. Việt Nam đã có những thay đổi cần thiết để cùng kết nối và gắn kết các quốc gia trong việc thực hiện các dự án do WB tài trợ.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng WB cần tiếp tục hỗ trợ để các quốc gia được tiếp cận các nguồn qũy và cần có chiến lược ưu tiên cho giai đoạn tới. Việt Nam mong muốn WB đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi năng lượng, đồng thời đánh giá cao mô hình hợp tác của WB trong các gói hỗ trợ về kỹ thuật và các dự án đầu tư. Việt Nam cũng mong muốn WB tiếp tục điều phối tốt nhất để sử dụng hiệu quả nguồn tài chính và các qũy tài chính về khí hậu.
Về phần mình, Chủ tịch WB David Malpass đánh giá các dự án của Việt Nam đã tạo động lực và có hiệu quả. Quan hệ gữa WB và Việt Nam trong thực hiện các chương trình chuyển đổi là mô hình cho các quốc gia. Ông Malpass nhấn mạnh WB sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, nhất là trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chủ tịch WB cũng kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ, cộng đồng doanh nghiệp để thiết lập các qũy ủy thác liên quan đến khí hậu. Ông Malpass nhấn mạnh các quốc gia cần thúc đẩy hành động khí hậu để chống lại tác động của biến đổi khí hậu và đẩy nhanh các dự án giảm phát thải khí nhà kính.
Đề xuất gắn tài chính khí hậu với các mục tiêu phát triển bền vững Đại diện cấp cao về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) tại Ai Cập - Tiến sĩ Mahmoud Mohieldin đã đề xuất cần phải liên kết các kế hoạch phát triển bền vững với tài chính khí hậu, vì phần lớn tài chính khí hậu vẫn phụ thuộc ngân sách của các quốc gia, kể cả những nước có thu...