Edward Snowden chế tạo thành công phần cứng chống nghe lén
“Người thổi còi” Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) ông Edward Snowden và một đồng nghiệp-chuyên gia công nghệ thông tin đã thiết kế phần phần cứng điện thoại di động cảnh báo người dùng về tín hiệu sóng vô tuyến điện tử do thám và quấy rối.
Bộ nạp pin điện thoại di động hay còn gọi “bộ máy tự điều tra” được thiết kế dành cho iPhone 6 để theo dõi tín hiệu điện tử truyền đến ăng-ten bên trong.
Snowden và Andrew Huang, một chuyên gia phần cứng đã giới thiệu thiết kế tại Viện khoa học Truyền thông MIT ở Boston, Massachusetts (Mỹ) vào ngày 21-7, theo tạp chí Wired.
Bộ sạc pin có một màn hình đen-trắng và dây cáp cắm nhỏ cắm vào khe cắm SIM-card của iPhone để kiểm trang bảng mạch.
Ông Edward Snowden.
Các dây đọc tín hiệu điện tử truyền đến 2 ăng-ten điện thoại được sử dụng bởi bộ phát sóng vô tuyến, gồm GPS, Bluetooth, Wifi và modem di động. Bộ nạp pin sau đó sẽ cảnh báo người sử dụng thông qua tin nhắn hoặc nhạc chuông để cảnh báo điện thoại đang bị do thám và họ cần phải tắt thiết bị liên lạc di động.
Video đang HOT
Mục đích của thiết bị là giúp người sử dụng điện thoại di động kiểm tra liệu tin tặc hoặc cơ quan tình báo quốc gia có đang theo dõi họ qua sóng vô tuyến.
“Nhà báo có đạo đức vào đúng thời điểm này có thể thay đổi lịch sử. Điều này làm cho họ trở thành mục tiêu bị theo dõi và có những công cụ ngày càng tinh vi được sử dụng để chống lại họ”, Snowden nói với khán giả qua video trực tuyến.
Qua video trực tuyến, ông khuyên người dân Mỹ không nên để điện thoại ở “chế độ bay” vì dễ bị tấn công hoặc lừa đảo.
Tuy nhiên, phần cứng được giới thiệu trong ngày 21-7 vẫn đang trong giai đoạn thiết kế. Hai ông có kế hoạch phát triển một nguyên mẫu vào năm 2017 và sau đó tạo ra chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.
Snowden và Huang sau đó trao tặng thiết bị cho các nhà báo tham dự buổi giới thiệu công nghệ chống nghe lén.
Ông Hwuang cho Wired biết khi các nhà báo tác nghiệp ở Syria hoặc Iraq sẽ có thể bị do thám điện thoại và gặp rủi ro.
“Bạn nghĩ tắt điện thoại sẽ không truyền sóng vô tuyến và cho rằng địa điểm bạn đang đứng không bị tiết lộ, nhưng thực ra vẫn có rủi ro”, Hwuang cho biết.
Ông Huang cảnh báo dù ấn nút nguồn để tắt điện thoại, bạn vẫn có thể bị tin tặc tấn công bằng phần mềm thông minh chứa mã độc và thậm chí thiết bị liên lạc di động đặt trong một túi Faraday được thiết kế để khóa tín hiệu sóng vô tuyến vẫn có thể khiến tín hiệu bị rò rỉ.
Theo Công An Nhân Dân
Snowden: Chương trình tình báo Mỹ không giúp gì trong cuộc chiến chống IS
Hãng Sputnik ngày 14-3 dẫn lời Edward Snowden, một cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho biết, tình báo Mỹ chỉ chủ tâm bí mật theo dõi những người không có quan hệ với chủ nghĩa khủng bố, không giúp được gì trong cuộc chiến chống IS.
Edward Snowden, cựu nhân viên của NSA
Trong buổi nói chuyện với kênh Sexta TV (Tây Ban Nha), Snowden cho biết, những nỗ lực của các dịch vụ tình báo Mỹ không hiệu quả, và đã không ngăn cản bất kỳ cuộc tấn công nào của IS.
Theo cực nhân viên CIA này, chương trình do thám bí mật chỉ được chứng minh là hiệu quả thông qua việc ngăn chặn được các cuộc tấn công khủng bố. Nhưng thực tế, chúng lại được sử dụng cho điều khiển ngoại giao, tình báo kinh tế, và kiểm soát xã hội.
"Không ai nghi ngờ rằng, chúng ta cần phải để mắt đến những kẻ khủng bố, theo dõi hoạt động của chúng. Nhưng các tài liệu, được tiết lộ trong năm 2013, cho thấy chính phủ thực sự hành động chống lại những người không có quan hệ với chủ nghĩa khủng bố: chúng tôi phải bí mật theo dõi luật sư, dò thám UNICEF, giáo sư ... những người không bị tình nghi là khủng bố", Snowden nói với phóng viên.
Snowden cũng đã kể lại rằng, anh đã cố gắng liên hệ với chính phủ Mỹ nhiều lần, để "đi đến một thoả thuận" đảm bảo xét xử công bằng, nhưng cho đến nay chính phủ chỉ cam kết là sẽ không tra tấn anh ta.
"Tôi có bằng chứng rằng các hành động của mình là vì lợi ích của xã hội, của người dân Mỹ. Tôi không bao giờ làm việc cho chính phủ Nga", Snowden giải thích và cho biết thêm, tất cả kế hoạch của anh ta là để chính phủ không chèn ép mình.
Năm 2013, Edward Snowden bàn giao một số tài liệu mật cho The Washington Post và The Guardian, tiết lộ chương trình do thám bí mật của NSA và tình báo Anh. Sau đó, Snowden trốn sang Hồng Kông và dừng chân ở Nga. Moscow đã không cho anh ta rời khỏi đất nước này vì lý do không có giấy tờ hợp pháp, passport bị Mỹ hủy bỏ. Song chính phủ Nga cũng đã cung cấp cho Snowden một nơi an toàn, và ra điều kiện anh ta phải ngừng làm những việc có mục đích tổn hại nước Nga.
Edward Snowden bây giờ chính thức là một người dân Nga, về mặt pháp lý anh ta có đi du lịch nước ngoài nếu muốn.
Theo_An ninh thủ đô
Cựu nhân viên tình báo Edward Snowden sẵn sàng ngồi tù để trở lại Mỹ Trả lời phỏng vấn trên chương trình Panorama của hãng tin BBC phát ngày 5/10, cựu nhân viên hợp đồng của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden, cho biết anh đã đưa ra đề nghị được trở về Mỹ và vào tù vì đã tiết lộ một lượng thông tin khổng lồ về các chương trình nghe lén của...