Ecuador: Nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng tại thủ đô Quito
Ngày 24/9, Thị trưởng thủ đô Quito của Ecuador, ông Pabel Munoz cho biết thành phố này đang đối mặt với tình hình “nghiêm trọng” do ảnh hưởng từ các đám mây tro bụi và khói của 5 đám cháy rừng xảy ra đồng thời cùng ngày.
Thủ đô Quito của Ecuador đang đối mặt với tình hình nghiêm trọng do ảnh hưởng từ các đám mây tro bụi và khói của 5 đám cháy rừng. Ảnh: REUTERS
Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Thị trưởng Munoz nêu rõ đang có ít nhất 5 điểm nóng cháy rừng và “tình hình hiện nghiêm trọng”. Chắc chắn công tác dập lửa sẽ kéo dài suốt đêm. Các trực thăng chữa cháy sẽ đến hỗ trợ ngay khi phi công có thể thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn.
Tổng thống Daniel Noboa đã chỉ thị lực lượng vũ trang hỗ trợ khống chế hỏa hoạn.
Video đang HOT
Cùng ngày, chính quyền thành phố Quito cho biết đã sơ tán ít nhất 14 gia đình đề phòng lửa lan rộng. Trong khi đó, Sở Giáo dục quyết định cho học sinh tại khu vực đô thị Quito nghỉ học.
Lực lượng cứu hỏa xác nhận tất cả các đội chữa cháy đều đã được triển khai.
Giới chức sở tại cho biết thêm cơ quan hữu quan còn tiếp nhận báo cáo về tro bụi rơi ở phía Bắc Quito và ở trung tâm lịch sử đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới.
Ba tuần trước, 4 vụ cháy rừng đã khiến một số khu vực trong và xung quanh thủ đô mù mịt khói và tro bụi, song không ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay.
Ecuador cũng đang phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 6 thập kỷ. Trong hơn 9 tháng qua, nước này đã ghi nhận 3.302 vụ cháy rừng khiến 37.808 ha thảm thực vật bị thiêu rụi. Theo một báo cáo chính thức công bố ngày 23/9, cháy rừng đã khiến ít nhất 14 người bị thương, ảnh hưởng tới 797 người khác và làm chết 44.742 con gia súc. Có tới 20/24 tỉnh của Ecuador đang trong tình trạng báo động đỏ do cuộc khủng hoảng thiếu nước đang đe dọa 40.000 ha cây trồng.
Diện tích rừng Amazon bị mất bằng Đức và Pháp cộng lại
Ngày 23/9, các chuyên gia nghiên cứu về môi trường cho biết diện tích rừng Amazon bị mất đi do tình trạng phá rừng trong 4 thập kỷ qua hiện đã tương đương với diện tích của 2 nước Đức và Pháp cộng lại, làm gia tăng tình trạng hạn hán và các đám cháy rừng kỷ lục trên khắp khu vực Nam Mỹ.
Khói bốc lên từ đám cháy rừng Amazon ở bang Rondonia, Brazil ngày 13/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Amazon, khu rừng rậm lớn nhất thế giới trải dài qua 9 quốc gia, đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, do khả năng hấp thụ khí carbon dioxide (C02) từ bầu khí quyển.
Tuy nhiên, diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể, cộng thêm các đám cháy rừng kỷ lục trong thời gian qua đã khiến lượng khí C02 được hấp thụ giảm đi nhiều, qua đó tích tụ trong bầu khí quyển. Các báo cáo khoa học khác nhau đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng thu hẹp diện tích rừng, biến đổi khí hậu và nạn phá rừng do con người và động vật hoang dã gây ra.
Theo tổ chức nghiên cứu RAISG gồm nhiều nhà khoa học và các tổ chức phi chính phủ (NGO), nạn phá rừng - chủ yếu phục vụ mục đích khai thác mỏ và nông nghiệp - đã làm mất 12,5% diện tích che phủ thực vật của rừng Amazon trong khoảng thời gian từ 1985-2023, tương đương với 88 triệu hecta rừng trải dài qua các nước Brazil, Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana, Suriname và đảo Guiana thuộc Pháp.
Bà Sandra Rio Caceres, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Lợi ích chung của Peru có đóng góp vào nghiên cứu trên, cho biết diện tích rừng thu hẹp đã khiến khí C02 tích tụ trong bầu khí quyển nhiều hơn, làm đảo lộn hệ sinh thái khí hậu và chu trình thủy văn, từ đó ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ. Bà Caceres tin rằng tình trạng mất rừng ở Amazon có liên quan trực tiếp đến nạn hạn hán nghiêm trọng và các đám cháy rừng ở nhiều quốc gia khu vực Nam Mỹ.
World Weather Attribution (WWA), một tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, cũng cho rằng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các đám cháy rừng ở Amazon và vùng đầm lầy nhiệt đới Pantanal ở phía Nam, khiến lượng lớn khí C02 thải vào bầu khí quyển. Các đám cháy rừng ở 2 khu vực này được đánh giá là tồi tệ nhất trong gần 2 thập kỷ qua.
Cũng theo các chuyên gia nghiên cứu nói trên, hạn hán đã làm mực nước tại một số con sông ở vùng rừng Amazon giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, đe dọa cuộc sống của khoảng 47 triệu người sinh sống ven sông, đồng thời khiến cho các đám cháy rừng lan rộng khó kiểm soát ở Brazil, Ecuador, Colombia, Bolivia, Argentina, Paraguay và Peru.
Hạn hán khiến cháy rừng lan rộng ở Mỹ Latinh Chính phủ nhiều quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh, từ Ecuador đến Brazil, đã triển khai các biện pháp nhằm ứng phó cháy rừng trên diện rộng do tình trạng khô hạn kéo dài và tồi tệ nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Goias, Brazil. Ảnh: THX/TTXVN Ngày 22/9, nhà chức trách...