Ecuador không công nhận chính phủ hiện tại của Ukraine
Ngày 30-3, Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho biết nước này không công nhận chính phủ lâm thời của Ukraine là đại diện hợp pháp, đồng thời tuyên bố sẽ không làm việc với chính phủ do đảo chính lập lên và kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử công bằng.
Trong bài phát biểu với nhân dân Ecuador, ông Correa đã giải thích tại sao Ecuador đã bỏ phiếu trắng đối với một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tuần trước lên án việc sáp nhập Crimea vào Nga.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ chỉ nói chuyện với một chính phủ hợp pháp tại Ukraine và không công nhận chính phủ hiện tại. vốn là sản phẩm của một cuộc đảo chính, không dựa trên ý nguyện của nhân dân Ukraine. Để giành được sự ủng hộ của Ecuador, Ukraine cần phải tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ và thành lập một chính phủ hợp pháp do nhân dân Ukraine lựa chọn”.
Tổng thống Ecuador Rafael Correa
Video đang HOT
Tổng thống Correa cũng chỉ trích: “Chính phủ hiện nay lên nắm quyền sau một kế hoạch gian trá và ngay lập tức được các cường quốc phương Tây hậu thuẫn với các tiêu chuẩn kép điển hình của họ”.
Ecuador, cùng với 58 quốc gia khác, đã bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc trưng cầu dân ý của Crimea về việc gia nhập Nga là bất hợp pháp.
Không giống như các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chỉ mang ý nghĩa lên án chứ không có sự ràng buộc pháp lý.
Theo ANTD
Đức lên án bà Tymoshenko vì đoạn băng miệt thị người Nga
Đức ngày 26.3 lên tiếng chỉ trích cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko đã đi quá giới hạn khi một đoạn băng bị rò rỉ cho thấy bà này đã miệt thị người Nga.
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Steffen Seibert nói rằng chính trị gia Ukraine cần phải gạt bỏ những "ý nghĩ bạo lực", đồng thời nỗ lực phấn đấu cho sự ổn định và hòa nhập của người thiểu số tại nước này.
Cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko (Nguồn: AFP)
"Dù là phản đối hành động của Nga ở Crimea hay có ý kiến khác biệt thế nào chăng nữa, song những phát biểu hay thậm chí suy nghĩ không được phép vượt quá những giới hạn," ông Steffen Seibert phát biểu.
Ông Steffen Seibert cho biết chính phủ Ukraine cần đối xử bình đẳng đối với mọi người dân ở mọi miền đất nước.
"Ổn định đất nước và hòa giải là hết sức quan trọng, và đó là những gì chính phủ Đức cùng các đối tác quốc tế muốn thúc đẩy cho một cuộc bầu cử tự do và công bằng vào cuối tháng Năm. Cần phải tránh gây căng thẳng trên con đường này," ông Seibert nói.
Trong đoạn băng bị rò rỉ hôm 24.3, bà Tymoshenko đã kêu gọi người Ukraine "cầm súng đứng lên quét sạch bọn &'katsap' và lãnh đạo của chúng."
"Katsap" là cách gọi miệt thị của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraine dùng để chỉ người Nga, và "lãnh đạo của chúng" là ám chỉ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Bà Tymoshenko, 53 tuổi, là một trong những lãnh đạo của cuộc Cách mạng Cam năm 2004, từng nắm ghế Thủ tướng trong các năm từ 2007 đến 2010.
Năm 2012, bà này đã bị tống giam vì tội lạm quyền trong việc ký kết hợp đồng khí đốt với tập đoàn Naftogaz của Nga.
Đoạn băng nói trên ghi lại cuộc nói chuyện qua điện thoại bằng tiếng Nga giữa bà Tymoshenko với cựu quan chức chính phủ Nestor Shufrych. Bà Tymoshenko mới sang Đức trị bệnh sau khi ra tù và đã trở về Kiev chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử Tổng thống vào tháng Năm.
Theo VNE
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Chủ tịch IPU Abdelwahad Radi Chủ tịch IPU Abdelwahad Radi đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Ngài Chủ tịch IPU cùng chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ tổ chức Đại hội đồng IPU-132 Ngay sau khi tới Geneva, Thụy sỹ, 17 giờ chiều qua (16/3) theo...