Ecuador chuyển ông Assange sang Thụy Điển?
Ecuador sẽ xem xét khả năng yêu cầu Anh cho phép chuyển người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đến sứ quán của nước này ở Thụy Điển, tin tức từ AP ngày 21.9
Theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino nói với các phóng viên rằng có nhiều khả năng để giải quyết tình trạng đối đầu hiện nay với Anh liên quan đến ông Assange.
Một trong các khả năng đó là việc Ecuador “được phép chuyển ông này, nếu cần, đến đại sứ quán của chúng tôi ở Thụy Điển để vụ việc có thể được xét xử ở đó với sự bảo vệ của Ecuador và đáp ứng nhu cầu của tư pháp Thụy Điển”.
Ông Julian Assange tại Đại sứ quán Ecuador ở London – Ảnh : AFP
Hiện chưa có phản ứng từ giới chức Anh.
Ông Assange đã trú ẩn tại Đại sứ quán Ecuador ở London kể từ ngày 19.6 nhằm tránh việc bị dẫn độ sang Thụy Điển để trả lời thẩm vấn về các cáo buộc phạm tội liên quan đến tình dục.
Video đang HOT
Ông Assange tuyên bố vụ kiện về tình dục ở Thụy Điển là một phần âm mưu đưa ông ra trước vành móng ngựa ở Mỹ liên quan đến công việc ở WikiLeaks, vốn đã công khai một số lượng lớn tài liệu mật của Mỹ.
Stockholm và Washington phủ nhận tuyên bố này.
Ecuador đã cấp quy chế tị nạn chính trị cho ông Assange hôm 15.8, nhưng chính quyền Anh sẽ bắt giữ ông này nếu ông bước ra bên ngoài cơ quan ngoại giao của Ecuador ở London.
Theo TNO
Báo Pháp định đổ thêm dầu vào lửa biểu tình chống Mỹ
Chính phủ Pháp đã phải lên tiếng kêu gọi kiềm chế sau khi có tin một tờ tuần báo của nước này lên kế hoạch đăng những bức biếm họa Đấng tiên tri Mohammad vào hôm 19/9.
Thủ tướng Pháp kêu gọi kiềm chế
Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối đoạn phim chống Hồi giáo đã lan rộng khắp toàn cầu.
Văn phòng của tờ Charlie Hebdo tại Paris đã bị ném bom xăng hồi tháng 11 năm ngoái sau khi xuất bản một bức tranh biếm họa về Mohammad. Năm 2005, những bức biếm họa nhà tiên tri Mohammad trên báo Đan Mạch đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình trên khắp thế giới Hồi giáo và khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.
Trước kế hoạch trên của tờ tuần báo, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cảnh báo, mọi hành động khiêu khích lúc này đều bị lên án.
Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault ra tuyên bố cho biết: "Trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng muốn nhấn mạnh sự không tán đồng với mọi hành động quá khích và kêu gọi mọi người hành động có trách nhiệm".
Tuy nhiên, biên tập của tờ Charlie Hebdo, Stephane Charbonnier khẳng định: "Chúng tôi biếm họa mọi người, hàng tuần và khi chúng tôi làm điều đó với Đấng tiên tri, thì lại bị gọi là khiêu khích." Ông này cho biết thêm, nếu Charlie Hebdo không đăng tác phẩm châm biếm vì áp lực hoặc sợ bị phản công, mỗi tuần tờ báo sẽ có 16 trang trống không.
Pháp là nơi có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất châu Âu.
Chủ nhật vừa qua, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 150 người tham gia cuộc biểu tình chưa được phép gần đại sứ quán Mỹ tại Paris.
Trong khi đó, làn sóng biểu tình phản đối bộ phim và sứ quán các nước phương Tây đã nổ ra khắp các thành phố ở châu Á, châu Phi, và Trung Đông.
Đại sứ Mỹ tại Libya và 3 người Mỹ khác đã bị giết trong một cuộc tấn công hồi tuần trước tại Benghazi. Các tay súng Afghanistan đã tấn công liều chết, khiến 12 người thiệt mạng. Cuộc tấn công được cho là nhằm trả đũa bộ phim nói trên.
Theo VNN
Phương Tây tố Iran đưa vũ khí, quân đội sang Syria qua Iraq Theo một báo cáo tình báo của phương Tây, Iran đang dùng máy bay dân sự để đưa các thành viên quân sự và một lượng lớn vũ khí qua không phận Iraq để tới Syria, hỗ trợ cho Tổng thống Assad trấn áp cuộc nổi dậy kéo dài 18 tháng qua ở nước này. Nhà cửa bị phá hủy ở Aleppo, Syria,...