ECDC cảnh báo nguy cơ gia tăng các ca bệnh đậu mùa khỉ tại châu Âu
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu ( ECDC) mới đây đã báo cáo về sự gia tăng các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện ở Anh và Bồ Đào Nha.
Một số trường hợp nghi ngờ đã được phát hiện ở Tây Ban Nha. Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác như Pháp và Bỉ, cũng đã báo cáo các trường hợp mắc bệnh này.
Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy virus đậu mùa khỉ trong mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, vì sự xuất hiện của các ca bệnh không liên quan đến du lịch hoặc các ca bệnh đã được phát hiện, nên ECDC nghi ngờ có sự lây lan bệnh này trong cộng đồng. ECDC đưa ra các khuyến nghị ban đầu cho các cơ quan y tế, đồng thời hướng dẫn các cơ quan chức năng cách ly, xét nghiệm và báo cáo các trường hợp nghi ngờ cũng như thiết lập theo dõi.
ECDC sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của bệnh này và đang soạn thảo thông tin đánh giá rủi ro nhanh dự kiến sẽ công bố vào đầu tuần tới.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại Canada, các quan chức hàng đầu của Cơ quan y tế công cộng Canada (PHAC) cho rằng gần như tất cả mọi người ở quốc gia Bắc Mỹ này đều dễ mắc bệnh đậu mùa khỉ vì việc tiêm phòng chống bệnh đậu mùa đã kết thúc nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, nguy cơ chung đối với cộng đồng được PHAC đánh giá là “thấp” tại thời điểm này.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, 2 trường hợp nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Canada đã được xác nhận ở Quebec vào ngày 19/5. Người đứng đầu PHAC, Tiến sĩ Theresa Tam cho biết có vài chục trường hợp đang được theo dõi và PHAC vẫn chưa biết mức độ lây lan của virus. Chuyên gia này cho biết các nhà nghiên cứu hiện đang làm việc để xác định lý do tại sao bệnh đậu mùa khỉ – một căn bệnh thường chỉ giới hạn ở Trung và Tây Phi – lại xuất hiện ở Canada và các nơi khác trên thế giới. Trong lịch sử, hầu hết các ca bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo ở lưu vực Congo.
Bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ hơn nhưng cùng họ với virus gây bệnh đậu mùa và có thể gây sốt, nhức đầu, đau nhức cơ, kiệt sức, sưng hạch bạch huyết… PHAC cho biết bệnh này lây lan qua tiếp xúc gần trong thời gian dài, trong đó có cả tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn đường hô hấp, chất dịch cơ thể hoặc vết loét của người bị bệnh và không quá dễ lây lan trong môi trường xã hội điển hình. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc lây truyền qua các giọt bắn đường hô hấp thường đòi hỏi “tiếp xúc trực tiếp lâu dài”, có nghĩa là nhân viên y tế, thành viên gia đình và những người tiếp xúc gần khác của các ca bệnh, có nguy cơ cao hơn công chúng nói chung.
Các bằng chứng trên quy mô toàn cầu cho thấy vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Canada đã ngừng tiêm chủng cho người dân chống lại bệnh đậu mùa vào năm 1972. WHO tuyên bố bệnh này đã bị xóa sổ trên toàn cầu vào năm 1979. Điều đó có nghĩa là những người trẻ tuổi có thể dễ bị bệnh đậu mùa khỉ hơn, vì mũi tiêm phòng đậu mùa không nằm trong lịch trình chủng ngừa thời thơ ấu của họ.
Tiến sĩ Tam cho biết Canada vẫn duy trì một lượng dự trữ nhỏ loại vaccine phòng bệnh đậu mùa. Sau khi liên lạc với chính quyền liên bang, tỉnh Quebec đang xem xét triển khai các mũi tiêm phòng đậu mùa ở một số khu vực của tỉnh, nơi các ca nhiễm đã được báo cáo.
Ngư dân Pháp chặn tàu bè qua Eo biển Manche nhằm phản đối Anh
Ngày 26/11, ngư dân Pháp đã bắt đầu một ngày hành động nhằm làm gián đoạn giao thông qua Eo biển Manche để phản đối việc Anh đưa ra các quyền đánh cá hậu Brexit.
Tàu đánh cá của ngư dân Pháp tại vùng biển ngoài khơi đảo Jersey của Anh, ngày 6/5/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhiều tàu đánh cá muốn vào cảng Calais (miền Bắc nước Pháp) đã bị chặn lại trong một cuộc biểu tình kéo dài 1,5 giờ. Trên bộ, ngư dân cũng dự định chặn các xe chở hàng muốn vào đường hầm qua eo biển này. Một băng rôn treo trên tàu Marmouset II, một tàu cá của người biểu tình, có dòng chữ: "Chúng tôi muốn được cấp phép đánh cá trở lại".
Người phụ trách khu vực của liên đoàn đánh cá CNPMEM, ông Olivier Lepretre cho biết hành động của người biểu tình nhằm "gây sức ép với Chính phủ Anh" và cảnh báo sẽ có thêm các hành động khác, trong đó nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ Anh.
Một hành động tương tự cũng đã diễn ra tại cảng Saint-Malo, song không ảnh hưởng bởi giao thông sáng 26/11 tại khu vực này phải tạm ngừng vì thời tiết xấu.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 25/11 bày tỏ "thất vọng trước những đe dọa biểu tình", đồng thời cho rằng "phía Pháp phải đảm bảo không xảy ra hành động bất hợp pháp và không ảnh hưởng đến giao thương".
Anh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn về nguồn cung ứng do gián đoạn giao thương hậu Brexit và thiếu tài xế xe tải lẫn nhiên liệu. Nước này vốn phụ thuộc lớn vào các cảng biển ở Pháp, đặc biệt để nhập khẩu thực phẩm tươi sống.
Hành động của ngư dân Pháp xảy ra trong bối cảnh quan hệ Anh - Pháp rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Theo một thỏa thuận mà Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã ký năm 2020, tàu đánh cá của châu Âu có thể tiếp tục được đi qua vùng biển của Anh nếu xin cấp phép mới và có thể chứng tỏ đã hoạt động tại đây trong quá khứ. Nhưng Paris cho biết hàng chục tàu của Pháp đã bị từ chối khi xin cấp phép đánh cá trong vùng biển giàu tài nguyên của Anh, điều mà London bác bỏ. Pháp cũng cáo buộc chính quyền đảo tự trị Jersey của Anh cản trở ngư dân Pháp.
EU ngày 24/11 đã đưa ra hạn chót cho Anh đến ngày 10/12 giải quyết vấn đề cấp giấy phép đánh bắt cá cho ngư dân Pháp, những người khiếu nại rằng các đòi hỏi hậu Brexit của Anh là quá phiền hà.
Hàn Quốc áp dụng các biện pháp quyết liệt để khôi phục đời sống thường nhật Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 25/11, Ủy ban hỗ trợ khôi phục đời sống thường nhật của Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành phiên họp lần thứ 4 do Thủ tướng Kim Boo-kyum và đồng Chủ tịch Ủy ban Choe Jae-chun chủ trì để đánh giá về tình hình dịch bệnh COVID-19. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19...