ECB: Tiền giấy không phải là nguy cơ lây nhiễm lớn virus SARS-CoV-2
Ngày 28/4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khẳng định nguy cơ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ tiền giấy euro là không lớn, sau khi kết quả kiểm tra cho thấy virus bám trên các bề mặt khác lâu hơn rất nhiều.
Nguy cơ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ tiền giấy euro là không lớn. Ảnh: AFP/TTXVN
Dù tiền mặt được dùng rộng rãi tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone), song nhiều cửa hàng và doanh nghiệp đã yêu cầu khách hàng chuyển sang dùng thẻ hay các phương thức thanh toán không tiếp xúc khác để tránh việc sử dụng những tờ tiền bị người mắc COVID-19 chạm vào.
Fabio Panetta, một thành viên trong ban điều hành ECB, cho biết các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm ở châu Âu cho thấy trong vài giờ đầu tiên, tỷ lệ sống sót của virus SARS-CoV-2 trên các bề mặt thép không rỉ, như tay nắm cửa, cao hơn 10 cho đến 100 lần so với trên bề mặt tiền giấy euro. Các phân tích khác cho thấy việc virus chuyển sang người từ các bề mặt như tiền giấy là khó hơn rất nhiều so với từ các bề mặt trơn nhẵn như nhựa.
Với các kết quả trên, ECB kết luận rằng so với những vật liệu khác mà con người tiếp xúc hàng ngày, tiền giấy không phải là nguy cơ lây nhiễm lớn. Tuy nhiên, ECB không đề cập về việc có nghiên cứu nguy cơ lây nhiễm từ đồng tiền xu euro hay không.
Video đang HOT
Ước tính trên 340 triệu người tại khu vực Eurozone đang sử dụng tiền euro. Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu của người tiêu dùng trong khu vực, chiếm 75% các giao dịch. Việc sử dụng tiền mặt đặc biệt phổ biến tại những nước lớn như Đức, Italy và Tây Ban Nha. Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, nhu cầu tiền mặt trở nên khó đoán hơn do một số người có xu hướng tích trữ tiền ở nhà, trong khi những người khác chi tiêu ít hơn do lệnh phong tỏa.
Tháng 2 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tuyên bố sử dụng tia cực tím để khử trùng tiền giấy nhằm ngăn ngừa nguy cơ virus lây lan.
Đặng Ánh
Số người tử vong tăng cao do Covid-19, EU đối mặt nguy cơ suy thoái
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đang nỗ lực vượt qua bất đồng nhằm đối phó với suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19.
Nhiều nước châu Âu trong tuần này đã bắt đầu nới lỏng phong tỏa và khôi phục dần hoạt động kinh tế sau khi xuất hiện những tín hiệu cải thiện đầu tiên dù số ca mắc bệnh và tử vong do Covid-19 vẫn còn cao.
Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo, tăng trưởng GDP của Liên minh châu Âu sẽ sụt giảm kỷ lục 7,1% trong năm nay. Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hoạt động của lĩnh vực tư nhân trong tháng 4 này cũng sụt giảm ở mức chưa từng có và tăng trưởng trong quý 3 có thể mất tới 7,5%.
Số người tử vong tăng cao do Covid-19, EU đối mặt nguy cơ suy thoái. (Ảnh: Reuters)
Trước những con số nặng nề này, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đang làm việc về một kế hoạch phục hồi, trong bối cảnh số người tử vong tại châu lục này tính đến trưa nay theo giờ địa phương đã tăng lên hơn 113.000 người.
Trong một động thái thể hiện tình đoàn kết, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cam kết đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Liên minh châu Âu, song một lần bác bỏ mọi ý tưởng chia sẻ nợ quốc gia.
"Giả sử rằng đã đến lúc và có quyết tâm chính trị nhằm chia sẻ nợ quốc gia, thì quốc hội các quốc gia thành viên và quốc hội Đức sẽ phải sửa đổi các hiệp ước châu Âu để một phần luật ngân sách được chuyển sang cấp độ châu Âu và được kiểm soát một cách dân chủ. Đây là một tiến trình dài và khó khăn, sẽ không thể hỗ trợ trực tiếp cho tình hình hiện nay. Giờ là lúc cần một sự hỗ trợ ngay lập tức và những công cụ có thể triển khai nhanh chóng nhằm giảm nhẹ hậu quả của cuộc khủng hoảng", bà Angela Merkel nói.
Tại Đức, phần lớn các cửa hàng diện tích dưới 800 mét vuông đã được phép mở cửa trở lại từ đầu tuần, trong khi các quán bar, nhà hàng, địa điểm tôn giáo, thể thao vẫn tiếp tục dừng hoạt động. Áo, Nauy và Đan Mạch cũng đang trên đường nới lỏng các biện pháp hạn chế, trong khi Italia, Pháp, Thụy Sĩ, Phần Lan và Rumani thì tỏ ra thận trọng hơn.
Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo, mọi bước đi vội vàng đều có thể trở thành sai lầm, trong khi Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, bất kỳ sự buông lỏng nào trong cuộc chiến chống Covid-19 đều có nguy cơ dẫn tới một làn sóng lây nhiễm thứ 2./.
Thu Hoài
EU đề xuất hỗ trợ 15 tỷ euro giúp các nước nghèo chống dịch COVID-19 Số tiền này sẽ giúp các nước có hệ thống chăm sóc y tế nghèo nàn phần nào khắc phục những tác động do dịch bệnh COVID-19 gây ra cũng như phục hồi kinh tế lâu dài. Y tá đo thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Nairobi, Kenya, ngày 18/3/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN) Liên minh châu Âu (EU) ngày 7/4...