ECB cần tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát
Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) phải tăng lãi suất đến mức bắt đầu hạn chế tăng trưởng kinh tế, trong khi mức lãi suất đỉnh sẽ phụ thuộc vào cách nền kinh tế phản ứng với chu kỳ thắt chặt chính sách nhanh nhất lịch sử của ngân hàng này.
Đồng euro tại một cửa hàng ở Lille, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhận định trên được nhà kinh tế trưởng của ECB Philip Lane đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times vào ngày 17/1.
ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 2,5 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022 trong nỗ lực ngăn chặn lạm phát leo thang ở mức kỷ lục. Nhưng các nhà hoạch định chính sách đã nhấn mạnh họ sẽ cần tăng lãi suất cao hơn nữa để lạm phát – hiện quanh mức 10% – trở lại ngưỡng mục tiêu 2% vào khoảng năm 2025.
Theo ông Lane, ECB hồi năm 2022 có thể nói rằng họ cần đưa lãi suất lên mức bình thường hơn. Nhưng đến hiện tại, ông cho rằng ECB cần đưa chúng lên ngưỡng đủ để hạn chế đà tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Một khi lãi suất đủ cao, ECB sẽ cần phải cân bằng rủi ro giữa việc đưa ra quá nhiều hành động hay thực hiện quá ít biện pháp. Đây có thể là vấn đề kéo dài trong “một hoặc hai năm tới”.
Mặc dù thị trường hiện dự kiến lãi suất tiền gửi chạm đỉnh khoảng 3,3% vào mùa hè năm nay, ông Lane đưa ra một cách tiếp cận thận trọng hơn. Ông cho rằng phản ứng của các công ty, hộ gia đình và chính phủ đối với các động thái của ECB sẽ là yếu tố then chốt.
Nhà kinh tế trưởng của ECB cũng nói rằng các chính phủ Khu vực sử dụng đồng euro ( Eurozone) hiện đang chi quá nhiều cho trợ cấp và sẽ phải đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc chống lạm phát.
Ông nhận định lạm phát sẽ nhanh chóng giảm bớt trong năm nay. Nhưng phần lớn điều này sẽ do “hiệu ứng so sánh cơ sơ”, khi mức tăng của giá xăng thấp hơn hẳn so với số liệu của năm 2022.
Trong phần lớn thập kỷ qua, ECB đã phải đối đầu với lạm phát thấp quá mức. Một số người lập luận rằng do các điều kiện cơ bản không thay đổi nên tốc độ tăng trưởng giá cực thấp vẫn có thể quay trở lại, buộc ECB lại phải cắt giảm lãi suất. Nhưng ông Lane dường như bác bỏ lập luận này, nói rằng những kỳ vọng hiện đang điều chỉnh theo mức tăng trưởng giá cao và lành mạnh hơn.
ECB lần thứ ba tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục để chống lạm phát
Ngày 27/10, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75% lên 2%. Đây là lần tăng lãi suất thứ ba liên tiếp và là lần tăng lớn thứ hai trong lịch sử của ngân hàng này.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong bối cảnh các cơ quan giám sát tiền tệ châu Âu đang phải gồng mình ứng phó với mức lạm phát cao kỷ lục ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), ECB tại cuộc họp ngày 27/10 đã thông báo tiếp tục tăng các mức lãi suất chủ chốt. Cụ thể, ECB tăng lãi suất tiền gửi lên 1,5% và lãi suất tái cấp vốn lên 2%.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết ngân hàng sẽ làm những gì phải làm, đó là việc tăng lãi suất nhằm bảo đảm ổn định giá cả, qua đó hạn chế những thiệt hại cho nền kinh tế.
Trước đó, tại cuộc họp ngày 21/7, ECB đã tăng lãi suất thêm 0,5% ở khu vực Eurozone lần đầu tiên sau 11 năm và tới ngày 8/9, ECB tiếp tục tăng lãi suất 0,75%, mức tăng cao nhất trong một lần của ngân hàng này, trong đó lãi suất tiền gửi tăng từ mức 0% lên 0,75% và lãi suất tái cấp vốn chính được tăng lên 1,25%.
Các biện pháp của ECB được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Eurozone tiếp tục tăng trong tháng 9 lên mức cao kỷ lục. So với cùng kỳ tháng 9/2021, giá tiêu dùng tăng 9,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999.
Dự kiến, ECB có thể tiếp tục tiếp tục xem xét tăng lãi suất trong tháng 12 tới để ứng phó với mức lạm phát cao hiện nay.
Các nhà kinh tế cho rằng việc tăng lãi suất cao hơn là cần thiết để chống lạm phát hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại rằng nền kinh tế vốn đang bị tắc nghẽn nguồn cung và hậu quả của cuộc chiến tranh Ukraine đối với thị trường năng lượng có thể bị chững lại. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) kêu gọi tăng lãi suất hơn nữa. Lãi suất cao hơn rất có thể sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở, đồ nội thất, các mặt hàng tiêu dùng khác, hoặc các dịch vụ giải trí và văn hóa.
Giới chuyên gia kinh tế nhận định nếu việc điều chỉnh chính sách tiền tệ giúp giảm tỷ lệ lạm phát của hàng hóa xuống 1 điểm phần trăm, thì tỷ lệ lạm phát chung sẽ chỉ giảm 0,51 điểm phần trăm.
ECB tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp Ngày 15/12, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, song mức tăng lần này thấp hơn hai lần trước, và dự báo sẽ tiếp tục tăng. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn thông báo của ECB cho biết tăng lãi suất cơ bản trong...