ECB cân nhắc mua thêm trái phiếu vì tác động từ tình hình Ukraine
Thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB), bà Isabel Schnabel, ngày 24/3 cho hay các quan chức sẽ xem xét mở rộng chương trình in tiền tới sau mùa Hè này, nếu nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) rơi vào “suy thoái sâu” vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Đồng Euro tại Dortmund, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bà Schnabel, người có quan điểm “diều hâu” nhất trong số sáu thành viên hội đồng điều hành ECB, cho biết ngân hàng trung ương này đã “bỏ ngỏ” khả năng trên để đề phòng cho trường hợp các sự kiện diễn ra theo chiều hướng xấu hơn đối với khu Eurozone, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt và các nguồn nguyên liệu khác của Nga.
Còn nếu tình hình vẫn trong tầm kiểm soát, ECB sẽ giữ vững quyết định trước đó. Vào đầu tháng 3/2022, ECB cho biết họ sẽ kết thúc kế hoạch kích thích mua trái phiếu vào quý III năm nay, rồi tiến hành đợt tăng lãi suất đầu tiên trong hơn một thập kỷ sau đó. Đông thái trên được đưa ra khi khu vực châu Âu phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng đột ngột.
Video đang HOT
Chia sẻ quan điểm trên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Estonia, ông Madis Mueller cũng cho biết ECB sẽ chỉ mở rộng Chương trình Mua tài sản nếu có “sự thay đổi đáng kể” trong triển vọng lạm phát.
Trong khi đó, ông Mario Centeno, Thống đốc Ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha lại cảnh báo rằng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của ECB cần được thực hiện từng bước và phù hợp vào cuối năm nay.
ECB cho biết họ hy vọng nền kinh tế của Eurozone sẽ vẫn tăng trưởng ngay cả khi khối này áp các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga, hoặc nguồn cung nhiều hàng hóa cạn kiệt và thị trường tài chính bị đình trệ.
Theo dự báo mới đây nhất từ ECB, nền kinh tế Eurozone sẽ tăng 3,7% trong năm nay. Lạm phát của khu vực sẽ cao hơn hoặc bằng mức mục tiêu 2% trong năm nay và năm tới, dù kỳ kịch bản nào xảy ra.
Giới chức ECB lo ngại lạm phát tăng phi mã
Isabel Schnabel - một thành viên của ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - mới đây đã kêu gọi ngân hàng này cân nhắc rút dần các biện pháp kích thích kinh tế trước khi quá muộn để ngăn lạm phát phi mã.
Đồng tiền xu và tiền giấy euro. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong bài phỏng vấn với báo Financial Times đăng trên trang chủ của ECB ngày 15/2, bà Schnabel nhấn mạnh mức lạm phát kỷ lục 5,1% của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 1 vừa qua đã cho thấy rủi ro của việc hành động quá muộn ngày càng lớn và ECB cần đánh giá kỹ lưỡng lại triển vọng lạm phát. Theo bà, đánh giá của ECB cần xét tính đến tác động tương đối khiêm tốn của biến thể Omicron đối với nền kinh tế và xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp có thể khiến lương tăng.
Bà Schnabel nhận định tất cả những yếu tố này chỉ ra rằng lạm phát nhiều khả năng sẽ ổn định quanh mục tiêu 2% trong trung hạn. Để đạt được mục tiêu này, ECB cần xem xét dần bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Tại cuộc họp vào đầu tháng trước, các nhà hoạch định chính sách của ECB đã xác nhận sẽ từng bước thu hẹp chương trình mua lại trái phiếu quy mô lớn, công cụ chống khủng hoảng chính của ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, ECB cũng duy trì lãi suất thấp ở mức kỷ lục.
Tháng 12/2021, ECB đã dự báo giá cả sẽ tăng ở mức 3,2% trong năm 2022 và xu hướng này sẽ giảm dần trong năm. Bà Schnabel cho rằng đến cuối năm nay, nhiều khả năng lạm phát hàng tháng sẽ giảm xuống dưới 2% như ngân hàng này kỳ vọng.
Thời gian qua, lạm phát tăng vọt đã buộc các ngân hàng trung ương như Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất, tạo thêm áp lực cho ECB. Dự kiến ECB sẽ công bố các dự báo kinh tế mới tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 3 tới, với các dự báo lạm phát nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh tăng lên.
Tỷ lệ lạm phát của Eurozone tăng lên mức cao kỷ lục Cơ quan Thống kê châu Âu ngày 30/11 công bố số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 11 này do giá năng lượng tăng mạnh. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Eurostat, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)...