EC ủng hộ trao qui chế ứng cử viên, Ukraine tiến gần hơn tới việc gia nhập EU
Ngày 17/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã tuyên bố ủng hộ trao qui chế ứng cử viên Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine, qua đó giúp nước này tiến thêm một bước trong tiến trình gia nhập khối.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev ngày 16/6. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phát biểu với báo giới cùng ngày, Chủ tịch Ursula von der Leyen của EC, cơ quan điều hành của EU, thông báo EC đề nghị trao qui chế ứng cử viên gia nhập liên minh này cho Ukraine, quốc gia đã nỗ lực tham gia EU từ năm 2014.
Bà Ursula von der Leyen nói: “Ukraine đã thể hiện rõ ràng mong muốn và quyết tâm sống theo các giá trị và tiêu chuẩn châu Âu”. Quyết định trên của EC sẽ mở đường cho các nhà lãnh đạo của các chính phủ thành viên EU xúc tiến các bước đi tiếp theo trong tiến trình kết nạp Ukraine, trước mắt là tại Hội nghị thượng đỉnh của khối ở Brussels vào tuần tới.
Phản ứng trước động thái trên, Điện Kremlin tuyên bố việc EU trao qui chế ứng cử viên cho Ukraine khiến Moskva phải lưu tâm hơn. Hồi đầu tháng 4, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Moskva không phản đối Ukraine gia nhập EU, song NATO thì không.
Trước tiên, Ủy ban đề xuất với Hội đồng châu Âu rằng Ukraine được trao triển vọng châu Âu, và thứ hai, Ukraine được trao tư cách ứng cử viên. Tất nhiên, cần hiểu rằng nước này sẽ thực hiện một số cải cách ý nghĩa hơn nữa”. Bà von der Leyen nhấn mạnh Ukraine vẫn cần thực thi những công việc quan trọng trong những lĩnh vực như pháp quyền và cuộc chiến chống tham nhũng.
Theo trang euronews, EC cũng đồng ý trao qui chế ứng cử viên EU cho Moldova. Tuy nhiên, cơ quan này phản đối trao qui chế đó cho Gruzia cho tới khi nước này đáp ứng được một số điều kiện.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macronngày 16/6 cho biết 4 lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang có mặt tại thủ đô Kiev của Ukraine ủng hộ ý tưởng “ngay lập tức” trao quy chế ứng cử viên EU cho Ukraine.
Trong ảnh (từ trái sang): Tổng thống Romania Klaus Iohannis, Thủ tướng Italy Mario Draghi, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 16/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Ông Macron đưa ra bình luận trên tại buổi họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Romania Klaus Iohannis. Tổng thống Pháp khẳng định: “Cả 4 chúng tôi ủng hộ trao quy chế ứng cử viên EU ngay lập tức cho Ukraine”. Ông Macron cũng thông báo Pháp sẽ tăng cường hỗ trợ vũ khí cho Ukraine.
Thủ tướng Scholz nêu rõ Đức ủng hộ “một quyết định tích cực có lợi cho Ukraine”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Ukraine nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển (G7) ở Bayern (Đức) vào cuối tháng này. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu nhà lãnh đạo Ukraine có rời Kiev tới Đức tham dự hay chỉ dự hội nghị qua hình thức trực tuyến.
4 nhà lãnh đạo EU đã đến thủ đô Kiev ngày 16/6 trong chuyến thăm đầu tiên của họ tới Ukraine kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine hồi cuối tháng 2. Cùng ngày, theo hãng tin Interfax, trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky tuyên bố Moskva sẵn sàng tái khởi động cuộc đàm phán hòa bình với Kiev, nhưng chưa nhận được phản hồi về đề xuất này.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, hai bên đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán để giải quyết xung đột, trong đó có cả cuộc đàm phán cấp cao của phái đoàn hai nước tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Tuy nhiên, tiến trình đàm phán hiện đã bị đình trệ.
Ngày 16/6, Điện Kremlin bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Italy sẽ nhân chuyến công du Ukraine để thảo luận về các vấn đề khác ngoài việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ông Dmitry Peskov nhấn mạnh các nhà lãnh đạo EU nên tận dụng cuộc gặp của họ với Tổng thống Zelensky để có được “cái nhìn thực tế” về các vấn đề hiện nay.
Ông Peskov nhấn mạnh: “Tôi hy vọng rằng lãnh đạo ba nước này và Tổng thống Romania (Klaus Iohannis) sẽ không chỉ tập trung vào vấn đề hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp thêm vũ khí cho Kiev”. Ông cho rằng vì điều đó sẽ “hoàn toàn vô ích và gây thiệt hại thêm cho Ukraine”. Điện Kremlin cảnh báo sẽ có hành động đáp trả những động thái này của phương Tây.
Câu chuyện sau chuyến tàu đêm đưa lãnh đạo 3 nước dẫn đầu châu Âu tới Ukraine
Thủ tướng Đức cùng các nhà lãnh đạo của Pháp và Italy đã tới thủ đô Kiev của Ukraine bằng một chuyến tàu đêm.
Chuyến đi như vậy rất nguy hiểm và đặt ra thách thức về an ninh. Nhưng các nhà lãnh đạo EU dường như có rất ít lựa chọn thay thế cho việc di chuyển bằng tàu hỏa. Và điều tối quan trọng là phải giữ bí mật trong suốt cuộc hành trình để tránh nguy cơ bị tấn công.
Từ trái sang phải: Thủ tướng Italy Mario Draghi, Tổng thống Ukraine Zelensky, Tổng thống Pháp Macron, và Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc họp báo chung ngày 16/6 tại Kiev. Ảnh: AP
Rất ít lựa chọn thay thế
Mặc dù quân đội Nga đã rút khỏi thủ đô Kiev nhưng vẫn khó có thể đến nơi đây bằng các phương tiện khác ngoài đường sắt. Không phận Ukraine đã bị đóng cửa kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 vừa qua. Nhiều tuyến đường bộ vẫn chưa thể tiếp cận được do giao tranh diễn ra ác liệt.
Do đó, đường sắt trở thành phương tiện tốt nhất để đưa các chính trị gia từ khắp nơi trên thế giới đến Kiev. Chuyến công du lịch sử đầu tiên của 3 nhà lãnh đạo hàng đầu EU diễn ra sau chuyến thăm của các chính trị gia hàng đầu EU, gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Ukraine. Một số chính trị gia Đức trong đó có Ngoại trưởng Annalena Baerbock và lãnh đạo phe đối lập Friedrich Merz cũng đã tới Ukraine.
Hồi tháng 3 vừa qua, khi cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài sang tuần thứ 3, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki và Phó Thủ tướng nước này, ông Jaroslaw Kaczynski, đã đi tàu hỏa cùng các nhà lãnh đạo Slovenia và Cộng hòa Séc tới Kiev. Bức ảnh họ chăm chú nhìn bản đồ Ukraine đã lan truyền rộng rãi ở thời điểm đó. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh quân đội Nga đã tiến vào thủ đô Kiev, cố gắng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của họ từ phía Bắc và phía Tây. Thành phố đã bị rung chuyển bởi các trận pháo kích lớn và có nguy cơ bị bao vây.
Hành trình nguy hiểm
Mặc dù hiện tại giao tranh ở Ukraine chủ yếu diễn ra tại khu vực Donbass ở miền Đông, nhưng hành trình đến Kiev bằng tàu hỏa không phải không tiềm ẩn những rủi ro. Các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga liên tục dội xuống các đường ray, các cây cầu và nhà ga, nhằm làm gián đoạn dòng chảy vũ khí của phương Tây vào Ukraine.
Khi các chính trị gia nước ngoài đến Kiev bằng tàu hỏa, họ thường lên tàu Ukraine ở chặng cuối cùng của hành trình, từ phía biên giới Ba Lan, vì các ray đường sắt ở châu Âu và Ukraine có kích cỡ khác nhau. Các phái đoàn thường được nhân viên an ninh quốc gia của họ và nhân viên an ninh Ukraine tháp tùng.
Mạng lưới đường sắt Ukraine vẫn hoạt động trong chiến tranh. Ảnh: AP
Bí mật không phải lúc nào cũng được giữ kín
Việc giữ bí mật cho các chuyến đi là điều quan trọng hàng đầu nhằm đảo bảo an toàn cho các chính trị gia. Chuyến thăm Ukraine của Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin chỉ được công bố sau khi đã hoàn thành.
Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Morawiecki đã bị chỉ trích khi thông báo về chuyến thăm của ông trong lúc đang trên đường tới Kiev. Phát biểu với CNN, Chủ tịch công ty đường sắt Ukraine Oleksandr Kamyshin cho rằng, việc thể hiện tình đoàn kết với Ukraine là điều rất đáng hoan nghênh, nhưng nhà lãnh đạo Ba Lan đã có chút vội vã khi công bố sớm như vậy. Kể từ xung đột nổ ra, ông Kamyshin và các đồng nghiệp của ông đã phải nỗ lực rất nhiều để đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu.
Chuyến thăm của thủ tướng Anh Boris Johnson đến Ukraine cũng bị hoãn lại nhiều lần vì lý do an ninh. Và công chúng hầu như không biết đến chuyến thăm này cho đến khi Đại sứ quán Ukraine ở London công bố bức ảnh ông Johnson gặp ông Zelensky khi ở Kiev.
Thu xếp nơi ăn chốn ở
Nhưng ngay cả khi chuyến thăm được giữ kín, công ty đường sắt tại Ukraine không thể đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối cho các chính khách VIP của minh. Tuy vậy, công ty sẽ cố gắng giúp họ có được chuyến đi thoải mái nhất trong khả năng có thể.
Theo một số nguồn tin, các chính khách đến Ukraine bằng tàu hỏa sẽ ở trong các toa tàu sang trọng từng được đóng vào năm 2014 để phục vụ cho những khách hàng hạng sang. Nhiều toa tàu khác sử dụng từ thời Liên Xô đã được hiện đại hóa cách đây vài năm. Một số có giường cỡ King và TV màn hình phẳng. Chúng có những chiếc ghế bọc da, có thể được sử dụng làm phòng họp.
Tuy nhiên, lãnh đạo phe đối lập thuộc đảng Bảo thủ Đức Friedrich Merz đã tới thăm Kiev trên một toa tàu giường nằm hạng nhất chứ không phải toa VIP. Dẫu sao thì điều này vẫn thoải mái hơn rất nhiều so với những toa có giường nằm bằng gỗ.
Khi đến nơi, các chính trị gia chỉ dành một vài giờ ở Kiev, gặp Tổng thống Zelensky, đi thăm các vùng ngoại ô bị tàn phá bởi chiến tranh và có thể thưởng thức một bữa ăn. Sau đó, họ sẽ thực hiện hành trình đi bằng đường sắt để trở về./.
Châu Âu sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu và xe tăng cho Ukraine Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 16/6 cho biết, các nước phương Tây đã nhất trí không cung cấp máy bay chiến đấu và xe tăng cho Ukraine để tránh chiến tranh với Nga. Hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine dẫn lời ông Macron cho biết: "Đó gần như là quan điểm chính thức của các thành viên trong NATO. Chúng tôi giúp...