EC kết luận sơ bộ Apple Store vi phạm quy định về cạnh tranh kỹ thuật số
Hãng công nghệ Apple có nguy cơ bị phạt hàng tỷ euro sau khi Ủy ban châu Âu (EC) xác định kho ứng dụng App Store của nhà sản xuất iPhone vi phạm các quy tắc cạnh tranh kỹ thuật số của khối này.
Biểu tượng của Apple ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 24/6, EC cho biết đã gửi thông báo cho Apple về kết luận sơ bộ cuộc điều tra được tiến hành từ tháng 3/2024, theo đó cho rằng các quy định của App Store ngăn cản các nhà phát triển ứng dụng tự do hướng người dùng đến các kênh nội dung thay thế.
Đây là một diễn biến mới trong cuộc chiến ngày càng gay gắt giữa gã khổng lồ công nghệ Mỹ và Brussels về Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) mới của EU.
Ngày 21/6, Apple thông báo sẽ hoãn triển khai ở châu Âu các tính năng Trí tuệ nhân tạo (AI) được hãng này công bố gần đây, do những yếu tố “không chắc chắn về quy định” liên quan đến DMA.
DMA được EC xây dựng nhằm kiểm soát các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, trong đó có Apple, bằng cách buộc các công ty này phải mở cửa cho cạnh tranh trong khối EU gồm 27 quốc gia.
Video đang HOT
Đối với Apple, các quy định mới của EU là một thách thức đáng kể đối với hệ sinh thái khép kín của công ty này. Apple cho rằng DMA tạo ra những rủi ro lớn hơn về quyền riêng tư và bảo mật đối với người dùng.
Đây là lần đầu tiên EC đưa ra cáo buộc chính thức chống lại một công ty công nghệ theo các quy tắc mới, sau khi tiến hành các cuộc điều tra DMA đầu tiên vào Apple, Google và Meta hồi tháng 3. Dự kiến, EC có sẽ kết luận sau cùng vào cuối tháng 3/2025 và nếu kết luận sau này không có gì thay đổi sẽ mở đường cho việc đưa ra các mức xử phạt.
Apple hiện có thể truy cập vào hồ sơ điều tra của Ủy ban và phản hồi trước những kết luận sơ bộ nói trên. Trong tuyên bố ngày 24/6, Apple cho biết hãng đã thực hiện một số thay đổi để tuân thủ các quy tắc theo phản hồi từ các nhà phát triển và cơ quan quản lý của EU trong những tháng qua, và sẽ tiếp tục lắng nghe và hợp tác với EC.
Theo luật mới, Ủy ban có quyền phạt tới 10% tổng doanh thu toàn cầu của một công ty. Con số này có thể lên tới 20% đối với những công ty tái phạm.
Tổng doanh thu của Apple trong năm đến tháng 9/2023 là 383 tỷ USD (358 tỷ euro). EU cũng có quyền chia tách các công ty, nhưng đây là phương sách cuối cùng.
EC cho biết theo các quy tắc của DMA, Apple phải cho phép các nhà phát triển phân phối ứng dụng thông qua App Store, được thông báo cho người dùng, miễn phí dịch vụ hoặc về các lựa chọn mua hàng rẻ hơn thay thế, hướng người sử dụng đến các ưu đãi đó và cho phép người sử dụng mua hàng.
Theo kết quả điều tra của EC, cơ quan quản lý cạnh tranh của EU xác định Apple Store đã không tuân thủ quy tắc này.
Trên thực tế, ngay cả trước khi DMA có hiệu lực, hồi tháng 3 vừa qua, EC đã quyết định phạt Apple 1,8 tỷ euro (1,9 tỷ USD) sau khi đưa ra kết luận tương tự trong cuộc điều tra vào năm 2020 sau khi nhận được khiếu nại từ nhà cung cấp dịch vụ âm nhạc trực tuyến Spotify của Thụy Điển. Apple đã bác bỏ các kết quả điều tra và kháng cáo khoản tiền phạt tại các tòa án EU vào tháng trước.
Apple cũng đang bị điều tra về việc liệu công ty có cho phép người dùng dễ dàng gỡ cài đặt ứng dụng trên hệ điều hành iOS hay không, cũng như thiết kế của màn hình lựa chọn trình duyệt web.
DMA buộc các công ty kỹ thuật số lớn nhất phải cung cấp màn hình lựa chọn cho trình duyệt web và công cụ tìm kiếm để cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn.
Công ty mẹ của Google là Alphabet cũng như các công ty Amazon, Meta, Microsoft và chủ sở hữu TikTok là ByteDance cũng phải tuân thủ DMA. Công ty du lịch trực tuyến Booking.com cần tuân thủ quy định này từ cuối năm nay.
Apple bắt đầu sản xuất iPhone 14 ở Ấn Độ
Ngày 26/9, tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ thông báo đã bắt đầu sản xuất dòng điện thoại iPhone 14 mới tại Ấn Độ.
Ảnh: Reuters
Thông báo trên được đưa ra chưa đầy ba tuần sau khi Apple ra mắt dòng điện thoại thông minh iPhone 14, 14 Pro và 14 Plus.
Tờ Bloomberg đưa tin Apple đã làm việc với các nhà cung cấp để tăng cường sản xuất ở Ấn Độ. Đây là một động thái nhằm chuyển dịch hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
"Dòng sản phẩm iPhone 14 mới giới thiệu các công nghệ mới đột phá và các tính năng an toàn quan trọng. Chúng tôi rất vui mừng được sản xuất iPhone 14 tại Ấn Độ", Apple cho biết trong một tuyên bố.
Apple, vốn sản xuất phần lớn sản phẩm iPhone ở Trung Quốc, đang tìm kiếm các giải pháp thay thế. Tập đoàn công nghệ Foxconn, nhà sản xuất chính của iPhone, đã nghiên cứu quy trình vận chuyển linh kiện từ Trung Quốc, cũng như lắp ráp iPhone 14 tại nhà máy ở thành phố Chennai, miền nam Ấn Độ.
Các nhà phân tích tại J.P.Morgan dự đoán Apple sẽ chuyển khoảng 5% sản lượng iPhone 14 từ cuối năm 2022 sang Ấn Độ - thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Đến năm 2025, hãng này có thể sản xuất 25% điện thoại iPhone tại Ấn Độ.
Một báo cáo của hãng tin Bloomberg (Mỹ) hồi đầu tháng cho biết tập đoàn Tata Group của Ấn Độ đang đàm phán để thành lập liên doanh lắp ráp iPhone tại đây.
Apple thua vụ kiện tập thể ở Anh liên quan phí App Store Ngày 11/4, tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ đã thua trong vụ kiện tập thể trị giá 785 triệu bảng Anh (979 triệu USD), được đệ trình ở London (Anh) thay mặt hơn 1.500 nhà phát triển ứng dụng liên quan đến chính sách thu phí App Store. Biểu tượng App store của Apple. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là một trong số những...