EC cảnh báo siết chặt thêm việc xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 8/3 cảnh báo EU có thể có thêm những biện pháp cứng rắn liên quan đến việc cấm xuất khẩu vaccine phòng COVID-19 sau khi Italy chặn lô hàng vận chuyển vaccine tới Australia hồi tuần trước.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 26/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trả lời phỏng vấn tạp chí Tuần Kinh tế (WIWO) của Đức, Chủ tịch EC von der Leyen đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích hãng dược phẩm AstraZeneca, đồng thời bảo vệ cho lệnh cấm xuất khẩu vaccine của EU. Bà nêu rõ: “EU sẽ không tiếp tục là vật tế thần nữa. Trong thời gian từ tháng 12/2020-3/2021, AstraZeneca mới chỉ bàn giao cho EU dưới 10% lượng hàng đã đặt”. Theo bà, do AstraZeneca chậm tiến độ giao hàng nên hồi tháng 1/2021, EC đã thông qua cơ chế xuất khẩu minh bạch, theo đó, các công ty phải đăng ký xuất khẩu vaccine sang các nước thứ 3 và phải được các quốc gia thành viên chấp thuận cùng với sự tham vấn EU.
Cơ chế xuất khẩu của EU đã gây tranh cãi trong khối, do nhiều ý kiến lo ngại điều này có thể ảnh hưởng tới vấn đề tự do thương mại của EU. Tuy nhiên, theo Chủ tịch EC, cơ hội xuất khẩu sẽ rộng mở nếu các công ty giữ đúng hợp đồng đã ký kết. Bà cho biết 95% đơn hàng xuất khẩu cho đến nay thuộc về sản phẩm của BioNTech/Pfizer, loại vaccine sản xuất tại châu Âu vốn đã được chuyển tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Video đang HOT
Về lý do chậm trễ trong việc giao vaccine cho EU, theo Chủ tịch EC, AstraZeneca đã không sản xuất đủ vaccine trước khi được phê duyệt như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bà cũng thừa nhận châu Âu chưa quan tâm đầy đủ tới việc xây dựng các cơ sở sản xuất và đánh giá thấp quy trình sản xuất. Bà cũng cho rằng để đẩy nhanh việc phê duyệt vaccine, EC sẽ phải rút ngắn quy trình theo cơ chế phê duyệt khẩn cấp, song đây sẽ là tiến trình phức tạp liên quan tới pháp lý.
Tuần trước, Italy lần đầu tiên ngăn chặn việc xuất lô hàng 250.700 liều vaccine AstraZeneca tới Australia, viện dẫn lý tình trạng khan hiếm vaccine ở Italy cũng như EU, việc AstraZeneca chậm giao hàng cho EU cũng như việc Australia chưa cấp thiết cần vaccine. Trong khi đó, các nhà sản xuất vaccine khác đang nỗ lực để có thể cung cấp vaccine cho EU.
Theo Chủ tịch EC, sau giai đoạn trục trặc ban đầu, các công ty BioNTech và Pfizer đã có quy trình sản xuất ổn định và đang nỗ lực để đạt mục tiêu giao hàng trong quý I/2021 cho EU. Bà von der Leyen cũng bày tỏ kỳ vọng EU có thể nhận được 100 triệu liều mỗi tháng từ tháng 4 tới, với tổng cộng khoảng 300 triệu liều vào cuối tháng 6, khi năng lực sản xuất của các công ty được nâng cao cũng như việc có thêm vaccine được EU cấp phép sử dụng.
Theo các số liệu chính thức, EU với số dân khoảng 446 triệu người đến nay đã nhận được tổng cộng 51,5 triệu liều vaccine. Hiện có 3 loại vaccine đã được EU cấp phép sử dụng, gồm vaccine của BioNTech/Pfizer, AstraZeneca và Moderna.
Indonesia có khả năng miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 25/2, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan cho biết chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 cho 500.000 người/ngày vào tháng 3 và 700.000 người/ngày vào tháng 4.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Nếu đạt được mục tiêu này, sẽ có 70 triệu người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 7 tới, giúp Indonesia đạt được miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần.
Hiện nay, một số nhóm đối tượng đã được tiêm phòng COVID-19 như lực lượng quân đội nên miễn dịch cộng đồng đã bắt đầu hình thành. Indonesia có 13/34 tỉnh chiếm 83% số người mắc COVID-19. Trong thời gian tới, chính quyền sẽ tính đến hiệu quả của việc tiêm chủng, trong đó tăng cường tập trung vào các tỉnh đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.
Cũng theo Bộ trưởng Luhut, Chính phủ Indonesia đang nhắm đến một số tỉnh, lĩnh vực đặc biệt được coi là có đóng góp cho nền kinh tế, cũng như tạo ra một khu vực xanh trong các địa điểm đã tiến hành tiêm chủng như thành phố Bali để hút khách du lịch. Tính đến ngày 24/2, Indonesia đã tiêm phòng cho 825.650 người.
Theo thông báo của Bộ Y tế Indonesia, trong ngày 25/2, nước này ghi nhận thêm 8.493 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.314.634 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 264 người lên 35.518 người.
* Tại châu Âu, giới chức Hungary thông báo nước này dự kiến sẽ nhận được tổng cộng 1 triệu liều vaccine Sinopharm của Trung Quốc vào tháng 3 và tháng 4, và thêm 3,5 triệu liều vào tháng 5 tới.
Hungary đã bắt đầu tiêm phòng cho người dân bằng vaccine của Sinopharm sau khi nhận được lô hàng đầu tiên gồm 550.000 liều vào tuần trước, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) sử dụng vaccine do Trung Quốc sản xuất.
Dự kiến các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp trong ngày 25/2 để đẩy nhanh công tác sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19 nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các biến thể mới có thể dẫn đến làn sóng dịch bệnh thứ ba trên khắp châu lục. Các quan chức EU sẽ cân nhắc cách thức để duy trì cân bằng giữa các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch với việc mở cửa biên giới để thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ tại thị trường chung này. Mặc dù tỷ lệ ca nhiễm đang có xu hướng giảm đi tại khoảng 20 nước thành viên, song vẫn có nhiều quan ngại về làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh biến thể phát hiện tại Anh đang lây lan và có nguy cơ thành chủng chính tại khu vực.
Trong khi đó, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge xác nhận tổ chức này đang làm việc với Ủy ban châu Âu (EC) để phối hợp trong việc viện trợ vaccine đến các nước khác trong khu vực. Áo sẽ là quốc gia chịu trách nhiệm điều phối số hàng viện trợ này.
Xuất hiện biến thể mới ở New York có thể làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19 Một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh chóng ở thành phố New York và mang một đột biến đáng lo ngại có thể làm suy yếu hiệu quả của vaccine. Biến thể mới được gọi là B.1526 này lần đầu tiên xuất hiện trong các mẫu bệnh phẩm thu thập được ở thành phố New York vào tháng 11....